Lộ trình học IFRS
IFRS sắp chính thức được áp dụng tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các chuyên gia tài chính. Khám phá ngay lộ trình học bài bản chứng chỉ IFRS, giúp trang bị cho bạn kiến thức cập nhật và kỹ năng cần thiết để đón đầu xu hướng và nâng tầm sự nghiệp.
Học chứng chỉ IFRS mất bao lâu?
Thời gian để hoàn thành chứng chỉ IFRS phụ thuộc vào loại chứng chỉ (CertIFR hay DipIFR), kiến thức nền tảng của học viên, và hình thức học (tự học, học trực tiếp, hoặc học trực tuyến).
CertIFR (Certificate in International Financial Reporting): Đây là khóa học cơ bản về IFRS dành cho những ai muốn có kiến thức nền tảng. Thời gian trung bình để hoàn thành CertIFR là khoảng 3 tháng với tốc độ học linh hoạt. Những người có nền tảng kế toán hoặc tài chính mạnh có thể hoàn thành khóa này trong 1-2 tháng, trong khi những người mới bắt đầu có thể cần thời gian dài hơn, khoảng 4 tháng.
DipIFR (Diploma in International Financial Reporting): DipIFR là chứng chỉ chuyên sâu hơn dành cho những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán hoặc tài chính. Chương trình này thường kéo dài khoảng 4-6 tháng, bao gồm các buổi học lý thuyết, thực hành, và ôn thi.
Ngoài thời gian học chính, học viên cũng cần chuẩn bị cho kỳ thi chính thức với các bài kiểm tra mô phỏng (mock exam) và tự ôn tập thêm ngoài giờ học. Tổng cộng, để đạt được chứng chỉ IFRS, trung bình học viên cần khoảng 100-150 giờ học tập tích cực.
Nên học chứng chỉ IFRS khi nào?
Việc chọn thời điểm học chứng chỉ IFRS là một quyết định quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm, và bối cảnh thị trường.
Khi mới bắt đầu sự nghiệp kế toán, kiểm toán: Với những người mới vào nghề hoặc vừa tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán, việc học chứng chỉ CertIFR sẽ giúp họ xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình tìm việc, nâng cao cơ hội được tuyển dụng tại các công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp lớn.
Khi muốn thăng tiến nghề nghiệp: Đối với các chuyên viên kế toán, kiểm toán đã có kinh nghiệm, chứng chỉ DipIFR là lựa chọn phù hợp. Chứng chỉ này cung cấp kiến thức chuyên sâu và khả năng áp dụng IFRS trong thực tế, giúp học viên chuẩn bị tốt hơn cho các vị trí quản lý hoặc tư vấn tài chính cấp cao.
Khi cần chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS: Việt Nam đã cam kết áp dụng IFRS vào năm 2025, yêu cầu các doanh nghiệp phải chuyển đổi báo cáo tài chính theo một số chuẩn mực quốc tế. Việc học chứng chỉ IFRS ngay từ bây giờ sẽ giúp kế toán viên và kiểm toán viên nắm bắt kịp thời những thay đổi, từ đó hỗ trợ quá trình chuyển đổi và đảm bảo tuân thủ các quy định mới.
Lộ trình học chứng chỉ IFRS
1. Hướng dẫn lập kế hoạch học chứng chỉ IFRS
Để thành công trong việc học và thi chứng chỉ IFRS, học viên cần lên kế hoạch học tập rõ ràng và cụ thể:
Bước 1: Đánh giá kiến thức hiện tại: Học viên cần tự đánh giá khả năng hiện tại của mình về kế toán và các chuẩn mực kế toán quốc tế. Nếu chưa có kiến thức nền, nên bắt đầu với CertIFR trước khi tiến tới DipIFR.
Bước 2: Chọn khóa học phù hợp: Tùy vào trình độ và mục tiêu cá nhân, học viên có thể lựa chọn các khóa học tự học, học trực tuyến, hoặc học tại các trung tâm uy tín.
Bước 3: Xây dựng lịch học chi tiết: Nên dành ít nhất 10-15 giờ mỗi tuần để học và ôn tập kiến thức, chia đều giữa lý thuyết và bài tập thực hành.
