CFA Charterholders thế giới đang làm những vị trí nào?
Vậy các CFA Charterholders thường làm gì? Bạn muốn biết chứng chỉ CFA sẽ mở ra những cơ hội nghề nghiệp nào cho mình? Hãy cùng FTMS khám phá những vị trí nghề nghiệp hấp dẫn mà bạn có thể hướng tới khi sở hữu chứng chỉ danh giá này nhé!
CFA - tấm vé dẫn lối vào ngành tài chính với những vị trí đáng mơ ước! Chứng chỉ CFA không chỉ cung cấp nền tảng kiến thức chuyên sâu mà còn giúp bạn tự tin chinh phục các vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính, đầu tư.
Tư vấn
Các CFA Charterholders làm việc trong những công ty tư vấn dịch vụ chuyên nghiệp như Big Four hay các công ty tài chính, cung cấp các dịch vụ từ kiểm toán đến tư vấn quản lý rủi ro, tư vấn thuế và chiến lược. Số lượng CFA làm việc trong mảng này đã tăng từ 6% lên 10% kể từ năm 2014, minh chứng rằng chứng chỉ CFA ngày càng được đánh giá cao trong ngành tư vấn tài chính.
Giám đốc điều hành
Đây là đích đến của nhiều CFA Charterholders dày dạn kinh nghiệm, bao gồm những vị trí như CIO (Giám đốc Đầu tư), CFO (Giám đốc Tài chính), và CEO (Giám đốc Điều hành). Những vị trí này đòi hỏi kiến thức sâu về tài chính và khả năng ra quyết định chiến lược cao. Mặc dù không phải vị trí có thể nhắm tới ngay khi mới vào nghề, nhưng CFA cung cấp nền tảng vững chắc để bạn có thể leo cao hơn trong sự nghiệp.
Chiến lược đầu tư
Các nhà chiến lược đầu tư (Investment Strategists) chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các ý tưởng đầu tư, lập các khuyến nghị về phân bổ tài sản cho các danh mục đầu tư. Vai trò này đòi hỏi tư duy phân tích và kỹ năng định lượng mạnh mẽ, đồng thời cần có nền tảng về kinh tế học và thống kê. Đây là lĩnh vực được nhiều CFA Charterholders yêu thích nhờ tính ứng dụng cao trong công việc hàng ngày.
Quản lý rủi ro
CFA là bằng cấp uy tín cho những ai muốn phát triển trong lĩnh vực quản lý rủi ro, giúp họ trang bị kỹ năng nhận diện và phòng ngừa rủi ro tài chính cho tổ chức. Tỷ lệ CFA Charterholders làm trong lĩnh vực này đã tăng từ 5% lên 7% kể từ năm 2014, một lựa chọn phổ biến khi nhu cầu phòng ngừa rủi ro tài chính ngày càng tăng.
Quản lý tài sản
Các nhà quản lý tài sản hay còn gọi là giám đốc quan hệ (Relationship Managers) đóng vai trò tư vấn, đưa ra các kế hoạch và chiến lược quản lý tài sản cho khách hàng, từ nhà đầu tư cá nhân đến tổ chức tài chính. Đây là lĩnh vực phù hợp với những ai yêu thích tương tác trực tiếp với khách hàng và đam mê chiến lược đầu tư.
Hoạch định tài chính
Với nền tảng CFA, các chuyên gia hoạch định tài chính có kiến thức sâu rộng để lập kế hoạch tài chính, giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính của mình. Tuy tỷ lệ các CFA Charterholders làm trong lĩnh vực này đã giảm, đây vẫn là lựa chọn tốt cho những ai muốn giúp khách hàng quản lý tài chính cá nhân một cách tối ưu.
Hãy cùng FTMS bắt đầu hành trình chinh phục CFA và hướng đến sự nghiệp thành công trong lĩnh vực tài chính!
Tags: CFA CFA Chartholders nghề nghiệp