Khóa học IFRS Course
Chứng chỉ Diploma & Certificate về Lập báo cáo Tài chính Quốc tế – DipIFR & CertIFR – là hai chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ACCA cấp. Để được cấp mỗi chứng chỉ, học viên chỉ học một khoá và thi một kỳ thi duy nhất.
- FTMS Việt Nam tự hào là tổ chức đào tạo chuẩn Bạch Kim đầu tiên giảng dạy Diploma & Certificate về IFRS ở Việt Nam.
- Hiện nay có hơn 100 quốc gia trên thế giới yêu cầu hoặc cho phép sử dụng các chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối với các công ty niêm yết đại chúng, và các quốc gia như Úc, Hồng Kông và Nam Phi đã áp dụng IFRS hoặc tương đương như Nguyên tắc kế toán thừa nhận (GAAP – General Accepted Accounting Principles).
- Tất cả các công ty công cộng trong khối cộng đồng chung Châu Âu cũng được yêu cầu thực hiện hợp nhất các báo cáo tuân thủ theo IFRS. IFRS cũng ảnh hưởng đến các bên liên kết & các công ty con của các công ty đại chúng tại Châu Âu, và áp dụng IFRS là cần thiết tại các nước khác trên toàn cầu.
- ACCA từ lâu đã tin vào tầm quan trọng của kế toán quốc tế và các chuẩn mực BCTC trong kinh doanh toàn cầu và là hiệp hội nghề nghiệp đầu tiên đưa các môn kế toán và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào chương trình thi ACCA từ năm 1996.
- Ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC về phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Theo đó, thời gian chuyển đổi tự nguyện từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS sẽ bắt đầu từ năm 2022 đến 2025. Giai đoạn sau năm 2025, trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn trước, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp thuộc các đối tượng là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ là công ty niêm yết; công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết và các công ty mẹ có quy mô lớn khác.
Tại sao nên học CertIFR & DipIFR
- Chứng chỉ CertIFR & DipIFR dành cho các chuyên gia tài chính đang mong muốn có nền tảng vững chắc về IFRS để ứng dụng ngay:
- Hiểu rõ khái niệm, nguyên tắc IFRS và ứng dụng trong thị trường quốc tế
- Xây dựng kiến thức chuyên môn và thực tế đặc thù của quốc gia áp dụng chuẩn mực IFRS
Sau khi hoàn tất khóa học, học viên có thể:
- Hiểu và giải thích được cơ cấu khung quy định kế toán quốc tế
- Áp dụng IFRS cho những yếu tố chính của báo cáo tài chính
- Xác định và áp dụng các yêu cầu về công bố thông tin cho các công ty trong các BCTC và thuyết minh
- Chuẩn bị BCTC tập đoàn (ngoại trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ) bao gồm chi nhánh, các cơ sở đầu tư và liên doanh
- Được miễn thi môn F7 của chương trình ACCA (khi đã có chứng chỉ DipIFR do ACCA cấp).
TỔNG QUAN KHÓA HỌC
CertIFR – Chuẩn mực BCTC Quốc tế
Chứng chỉ Lập báo cáo Tài chính Quốc tế (CertIFR) – là một trong hai chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ACCA cấp. Để được cấp chứng chỉ này, học viên chỉ học một khoá và thi một kỳ thi duy nhất.
Chương trình học CertIFR được thiết kế phù hợp cho những người lần đầu tiên học IFRS tại Việt Nam. Chương trình của chúng tôi nhấn mạnh những thông tin chính cùng với các tóm tắt dễ hiểu. Chương trình cũng bao gồm các ví dụ tình huống thực tế, các bài tập thực hành, câu hỏi chọn lựa và đáp án để người học có thể tích luỹ dần kiến thức trong suốt quá trình học và áp dụng IFRS tại Việt Nam.
