Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả?
Chứng chỉ chuyên môn quốc tế không còn quá xa lạ với những nguồn lực lao động trẻ tại Việt Nam. Trong đó, ACCA ngày càng trở nên được ưa chuộng bởi các nhà tuyển dụng của các tập đoàn và công ty đa quốc gia bởi những ưu điểm và tính linh hoạt của chứng chỉ chuyên môn này đem lại cho học viên. Tuy nhiên, con đường chinh phục chứng chỉ ACCA không đơn giản.
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả?
Đây luôn là câu hỏi mà bất kỳ học viên nào cũng đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu và chọn ACCA trong con đường nghề nghiệp chuyên nghiệp của mình. Cùng FTMS tìm hiểu và xây dựng một lộ trình học ACCA hiệu quả sau nhé!
Khi nào nên bắt đầu học ACCA?
Theo chia sẻ của các giảng viên tại FTMS thì “Câu trả lời là càng sớm càng tốt. Bạn bắt đầu càng sớm và hoàn thành càng nhanh chương trình ACCA thì lợi thế cạnh tranh của bạn càng cao. Có nhiều bạn sinh viên khi vừa tốt nghiệp đã hoàn thành 9 môn Fundamentals.
Một số bạn e ngại về khả năng tiếng Anh của mình liệu có theo kịp chương trình học ACCA hay không?
Bạn đừng quá lo lắng vì kỹ năng cần chủ yếu là đọc hiểu, trong quá trình học trên lớp, giảng viên hỗ trợ bạn và việc luyện tập giải bài tập hàng ngày sẽ giúp thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành không còn khó khăn. Ngoài ra, việc học các môn cơ bản ACCA F2, F3 cũng sẽ là cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng Tiếng Anh chuyên ngành của mình. Đừng chần chừ, đừng trì hoãn vì cách tốt nhất để bạn vượt qua những hạn chế của bản thân là đối diện với nó.
Nên bắt đầu học ACCA từ môn nào vì khối ngành kinh tế được miễn các môn F đầu?
Khi xây dựng 1 tòa nhà, giai đoạn tạo nền móng vững chãi luôn là giai đoạn được chú trọng nhất. Lộ trình học ACCA cũng vậy, 3 môn cơ bản đầu tiên ACCA F1, F2, F3 là 3 môn nền tảng vô cùng quan trọng làm tiền đề cho các môn học tiếp theo ở cấp độ kỹ năng và cấp độ chuyên nghiệp. Nhiều bạn vội vàng muốn đốt cháy giai đoạn vì nghĩ rằng mình được miễn nên bỏ qua các môn F đầu, do đó gặp rất nhiều khó khăn khi theo học các môn tiếp theo.
Cũng là kế toán quản trị (F2) và Kế toán tài chính (F3) nhưng chương trình học ACCA theo chuẩn mực quốc tế IFRS thay vì chuẩn mực VAS và lượng kiến thức rất rộng, sâu, khá cao đối với nội dung đang được giảng dạy trong các trường đại học tại Việt Nam. Đối với ACCA F1 là môn học nhập môn đối với người làm kế toán với các kiến thức chung về kinh doanh, bạn nên tự đọc tài liệu. Với ACCA F2, F3, tốt nhất bạn nên đến các trung tâm đào tạo có giảng viên hướng dẫn và tập trung học thật kỹ để đảm bảo kiến thức nền tảng của mình không bị những sai lệch không đáng có. Ngoài ra, khi hoàn thành Knowledge Module: F1, F2, F3 và Foundations in Professionalism Module, bạn còn nhận được chứng nhận đầu tiên của ACCA: Diploma in Accounting and Business.
Sau khi học các môn F đầu, bạn có phải học theo thứ tự các môn F tiếp theo?
Câu trả lời là không! Bạn có thể chọn bất kỳ môn học nào trong 5 môn F4, F5, F6, F7, F8 để học vì các môn học này là những môn riêng biệt. Một điểm lưu ý là môn F9 là môn nâng cao của F5, do đó, bạn nên chọn học và thi môn F9 sau khi đậu F5 sẽ hiệu quả nhất! Các môn P (Professional) tất nhiên là cần hoàn thành sau khi các bạn hoàn tất Level Foundation. Trong đó, hai môn SBL và SBR là bắt buộc. Hai môn P còn lại các bạn có quyền tự chọn 2/4 môn P4, P5, P6, P7 để học và thi.