Bước 4: Đánh giá tiến độ và điều chỉnh: Học viên cần thường xuyên tự kiểm tra tiến độ học tập và điều chỉnh kế hoạch học nếu cần thiết
2. Thứ tự các môn chứng chỉ IFRS
Chứng chỉ CertIFR
1. Bản chất và hoạt động của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB)
Giới thiệu về Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB).
Cơ cấu tổ chức của IFRS Foundation.
Tổng quan về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).
Mục đích của Báo cáo Tài chính (BCTC) và các chuẩn mực chung của BCTC.
2. Tình trạng và ứng dụng của IFRS
Ứng dụng IFRS trên toàn cầu.
Sự phát triển của IASB và các chuẩn mực IFRS.
IFRS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Trình bày và lợi nhuận
IAS 1: Trình bày các báo cáo tài chính.
IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng.
IAS 8: Chính sách kế toán, ước lượng và sai sót trong kế toán.
4. Kế toán cho tài sản và nguồn vốn – Phần 1
IAS 16: Tài sản cố định hữu hình.
IAS 38: Tài sản vô hình.
IAS 40: Tài sản đầu tư.
IAS 36: Suy giảm giá trị tài sản.
IAS 23: Chi phí đi vay.
IAS 2: Hàng tồn kho.
IFRS 16: Thuê tài sản.
IFRS 5: Tài sản dài hạn dùng để bán và chấm dứt hoạt động.
5. Kế toán cho tài sản và nguồn vốn – Phần 2
IFRS 13: Đo lường giá trị hợp lý.
IFRS 32: Các công cụ tài chính – cách trình bày.
IFRS 9: Các công cụ tài chính – ghi nhận và đo lường.
IFRS 7: Các công cụ tài chính – thuyết minh.
IAS 37: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.
IAS 19: Lợi ích của nhân viên.
IAS 12: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
IAS 41: Nông nghiệp.
IFRS 6: Thăm dò và định giá tài nguyên khoáng sản.
6. Kế toán tập đoàn
IFRS 10: Báo cáo tài chính hợp nhất.
IAS 27 (2011): Báo cáo tài chính đơn lẻ.
IFRS 3: Hợp tác kinh doanh.
IAS 28 (2011): Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh.
IFRS 11: Liên doanh.
IFRS 12: Thuyết minh lợi ích trong các doanh nghiệp khác.
IAS 21: Tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái.
IAS 29: Lập BCTC trong nền kinh tế lạm phát cao.
7. Chuẩn mực về thuyết minh BCTC
IAS 7: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
IAS 24: Công bố về các bên có liên quan.
IAS 33: Lãi trên mỗi cổ phiếu.
IAS 34: Lập báo cáo tài chính giữa kỳ.
IFRS 4: Hợp đồng bảo hiểm.
IFRS 1: Lần đầu tiên áp dụng IFRS.
IFRS 8: Báo cáo phân đoạn.
8. Sự khác biệt về nguyên tắc giữa UK/US GAAP và IFRS
So sánh giữa IFRS và US GAAP.
So sánh giữa IFRS và UK GAAP.
Các quy định hiện hành của IASB.
9. Các vấn đề hiện tại của IFRS
Chứng chỉ DipIFR
Chương trình học đề cập đến BCTC quốc tế và cách áp dụng lần đầu tiên về chuẩn mực BCTC quốc tế. Các chủ đề then chốt của chương trình:
Các định chế:
Cơ cấu của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB)
Quá trình thiết lập tiêu chuẩn
Vai trò của Ủy ban Thuyết minh BCTC quốc tế
Tiến độ hòa nhập quốc tế
Khung Chuẩn bị và trình bày BCTC của IASB
Các áp dụng đầu tiên của Chuẩn mực BCTC Quốc tế
Các yếu tố của BCTC
Bất động sản, nhà máy và thiết bị
Tài sản vô hình
Lợi thế thương mại
Tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho
Hợp đồng xây dựng
Nợ phải trả
Công cụ tài chính
Dự phòng
Lợi ích trong thời gian làm việc và sau khi nghỉ việc
Kế toán thuế
Kế toán cho nông nghiệp
Thanh toán bằng cổ phiếu
Thăm dò và định giá tài nguyên khoáng sản
Trình bày và công bố thông tin bổ sung
Các sự kiện sau ngày chốt bảng cân đối kế toán
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Công bố của các bên liên quan
Báo cáo tài chính tạm thời
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá ngoại hối
Báo cáo theo từng bộ phận
Chuẩn bị các BCTC cho các công ty độc lập
Báo cáo thu nhập và ngừng hoạt động
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Chuẩn bị các BCTC cho các doanh nghiệp hợp nhất và liên doanh
Định nghĩa của các công ty con, đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh
Loại trừ từ báo cáo hợp nhất
Chuẩn bị bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Hoạch toán vốn chủ sở hữu
Hợp nhất tỷ lệ và liên doanh
Nguồn tài liệu tự học chứng chỉ IFRS
Sách và tài liệu từ ACCA (https://www.accaglobal.com/gb/en/qualifications/acca-learning.html): Các tài liệu chính thức từ ACCA là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho cả CertIFR và DipIFR.