Mục tiêu của chương trình CertIFR
Khi kết thúc khoá học, học viên có thể:
- Hiểu được cách các tiêu chuẩn báo cáo quốc tế IFRS được áp dụng trên thế giới
- Giải thích cách thức hoạt động và vai trò của Uỷ ban chuẩn mực kế toán (IASB)
- Kiểm tra các yêu cầu cơ bản của IFRS đổi với từng chuẩn mực
- Cung cấp hướng dẫn cách áp dụng IFRS trong thực tế
- Điều kiện đăng ký học CertIFR:
- Sinh viên đại học chuyên ngành tài chính, kế toán và kiểm toán muốn tìm hiểu, trang bị kiến thức về IFRS cho nghề nghiệp trong tương lai
- Người đi làm trong lĩnh vực kế toán, tài chính và kiểm toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam muốn cập nhật về IFRS để áp dụng trong công việc
Nội dung chương trình học CertIFR:
1. Bản chất và hoạt động của Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB)
- Giới thiệu Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB
- Cơ cấu của IFRS Foundation
- Tổng quan về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS
- Mục đích của BCTC và Chuẩn mực chung của BCTC
2. Tình trạng và ứng dụng của IFRS
- Ứng dụng IFRS trên toàn cầu
- Sự phát triển của IASB và IFRS
- IFRS cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
3. Trình bày và lợi nhuận
- IAS 1, Trình bày các báo cáo tài chính
- IFRS 15, Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
- IAS 8, Chính sách kế toán và thay đổi về ước lượng và sai sót trong kế toán
4. Kế toán cho tài sản và nguồn vốn – phần 1
- IAS 16, Tài sản cố định hữu hình (Bất động sản, nhà máy và thiết bị)
- IAS 38, Tài sản vô hình
- IAS 40, Tài sản đầu tư
- IAS 36, Suy giảm giá trị của tài sản
- IAS 23, Chi phí nợ vay
- IAS 20, Kế toán cho các khoản ưu đãi tài chính từ chính phủ và công bố các hỗ trợ từ chính phủ
- IAS 2, Hàng tồn kho
- IFRS 16, Thuê tài sản
- IFRS 5, Tài sản dài hạn dùng để bán khi chấm dứt hoạt động
5. Kế toán cho tài sản và nguồn vốn – phần 2
- IFRS 13, Đo lường giá trị hợp lý
- IFRS 32, Các công cụ tài chính – cách trình bày
- IFRS 9, Các công cụ tài chính – ghi nhận và đo lường
- IFRS 7, Các công cụ tài chính: thuyết minh
- IFRS 2, Thanh toán bằng cổ phiếu
- IAS 37, Các khoản dự phòng: tài sản & nguốn vốn
- IAS 10, Các sự kiện sau niên độ báo cáo (sau ngày kết thúc kỳ kế toán)
- IAS 19, Lợi ích của nhân viên
- IAS 12, Thuế thu nhập doanh nghiệp
- IAS 41, Nông nghiệp
- IFRS 6, Thăm dò và định giá tài nguyên khoáng sản
6. Kế toán tập đoàn
- IFRS 10, Báo cáo tài chính cấp tập đoàn
- IAS 27 (revised 2011), Các báo cáo tài chính đơn lẻ
- IFRS 3, Hợp tác kinh doanh
- IAS 28 (revised 2011), Đầu tư vào cty liên doanh liên kết
- IFRS 11, Liên doanh liên kết
- IFRS 12, Thuyết minh về lợi ích ở các doanh nghiệp khác
- IAS 21, Tác động của thay đổi tỷ giá
- IAS 29, Lập BCTC trong nền kinh tế lạm phát cao
7. Chuẩn mực về thuyết minh BCTC
- IAS 7, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- IAS 24, Công bố về các bên có liên quan
- IAS 33, Lãi trên mỗi cổ phiếu
- IAS 34, Lập BCTC giữa kỳ
- IFRS 4, Hợp đồng bảo hiểm
- IFRS 1, Lần đầu tiên áp dụng IFRS
- IFRS 8, Báo cáo bộ phận
8. Sự khác biệt về nguyên tác giữa UK/US GAAP và IFRS
9. Các vấn đề hiện tại của IFRS
- So sánh giữa IFRS và US GAAP
- So sánh giữa IFRS và UK GAAP
- Các dự án đang triển khai của IASB
- Nội dung chương trình học bằng tiếng Anh có thể tham khảo tại đây.
Thông tin về kỳ thi CertIFR
- Thi trên máy tính cá nhân với thời gian thi linh hoạt.
- Thời lượng: 60′
- Điểm đậu: 50%
- Cấu trúc bài thi: 100% câu hỏi trắc nghiệm (25 câu hỏi)
- Năm 2020, ACCA triển khai chương trình Ưu đãi lệ phí CertIFR dành cho các học viên Việt Nam: Khi hoàn tất đóng lệ phí với ACCA, bạn sẽ được cấp 1 tài khoản học trực tuyến của ACCA và được quyền thi tối đa 3 lần trong thời gian 6 tháng. Xem chi tiết lệ phí, học phí & ưu đãi CertIFR
- Liên hệ tư vấn viên 24/7
Điều kiện đăng ký học CertIFR:
- Sinh viên đại học chuyên ngành tài chính, kế toán và kiểm toán muốn trang bị kiến thức về IFRS
- Người đi làm trong ngành kế toán, tài chính và kiểm toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam muốn cập nhật về IFRS để áp dụng trong công việc
DipIFR – Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS
Chứng chỉ Lập báo cáo Tài chính Quốc tế nâng cao (DipIFR) – là một trong hai chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ACCA cấp. Để được cấp chứng chỉ này, học viên chỉ học một khoá và thi một kỳ thi duy nhất.