Nhóm các môn học liên quan trong chương trình ACCA?
ACCA có các môn liên quan trực tiếp với nhau nên sau khi học xong F1, F2, F3, mọi người thường học các môn theo nhóm bên dưới để đạt hiệu quả học tập tốt nhất.
Financial Accounting | ACCA F3 – Financial Accounting |
ACCA F7 – Financial Reporting | |
ACCA P2 – Corporate Reporting | |
Management Accounting | ACCA F2 – Management Accounting |
ACCA F5 – Performance Management | |
ACCA P5 – Advanced Performance Management | |
Tax and Compliance | ACCA F4 – Corporate and Business Law |
ACCA F6 – Taxation | |
Financial Management | ACCA F9 – Financial Management |
ACCA P4 – Advanced Financial Management | |
Auditing | ACCA F8 – Audit and Assurance |
ACCA P7 – Advanced Audit and Assurance | |
Business Accountancy | ACCA F1 – Accountant in Business |
ACCA P3 – Business Analysis | |
Ethics and Governance | ACCA P1 – Governance, Risk and Ethics |
Các kỳ thi của ACCA quy định thế nào?
ACCA không quy định thời hạn hoàn thành các môn F (từ F1-F9). Học viên có thể đăng ký thi nhiều môn mỗi kỳ để hoàn tất nhanh hơn (tối đa 4 môn/kỳ và 8 môn/năm). Tuy nhiên học viên có 7 năm để hoàn thành cấp độ Professional (5 môn P) kể từ ngày thi đậu môn P đầu tiên. Nếu chưa hoàn thành trong thời gian này, học viên phải thi lại các môn P đã pass quá 7 năm về trước.
FTMS hy vọng bạn sẽ lập được một kế hoạch phù hợp và đạt được kết quả học tập như kỳ vọng.
Có thể bạn sẽ thích
-
Bản tin IFRS: Điểm sửa đổi của Chuẩn mực Kế toán Quốc tế 16 – Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 16 Tài sản cố định hữu hình đã có nhiều sửa đổi đáng lưu ý và có thể có tác động đáng kể đến các doanh nghiệp.
-
Sự khác biệt giữa IFRS VÀ VAS (phần 1)
Hãy cùng FTM Việt Nam tìm hiểu một số điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) nhé!
-
Quy trình quyết toán thuế TNDN nhanh chóng và tiện lợi
Mọi kế toán đều cần thực hiện quyết toán thuế TNDN thường kỳ. Vậy thủ tục và quy trình quyết toán thuế doanh nghiệp như thế nào.
-
Tìm hiểu về chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA
CMA được xem như chuẩn mực toàn cầu cho các nhà quản trị tài chính và kế toán quản trị và là sự chuẩn bị tốt nhất để trở thành CFO.
-
Nên học CerIFR hay Chuyển đổi VAS sang IFRS
Nên học CerIFR hay Chuyển đổi VAS sang IFRS là câu hỏi mà không ít anh/chị đang làm việc trong ngành kế toán tài chính quan tâm.
-
4 lý do nên bắt đầu với hai môn ACCA nền tảng MA/F2 – FA/F3
Mời các bạn cùng khám phá một báo cáo P/L và phương thức phân tích P/L hiệu quả giúp tìm ra những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
-
6 Lý do CFA tạo nên “cơn sốt” khiến nhiều người theo đuổi
Kiến thức tài chính chuyên sâu, trải rộng của CFA từ lâu là tấm vé vàng thăng tiến trong các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
-
16 việc bạn cần làm trước khi lập Báo cáo Tài chính
Mời các bạn cùng FTMS tìm hiểu 16 công việc cần làm trước khi lập Báo cáo tài chính để có một báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất.
-
8 lý do khẳng định tầm quan trọng của IFRS
Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong BCTC ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài.
Bình luận