Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

Đăng ký ngay

    Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

    Đăng ký ngay

      a

      FTMS Việt Nam

        /  Kiến thức   /  So sánh chương trình nghề nghiệp: ACCA, CFA, CIMA VÀ CMA 
      Một số chuyên gia tài chính tin rằng đây là lúc chúng ta có thể đặt cược vào tài chính xanh để xây dựng kinh tế trên một nền tảng công bằng hơn.

      So sánh chương trình nghề nghiệp: ACCA, CFA, CIMA VÀ CMA 

      Các chương trình nghề nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Tài chính & Quản trị như ACCA, CFA, CIMACMA Hoa Kỳ đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu nhưng vẫn có rất nhiều bạn bối rối và băn khoăn không biết lựa chọn học chương trình nào để phù hợp với mình. Câu trả lời còn tuỳ thuộc vào định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào và cụ thể hơn là bạn muốn làm công việc gì trong tương lai? 

      So sánh ACCA, CFA, CIMA và CMA

      Hãy xem bảng so sánh giữa ACCA, CFA, CIMA và CMA (Hoa Kỳ) sau đây để chọn lựa chương trình học phù hợp cho mình nhé. 

      BẢNG SO SÁNH ACCA, CFA, CIMA VÀ CMA 

        ACCA  CFA  CIMA  CMA 
      Tên đầy đủ  The Association of Chartered Certified Accountants  The Chartered Financial Analyst  Chartered Institute of Management Accountants  Certified Management Accountant 
      Sự công nhận trên toàn cầu (số liệu được cập nhật vào năm 2021)  Bằng ACCA được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc – thành lập năm 1904. Hiệp hội ACCA là tổ chức nghề nghiệp về kế toán, tài chính và kiểm toán quốc tế với hơn 219.000 hội viên và 527.000 học viên ở 179 quốc gia. Ở Việt Nam, các chương trình chuyên nghiệp của ACCA đã được bộ Tài chính Việt Nam công nhận.  CFA là chương trình nghề nghiệp của Viện CFA Hoa Kỳ – thành lập năm 1947. Viện CFA là tổ chức nghề nghiệp về đầu tư tài chính với hơn 167.000 hội viên ở trên 165 quốc gia. Khi thí sinh thi đỗ level 1 và 2 của chương trình CFA, thí sinh sẽ được bộ Tài chính Việt nam cho phép miễn thi một số chứng chỉ hành nghề liên quan đến đầu tư tại Việt Nam. Vui lòng nhấn vào đây để biết thêm chi tiết về quy định này.  Bằng CIMA được cấp bởi Hiệp hội kế toán Quản trị Anh Quốc – thành lập năm 1919. Hiệp hội CIMA là tổ chức nghề nghiệp về kế toán quản trị quốc tế với hơn 650.000 hội viên và học viên ở 180 quốc gia.  Được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA – thành lập từ năm 1919. Hiện có hơn 125.000 hội viên IMA từ 150 quốc gia. Trong đó hơn 70.000 hội viên CMA đã được chứng nhận, và số này tiếp tục tăng thêm trung bình 4.000 hội viên mỗi năm. 
      Loại bằng cấp / chứng chỉ  Bằng nghề nghiệp chuyên môn Tổng hợp về Tài chính Kế toán (General certifications for technical accounting knowledge)  Chứng chỉ chuyên môn chuyên ngành Tài chính Kế toán (Specialized professional certifications) 
      Thời gian hoàn tất trung bình  1,5 đến 2,5 năm Thời gian trung bình hoàn tất 1 môn từ 2 – 3 tháng. Học viên được thi tối đa 4 môn/kỳ thi và tối đa 8 môn/năm  1,5 đến 2 năm Mỗi khóa học luyện thi kéo dài 5 – 6 tháng cho 1 cấp độ  Tuỳ vào số môn được miễn Học viên có thể được miễn môn dựa trên kinh nghiệm làm việc hoặc kết quả học tập của các chương trình trước. Tuỳ theo số lượng các môn mà học viên cần học và thi mà có thời gian hoàn tất khác nhau.  6 – 8 thángVới 218 giờ học và ôn tập tại FTMS TP.HCM cho cả 2 học phần 
