IFRS 16 là gì? Tại sao IFRS 16 ra đời?
FRS 16 ra đời nhằm thay thế cho IAS 17. Tại sao lại có sự thay thế này? Hãy cùng FTMS tìm hiểu thêm về chuẩn mực này thông qua chia sẻ của Giảng Viên IFRS – Cô Trần Thị Đức nhé
Tại sao IFRS 16 ra đời ?
IFRS 16 ra đời nhằm thay thế cho IAS 17. IAS 17 phân loại các hợp đồng thuê tài sản thành hai loại là thuê hoạt động và thuê tài chính (operating and finance lease). Vì sự ghi nhận kế toán khác nhau đối với hai loại hình thuê này nên khi lên báo cáo tài chính, tác động của hai loại thuê này hoàn toàn khác biệt, đặc biệt khi giá trị tiền thuê lớn. Với thuê hoạt động, tiền thuê sẽ được ghi nhận thẳng vào chi phí trong kỳ và đi thẳng vào PL (Profit or loss), không ảnh hưởng đến BS (Statement of Financial position). Nhưng nếu thuê tài chính, bắt buộc doanh nghiệp phải ghi nhận thêm một tài sản và một nghĩa vụ nợ đối ứng trên BS, đồng thời hàng tháng ghi nhận chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho nghĩa vụ nợ.
Chính vì sự khác biệt này, rất nhiều doanh nghiệp cố tình treatment thuê tài chính như là một một hợp đồng thuê hoạt động để không bị tác động xấu đến các chỉ số tài chính như là hệ số nợ, interest cover,ROCE, P/E ratio… nhằm đạt được các lợi ích khi huy động vốn hoặc chào bán cổ phiếu ra công chúng
Chính vì vậy, Ifrs 16 đưa ra kiến nghị không phân biệt các khoản thuê, và ghi nhận chung như là những hợp đồng thuê tài chính để tránh tình trạng xào nấu báo cáo tài chính, một phần nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính và phá sản của các ngân hàng.
Các trường hợp hợp được miễn trừ ghi nhận theo IFRS 16 (exemption)
- Các tài sản thuê có giá trị thấp (low value)
- Các hợp đồng có thời hạn thuê dưới 12 tháng.
Cách ghi nhận
Để ghi nhận được chính xác finance lease, cần áp dụng hai chuẩn mực là IFRS 16 và IAS 8 –accounting policy, change in accounting estimates and errors.
Vì IFRS 16 là một thay đổi về chính sách kê toán, refer đến IAS 08,cần áp dụng cách ghi nhận retrospective – hồi tố , nghĩa là áp dụng chuẩn mực này “as if it had been always applied”.
Trong cách ghi nhận hồi tố, doanh nghiệp có thể áp dụng phương áp fully retro hoặc modified retro. Fully là sửa báo cáo từ đầu, cho từng năm, còn Modified thì chỉ chỉnh sổ opening balance of equity và CI của từng kỳ kế toán. Cách ghi nhận hồi tố thực sự phức tạp, và gây nhiều phiền nhiễu đối với hệ thống báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, các chuẩn mực của Anh, kể cả hệ thống corporate governance, áp dụng nguyên tắc principle base approach, nghĩa là các doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng strictly như rule base approach, trong trường hợp không thể áp dụng thì có thể giải thích (explanation và declaration).
(Cái này chưa một cty kiểm toán nào của VN đưa hướng dẫn cho khách hàng áp dụng).
Điều này cũng được IAS 08 đề cập. Chính vì vậy, các kế toán hoàn toàn có thể áp dụng prospective application để áp dụng cho IFRS 16, nghĩa là chỉ ghi nhận finance lease từ thời điểm chuẩn mực có hiệu lực mà không phải back date lại từ thời điểm bắt đầu hợp đồng lease
Công ty mình ghi nhận theo prospective cho cả tập đoàn, tránh được rất nhiều rắc rối không cần thiết.
Các thông tin cần có khi ghi nhận IFRS 16
- Hợp đồng Lease : số năm hợp đồng hiệu lực là số năm tính dòng tiền.
- Số tiền phải trả hàng kỳ
- Các khoản trả trước
- Lãi suất chiết khấu : doanh nghiệp được lựa chọn, nhưng không được thấp hơn lãi suất của các khoản vay dài hạn.
Sau khi có các thông tin này, cộng thêm dùng excel, hàm PV, hoặc công thức 1/(1+r)^n, là hoàn toàn tính được giá trị hiện tại ròng của toàn bộ dòng tiền phải trả trong suốt hợp đồng thuê. Giá trị hiện tại ròng này chính là giá trị tài sản finance lease và finance lease liability (chia ra thành current and non current liability) cần ghi nhận trên BS.
Hàng kỳ, khi trả tiền thuê, kế toán ghi nhận chi phí tài chính, bằng đúng lãi suất chiết khấu nhân với giá trị nghĩa vụ tài chính, phần chênh lệch còn lại giữa tiền thuê và chi phí tài chính sẽ được ghi giảm nghĩa vụ thuê tài chính ngắn hạn.
Hạn chế của IFRS 16
Trên quan điểm của mình, IFRS 16 có hạn chế là thường đẩy giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp lên rất cao, tương đồng với việc tăng hệ số nợ. Điều khoản hợp đồng lease thường đa số là có thể cancel bất thình lình được (có chịu phạt), nên việc ghi nhận tài sản thuê tài chính và nghĩa vụ nợ cho cả hợp đồng dài hạn là đáng để cân nhắc về nguyên tắc prudential principle của kế toán, overstated value tổng tài sản doanh nghiệp. Nếu VN áp dụng IFRS 16 thì có khả năng nghị định 20-NĐ về transfer pricing sẽ trở thành một văn bản dưới luật cần sửa đổi của bộ TC do quy định về trần chi phí lãi vay được khấu trừ thuế không được vượt qua 20% EBITDA. Nhưng lúc ấy biết đâu được, BTC sẽ lý lí luận chi phí discounted cho khoản liability là chi phí tài chính chứ không phải chi phí lãi vay, cũng không quan tâm nguyên tắc substance over form của ngành kế toán, thì NĐ đang gây bất mãn này lại ok.
Tags: IFRS