Mục tiêu của chương trình DipIFR
Chương trình học được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức có giá trị và sự hiểu biết về các tiêu chuẩn BCTC quốc tế IFRS. Học viên cũng được hướng dẫn các áp dụng IFRS cũng như nguyên lý của IFRS. Sau khi kết thúc, học viên có thể:
- Hiểu, giải thích và áp dụng được được cơ cấu khung quy định kế toán quốc tế
- Áp dụng IFRS cho những yếu tố chính của BCTC
- Xác định và áp dụng các yêu cầu về công bố thông tin cho các công ty trong các BCTC và thuyết minh
- Chuẩn bị báo cáo tài chính tập đoàn (ngoại trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ) bao gồm chi nhánh, các cơ sở đầu tư và liên doanh
Điều kiện đăng ký học DipIFR:
Đối với học viên muốn học và thi lấy chứng chỉ DipIFR của ACCA, chương trình dành cho:
Chuyên gia tài chính chuyên nghiệp hiện đang làm việc trong các công ty kiểm toán, dịch vụ kế toán kiểm toán hoặc làm cho các công ty khác, được công nhận theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế
Học viên đang làm ngành tài chính nhưng chưa được công nhận theo tiêu chuẩn kế toán quốc gia, cần đáp ứng yêu cầu bắt buộc sau:
- Có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kế toán có liên quan (với thư xác nhận của công ty); hoặc
- Bằng cấp có liên quan + 2 năm kinh nghiệm làm việc; hoặc
- Có chứng chỉ ngắn hạn của ACCA về IFRS (Certificate of IFRS) + 2 năm kinh nghiệm làm việc; hoặc
- Đã hoàn tất chương trình ACCA
Đối với học viên muốn học để cập nhật kiến thức về các tiêu chuẩn báo cáo quốc tế, chương trình dành cho:
- Mọi đối tượng có khả năng đọc hiểu tiếng Anh và có kinh nghiệm làm việc hoặc có kiến thức cơ bản về kế toán tài chính
Nội dung chương trình học DipIFR:
Chương trình học đề cập đến BCTC quốc tế và cách áp dụng lần đầu tiên về chuẩn mực BCTC quốc tế. Các chủ đề then chốt của chương trình:
Các định chế:
- Cơ cấu của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB)
- Quá trình thiết lập tiêu chuẩn
- Vai trò của Ủy ban Thuyết minh BCTC quốc tế
- Tiến độ hòa nhập quốc tế
- Khung Chuẩn bị và trình bài BCTC của IASB
- Các áp dụng đầu tiên của Chuẩn mực BCTC Quốc tế
- Các yếu tố của BCTC
- Bất động sản, nhà máy và thiết bị
- Tài sản vô hình
- Lợi thế thương mại
- Tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho
- Hợp đồng xây dựng
- Nợ phải trả
- Công cụ tài chính
- Dự phòng
- Lợi ích trong thời gian làm việc và sau khi nghỉ việc
- Kế toán thuế
- Kế toán cho nông nghiệp
- Thanh toán bằng cổ phần
- Thăm dò và đ1nh giá tài nguyên khoáng sản
- Trình bày và công bố thông tin bổ sung
- Các sự kiện sau ngày chốt bảng cân đối kế toán
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
- Công bố của các bên liên quan
- Báo cáo tài chính tạm thời
- Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá ngoại hối
- Báo cáo theo từng bộ phận
- Chuẩn bị các BCTC cho các công ty độc lập
- Báo cáo thu nhập và ngừng hoạt động
- Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
- Chuẩn bị các BCTC cho các doanh nghiệp hợp nhất và liên doanh
- Định nghĩa của các công ty con, đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh
- Loại trừ từ báo cáo hợp nhất
- Chuẩn bị bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
- Hoạch toán vốn chủ sở hữu
- Hợp nhất tỷ lệ và liên doanh
Nội dung chương trình học bằng tiếng Anh có thể tham khảo tại đây: DipIFR-Dec-20-June-21-SG-FINAL
– Nội dung chương trình học bằng tiếng Anh DipIFR
Thông tin về kỳ thi DipIFR
- 2 kỳ thi / năm: tháng 6 & tháng 12
- Thời lượng: 195′
- Hình thức thi: trên giấy, tại các trung tâm thi của ACCA
- Điểm đậu: 50%
Cấu trúc bài thi:
- Phần A: 1 câu hỏi tài chính kế toán (dành cho điều chỉnh công ty riêng lẻ hoặc tập đoàn) 40 điểm
- Phần B: 3 câu hỏi tình huống đề cập đến các chuẩn mực kế toán 60 điểm
- Tổng cộng 100 điểm
Thời hạn nộp hồ sơ & đóng lệ phí thi DipIFR:
- Sớm nhất có thể trước 30/4 cho kỳ thi tháng 6
- Sớm nhất có thể trước 16/10 cho kỳ thi tháng 12
- Thông tin cụ thể về thời hạn xem tại đây.
* Hồ sơ đăng ký mà không đóng phí trước thời hạn sẽ bị hủy bỏ.
Mời bạn xem chi tiết ưu đãi học phí cho từng kỳ tại FTMS Hà Nội và TP.HCM trong thông tin tại đây: Link
Share:
Bình luận