Các đầu sách tự học IFRS từ Kaplan và BPP là những tài liệu chuyên sâu được thiết kế cho học viên chuẩn bị các kỳ thi liên quan đến IFRS, cập nhật nội dung thường xuyên theo các thay đổi mới nhất từ IASB, phù hợp cho cả người tự học và tham gia các khóa đào tạo chính quy về IFRS.
Kaplan nổi bật với các sách như "IFRS Study Text" và "IFRS Workbook", cung cấp hệ thống lý thuyết rõ ràng, nhiều ví dụ minh họa và bài tập thực hành. Đặc biệt, Kaplan chú trọng đến phương pháp học theo cấu trúc từng chuẩn mực (IAS, IFRS), giúp học viên dễ dàng nắm bắt kiến thức theo từng chủ đề cụ thể.
BPP là nhà cung cấp tài liệu được ưa chuộng với các đầu sách như "IFRS Textbook" và "Practice and Revision Kit", được biên soạn theo chuẩn mực mới nhất. Các sách của BPP thường bao gồm phần lý thuyết chi tiết, ví dụ tình huống thực tế, và bài tập ôn luyện theo phong cách đề thi, giúp người học làm quen với cấu trúc đề và cải thiện kỹ năng làm bài.
Sách “Applying IFRS Standards” của Wiley: Hướng dẫn chi tiết và thực tế về cách áp dụng các chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) trong lập báo cáo tài chính. Nội dung sách tập trung vào các chuẩn mực chính, phân tích các ví dụ thực tiễn và giải thích các nguyên tắc kế toán phức tạp, giúp người học nắm vững và vận dụng IFRS một cách chính xác trong công việc kế toán và tài chính.
Các video học liệu trên nền tảng YouTube từ các chuyên gia kế toán
Khoá học chứng chỉ IFRS tại FTMS
Về FTMS
FTMS Global tự hào là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo toàn diện 3 khóa học về IFRS: CertIFR, DipIFR, và VAS to IFRS, hỗ trợ người học nắm vững các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, từ đó giúp học viên áp dụng vào thực tế doanh nghiệp. Các khóa học được thiết kế với tài liệu chuyên sâu và đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kế toán, tài chính ngân hàng, mang đến lộ trình học tập và thăng tiến rõ ràng cho học viên.
Quy Trình Tư Vấn
Bước 1: Đăng Ký Tư Vấn - Học viên có thể đăng ký tư vấn trực tuyến qua website FTMS hoặc đến trực tiếp văn phòng.
Bước 2: Phỏng Vấn Ban Đầu - Tư vấn viên sẽ tiến hành phỏng vấn để hiểu rõ hơn về mục tiêu học tập, nhu cầu và điều kiện của bạn.
Bước 3: Đề Xuất Lộ Trình Học Tập - Dựa trên thông tin thu thập được, tư vấn viên sẽ đưa ra lộ trình học tập phù hợp với từng học viên, bao gồm thời gian, tài liệu, và phương pháp học.
Hiện FTMS có hai cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM. Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học IFRS, học viên có thể đến trực tiếp trung tâm hoặc liên hệ qua số hotline để được tư vấn cụ thể:
FTMS Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Fafim A - 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN
Hotline: 0385 902 628
FTMS TP.HCM
Địa chỉ: Sunwah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 093 111 3020