Cậu bé 9 tuổi người Nhật đạt chứng chỉ kế toán do JCCI cấp
Cậu học sinh lớp ba Rikku Yamashita tại thành phố Ichikawa vừa vượt qua kỳ thi kế toán Boki cấp độ 3 do JCCI tổ chức khi chưa tròn 9 tuổi.
Theo các thông tin mới được tờ The Mainichi đăng tải, cậu học sinh lớp 3 Rikku Yamashita tại thành phố Ichikawa, tỉnh Chiba, Nhật Bản, đã vượt qua kỳ thi kế toán cấp độ 3 (Boki 3) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tổ chức. Được biết, Rikku Yamashita hoàn thành kỳ thi này khi chưa tròn 9 tuổi (8 tuổi 7 tháng). JCCI cho biết, tại kỳ thi kế toán năm 2022, đã có 113.294 người dự thi và tỉ lệ đỗ là 43%.
Rikku Yamashita là một cậu bé thích sử dụng máy tính và giải toán khi còn nhỏ. Cậu chia sẻ rằng ước mơ của cậu là “trở thành một nhà lập trình game và bắt đầu kinh doanh”. Cậu bắt đầu ôn thi Boki vào khoảng tháng 09/2022 sau khi bố của cậu, một người làm việc trong lĩnh vực kế toán, đề nghị thử sức với kỳ thi này.
Rikku tự học bằng cách đọc các tài liệu tham khảo cùng sự hướng dẫn của bố, người có chứng chỉ Boki cấp độ 2, khi gặp các khó khăn về các thuật ngữ kế toán.
Rikku chia sẻ với tờ The Mainichi rằng, cậu cảm thấy vô cùng mãn nguyện và muốn thi Boki cấp độ 2 vào năm tới hoặc năm sau nữa.
Cho bạn nào chưa biết: Boki là chứng chỉ kế toán hàng đầu tại Nhật Bản và được chia thành ba cấp độ. Kỳ thi Boki là kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ ghi chép, xử lý và báo cáo tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp, cửa hàng…
Cấp độ 3 là cấp độ đầu tiên của chứng chỉ Boki. Boki cấp độ 3 yêu cầu các kiến thức cơ bản liên quan đến kế toán thương mại cần thiết cho người phụ trách kế toán hoặc cho vị trí trợ lý kế toán trong doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, Boki 3 còn yêu cầu bạn phải đọc hiểu giấy tờ liên quan về kế toán và hiểu được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các con số.
Cấp độ 2 của chứng chỉ Boki yêu cầu kiến thức về kế toán công nghiệp và kế toán thương mại nâng cao:
Nghiệp vụ ghi chép đảm bảo nắm bắt được tình hình kinh doanh của các công ty quy mô lớn và khả năng thực hiện công việc ghi chép phức tạp hơn.
Có khả năng đọc các bảng biểu tài chính, nắm bắt được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp và đối tác.
Nếu thi đỗ Boki cấp độ 2, bạn sẽ được đánh giá là có năng lực trong lĩnh vực kế toán và tài chính, có khả năng phụ trách kế toán và làm nhân viên văn phòng kế toán trong doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp công nghiệp.
Có thể bạn sẽ thích
-
Cập nhật thay đổi chương trình đào tạo CFA 2024
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam cùng điểm qua một số thay đổi đáng chú ý trong chương trình đào tạo CFA kể từ năm 2024 trở đi nhé!
-
Top 10 website hữu ích nhất cho dân tài chính
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua 10 website hữu ích dành cho dân kinh tế tài chính với các kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia nhé.
-
FTMS đào tạo level cao nhất trong CFA – CFA Level 3 khai giảng trong tháng 8
FTMS là một trong số ít những trung tâm đào tạo đủ cả 3 level của CFA. Đặc biệt, CFA Level 3 được đánh giá là vô cùng khó và phức tạp, đòi hỏi chất lượng giảng dạy cao cấp,
-
Học môn P1 – Kế toán quản trị trong chương trình CIMA để làm gì
P1 – Kế toán quản trị là môn học ở phần kiến thức về kỹ năng chuyên môn thuộc cấp độ thừa hành (Operational level) trong chương trình CIMA.
-
Tìm hiểu phân tích tài chính và các yếu tố quan trọng
Phân tích tài chính đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp. Vậy có những kỹ thuật phân tích cơ bản nào?
-
Học viên nói gì về chương trình CFA tại FTMS Việt Nam
Mời các bạn cùng lắng nghe ý kiến của chị Lưu Thị Minh, học viên FTMS từng đạt top 10% điểm cao nhất thế giới trong kỳ thi CFA Level 1 và 2.
-
Những chỉ số tài chính các giám đốc không thể không quan tâm
Các CEO cần phải giám sát và xem xét các con số quan trọng liên quan đến việc kinh doanh kể cả khi đã có một giám đốc tài chính chuyên trách.
-
Đôi nét về Fixed Income và cơ hội nghề nghiệp liên quan
Hãy cùng FTMS tìm hiểu đôi nét về Fixed Income cũng như vai trò của nó và cơ hội nghề nghiệp cho người có nhu cầu theo đuổi lĩnh vực này.
-
IFRS và lộ trình áp dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, việc áp dụng IFRS sẽ được xây dựng theo phương thức tiệm cận, cố gắng tiếp cận nhiều nhất với IFRS nhất có thể.
Bình luận