4 lời khuyên khi học thi CFA Level 2 từ FTMS Việt Nam
Cùng FTMS Việt Nam khám phá 4 lời khuyên hữu ích trước khi bạn bắt tay vào theo đuổi chương trình CFA Level 2 nhé.
CFA Level 2 tập trung vào ít chủ đề hơn trong mỗi môn học, nhưng mỗi chủ đề thì chi tiết hơn rất nhiều (đặc biệt là môn Financial Reporting & Analysis). Bạn sẽ không phải chuẩn bị cho quá nhiều topic như ở Level 1, nhưng sẽ phải học và hiểu một lĩnh vực rất sâu. Một vài câu hỏi có thể yêu cầu tính toán khá phức tạp.
Lời khuyên #1: Review kiến thức nhiều lần và tập trung làm bài tập
Bạn nên review các môn học từ 8-9 lần. Hãy review lướt qua và sau đó vừa làm bài tập, vừa tra lý thuyết vừa làm bài để thấm hơn. Điểm hay của việc review là bạn sẽ biết hết các dạng bài và tăng khả năng nhớ lý thuyết hơn. Điểm trừ là kiến thức sẽ hơi rời rạc và thiếu hệ thống do bài tập thường test các phần kiến thức khác nhau. Để hạn chế điểm này thì mọi người có thể review bài tập theo từng reading để nhớ hơn từng mảng kiến thức riêng, sau đó khi tổng ôn thì đọc lướt qua.
Một lời khuyên nữa khi làm bài tập là làm xong 1-3 câu nên xem đáp án 1 lần để đảm bảo tốc độ làm cũng như tránh trường hợp đọc câu sau quên câu trước.
Tóm lại, điểm quan trọng nhất khi học CFA Level 2 là làm bài tập thật nhiều, vì đi thi là test khả năng làm bài tập.
Lời khuyên #2: Kỷ luật và thói quen học tập
Nghe hơi to tát nhưng thực tế vấn đề quan trọng nhất của CFA đối với các ứng viên là sự bền bỉ và kỷ luật để đạt được mục tiêu.
Thời gian ôn thi CFA Level 2 là từ 300-500 giờ, nghe qua thì đây là một con số khủng khiếp để ôn thi, tuy nhiên nếu mỗi ngày bạn sẵn sàng bỏ từ 2-3 giờ để ôn thi (4-5h cuối tuần) thì việc học hết trong vòng 100 ngày là điều có thể.
Lời khuyên #3: Học với giảng viên
Việc đi học tại một trung tâm cũng là điều tốt, vì bạn sẽ phải luôn cố gắng để theo kịp lớp. Ngoài ra, sự chia sẻ của giảng viên – những người không chỉ có kiến thức CFA dày dặn mà còn có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đối với cấp độ 2, vì đây là cấp độ mà bạn sẽ phải vận dụng vào thực hành khá nhiều.
Lời khuyên #4: Chủ động học nhóm và dạy lại kiến thức cho người khác
Việc này sẽ giúp ích rất nhiều, đặc biệt là trong trường hợp bạn mới đi làm và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư. Vì khi học theo nhóm, theo lớp, những bạn cùng học có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và thực tế hơn.
Ngoài ra, việc trao đổi, thảo luận với nhau, thay vì đọc sách hoặc chỉ nghe giảng, sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề và biết thêm các thông tin hữu ích khác về chủ đề thảo luận. Một công cụ khác có thể sử dụng trong quá trình học nhóm là mindmap, và sheet công thức để mô tả cho bạn học.
________________________________________
Thầy Lý Lâm Duy, Giảng viên CFA tại FTMS Việt Nam chia sẻ: “CFA tạo ra một vị thế và một lợi thế cạnh tranh cho chúng ta khi đi làm. CFA dạy và gợi mở cho chúng ta giao tiếp như thế nào với lãnh đạo, với đồng nghiệp, với khách hàng, và rất nhiều điều khác nữa mà chúng ta thấy được khi học CFA”.
Cũng chính từ đó, thầy đã trở thành người bạn đồng hành của rất nhiều thế hệ học viên FTMS, trên chặng đường chinh phục thành công các kỳ thi CFA đầy gian nan.