      Định hướng nội dung  Chương trình ACCA bao gồm 13 môn học xoay quanh các nội dung chính là Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kiểm toán, Thuế, Luật, Phân tích kinh doanh & Quản trị tài chính  Chương trình CFA bao gồm 3 cấp độ tập trung vào Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp đầu tư, Các công cụ để ra quyết định đầu tư như Xác suất thống kê, Kinh tế học, Phân tích báo cáo tài chính, Tài chính doanh nghiệp và Các sản phẩm đầu tư như Cổ phiếu, Trái phiếu, Các sản phẩm dẫn xuất (kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi), Các sản phẩm đầu tư khác: quỹ, kim loại quý, bất động sản, hàng hóa….và Quản lý danh mục đầu tư  Chương trình CIMA bao gồm 16 môn tập trung vào Quản lý doanh nghiệp (quản lý hoạt động, nhân sự, marketing, mối quan hệ, dự án, thay đổi…); Quản lý kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và Quản lý tài chính doanh nghiệp CIMA có chương trình miễn giảm môn linh hoạt dựa trên (1) kinh nghiệm làm việc như CGMA CPP Strategic (dành cho anh/chị ≥ 10 năm kinh nghiệm làm việc), C-SEP (dành cho anh/chị ≥ 5 năm kinh nghiệm làm việc) và (2) kết quả học tập ở các chương trình trước như Professional/Master’s gateway, VACPA, CPA Úc hoặc tốt nghiệp đại học    Chương trình CMA gồm 2 học phần chính, gồm (1) Hoạch định tài chính, Quản trị hoạt động & Phân tích với các nội dung về Quyết định công bố Báo cáo Tài chính, Lập Kế hoạch, Ngân sách và Dự báo, Quản trị Kết quả Hoạt động, Quản trị Chi phí, Kiểm soát Nội bộ, Công nghệ và Phân tích và (2) Quản trị tài chính chiến lược gồm các nội dung Phân tích Báo cáo Tài chính, Tài chính Doanh nghiệp, Phân tích Quyết định, Quản trị Rủi ro, Quyết định Đầu tư và Đạo đức Nghề nghiệp 
      Điều kiện để trở thành hội viên  Hoàn tất 13 môn ACCA (thi đậu hoặc được miễn giảm) 36 tháng kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính & kiểm toán. Kinh nghiệm này có thể tích lũy trước, trong hoặc sau khi hoàn tất các kỳ thi ACCA. Hoàn tất bài kiểm tra đạo đức nghề nghiệp trực tuyến.  Hoàn tất kỳ thi của 3 cấp độ Hơn 4.000 giờ làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính (không dưới 3 năm). Kinh nghiệm này có thể tích lũy trước, trong hoặc sau khi hoàn tất các kỳ thi CFA.  Hoàn tất 16 môn CIMA (thi đậu hoặc được miễn giảm) 36 tháng kinh nghiệm làm việc trong thực tế. Kinh nghiệm này có thể tích lũy trước, trong hoặc sau khi hoàn tất các kỳ thi CIMA  Thi đậu 2 kỳ thi của chương trình CMA. Có bằng Đại học tại trường được công nhận (Việt Nam có 64 trường Đại học được công nhận). Có 2 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp, trước hoặc sau khi thi đậu 2 kỳ thi CMA. 
      Cơ hội nghề nghiệp  CEO, CFO, Giám đốc khối quản lý rủi ro (Chief Risk Officer), Quản trị tài chính, Quản trị doanh nghiệp, Kế toán quản trị, Kiểm toán, Tư vấn thuế, Kiểm soát và quản lý ngân sách, Phân tích đầu tư, Ngân hàng, Lập kế hoạch tài chính…  Công ty đầu tư và quản lý quỹ, Môi giới, Ngân hàng đầu tư, Quản lý tài sản khách hàng cá nhân, Quỹ phòng ngừa rủi ro, Công ty bảo hiểm  Kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Lập kế hoạch và chiến lược, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý rủi ro, CFO, CEO, Tư vấn quản trị doanh nghiệp  Quản lý rủi ro tài chính, Nhà phân tích và lập kế hoạch tài chính, Liên doanh vốn, Kiểm toán viên nội bộ, Kế toán và quản lý chi phí. Với các vị trí công việc như Controller, Finance Manager, Finance Analyst, Management Accountant… 

      FTMS Việt Nam hy vọng phần so sánh ACCA, CFA, CIMA và CMA trên đây đã giúp bạn phân biệt rõ hơn giữa các chương trình nghề nghiệp học tại Việt Nam có giá trị quốc tế. Nếu bạn cần tư vấn về chương trình học, đừng ngần ngại hãy liện hệ với FTMS qua hotline 0909 700 866 hoặc info@ftmsglobal.edu.vn 

      Có thể bạn sẽ thích

      Comments

      • mai
        21 Tháng Bảy, 2023

        Tôi quan tâm đến chương trình học CIMA. nhờ trung tâm cho tôi xin thông tin khoá học và các môn học được miễn

        Reply

      Bình luận

      error: Content is protected !!