Thầy tốt nghiệp cử nhân Học viện Ngân hàng nhưng thầy có niềm đam mê rất lớn với kiến thức Chứng khoán và Phân tích Đầu tư. Thầy Duy biết tới CFA từ những năm 2005 – 2006, khi CFA còn chưa phổ biến như bây giờ, “thậm chí là không dễ để nhìn thấy đủ một bộ sách sáu cuốn của CFA”, chính sự đam mê và ngọn lửa nhiệt huyết với nghề đã giúp thầy Duy chinh phục được danh hiệu CFA Charterholder.
“Trung bình một ứng viên sẽ dành 4-5 tháng để ôn thi cho mỗi level của CFA và mất khoảng 3-4 năm cho 3 level. Vậy tổng thời gian ôn thi là khoảng 1,5 năm. Tôi thấy đó là câu chuyện bình thường và không nên đặt ra việc mệt mỏi, không được “sống” ở đây. CFA đi theo chúng ta suốt 30-40 năm làm việc thì 1,5 năm từ bỏ cuộc sống cá nhân có là gì, trong khi chúng ta đạt lên tầm cao mới về tri thức và chiến thắng chính bản thân mình.”
________________________________________
Các bạn quan tâm tới chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) có thể tham khảo và đăng ký ngay tại: https://ftmsglobal.edu.vn/khoa-hoc-cfa/
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các chương trình học CFA, đừng ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn của FTMS Việt Nam để được hỗ trợ nhé.
- FTMS Hà Nội: Tầng 12, Mipec Tower, Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Hotline tư vấn: 0988-645-518 (Ms. Trâm).
- FTMS TP. Hồ Chí Minh: Sunwah Tower, Tầng 9 – 115 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Hotline tư vấn: 0982-864-741 (Ms. Nga).
Có thể bạn sẽ thích
-
Điều kiện dự thi và lệ phí thi chứng chỉ CMA năm 2023
Tất tần tật những thông tin bạn cần biết về điều kiện dự thi và lệ phí thi chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) trong năm 2023.
-
4 lời khuyên khi học thi CFA Level 2 từ FTMS Việt Nam
Cùng FTMS Việt Nam khám phá 4 lời khuyên hữu ích trước khi bạn bắt tay vào theo đuổi chương trình CFA Level 2 nhé.
-
CFA và MBA: Đâu là chứng chỉ dành cho bạn?
Mời các bạn cùng FTMS điểm qua một số so sánh về chi phí học, thời gian học, và mức độ chấp nhận trên toàn cầu giữa MBA và CFA.
-
Vai trò và sự khác biệt của kế toán quản trị với kế toán tài chính
Kế toán quản trị đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Vậy chức năng của nó là gì?
-
Phân tích phương sai bán hàng (Sales Variance Analysis)
Các công ty thường xuyên phân tích các phương sai bán hàng để giải thích hiệu suất doanh thu theo chu kỳ kế toán.
-
Bắt kịp xu hướng kế kiểm, bạn có đang đúng hướng?
Theo một khảo sát mới công bố, ngành kế toán kiểm toán có số lượng tìm việc đông nhất, với 16,9% tại Hà Nội và 30% tại TP.Hồ Chí Minh.
-
6 trang thông tin quốc tế mọi người học ACCA nên theo dõi
Các trang thông tin này là địa chỉ hoàn hảo cho bất kỳ chuyên gia tài chính hoặc kế toán nào muốn mở rộng hiểu biết hoặc cập nhật kiến thức mới.
-
CẬP NHẬT LỊCH THI CFA 2024 VÀ LỊCH KHAI GIẢNG LỚP CFA FTMS
Note lại ngay lịch thi #CFA chính thức năm 2024 và thời hạn đăng ký thi để có cho mình kế hoạch chuẩn bị tốt nhất.
-
Tăng tính đầy đủ, hữu hiệu của chức năng kiểm toán nội bộ
Để tăng cường tính đầy đủ, hữu hiệu của chức năng kiểm toán nội bộ (KTNB), Singapore đã đưa ra 10 nguyên tắc đánh giá.
Bình luận