Dẫn Dắt Thay Đổi Trong Thời Đại Mới Với Bậc Thầy Ashim Kumar
Thay đổi dường như là một điều gì đó vô cùng khó khăn, rắc rối và cũng thật đáng sợ. Và nó cũng thường bị dẫn dắt sai hướng.
Trong buổi chiều mưa hè tầm tã của Sài Gòn, mọi người vẫn đến chật khán phòng của FTMS TP.HCM để được lắng nghe những chia sẻ của bậc thầy Ashim Kumar trong hội thảo: “Leading through change” được FTMS Việt Nam và ACCA Việt Nam phối hợp tổ chức.
Mở đầu hội thảo là những công bố gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người với con số lên đến 65-70% các dự án trên toàn cầu áp dụng thay đổi và đã thật bại. Nguyên nhân chính đến từ con người. Quả vậy, chúng ta có thể liệt kê một số lý do như: sự bất hợp tác của nhân viên, thiếu kết nối của các bộ phận liên quan, kế hoạch thay đổi yếu kém không hợp xu thế, thiếu rõ ràng trong mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động…
Rõ ràng muốn thành công, chúng ta phải thay đổi!
Thay đổi đó phải thực hiện liên tục, không ngừng. Ngay cả một “phù thủy” trong ngành marketing cũng phải thừa nhận rằng khái niệm “cạnh tranh bền vững” đã không còn bền vững nữa, nhưng bạn vẫn phải cố tìm ra lợi thế cạnh tranh.
Thầy Ashim đã đưa ra những bước gợi ý để chúng ta có được những gợi ý để dẫn dắt sự thay đổi:
Bước 1: Xác định giá trị văn hóa: văn hóa trong hầu hết tổ chức quá nguyên tắc, chú trọng kiểm soát, tránh rủi ro…nên chẳng đủ để giải phóng tiềm năng của những con người trong tổ chức. Phát triển một ý tưởng mới đòi hỏi một cách tiếp cận phi cấu trúc.
Bước 2: Xây dựng niềm tin: hãy thể hiện sự tin tưởng, chân thành trong việc chỉ dẫn người khác, hãy chịu trách nhiệm, biết lắng nghe và luôn thực hiện đúng lời hứa… Nhiều người trong chúng ta thường bỏ qua các điều trên mà thường chỉ tập trung vào các kết quả hữu hình?!
Bước 3: Thể hiện vị thế người dẫn đắt: Learn. Grow. Lead. Trong thời buổi mọi thứ dường như luôn không chắc chắn thì vai trò người lãnh đạo phải được thể hiện rõ nét: đầy năng lượng, nhiệt huyết và tạo động lực…
Bước 4: Nhãn quan nhân sự: hãy chọn những con người phù hợp vào đúng những việc phù hợp để phát huy tối đa thế mạnh của từng người trong tập thể.
Bước 5: Người lãnh đạo giao tiếp hiệu quả: không cần phải nói quá nhiều về tầm quan trọng của giao tiếp, hãy trở thành “thỏi nam châm” trong giao tiếp để đạt được những điều bạn muốn.
Trước khi bạn có thể lãnh đạo bất cứ ai, bạn cần phải lãnh đạo chính mình. Bạn đang làm gì hôm nay để chuẩn bị cho những thách thức của sự thay đổi vào ngày mai?
Tất cả những chia sẻ trên hẳn sẽ là một công cụ hữu ích để giúp mọi người trả lời cho câu hỏi trên và dẫn dắt thay đổi cho chính mình!
Chúc mọi người sẽ luôn thành công trên chặng đường sự nghiệp chông gai phía trước!
Có thể bạn sẽ thích
-
Học ACCA nên bắt đầu từ đâu?
Cùng FTMS Việt Nam cùng tìm hiểu xem lộ trình chinh phục ACCA (Chứng chỉ Kế toán Công chứng Anh Quốc) như thế nào là hoàn hảo nhất nhé!
-
F5 ACCA và một số vấn đề thường gặp khi làm bài thi
F5 ACCA được đánh giá là môn học hấp dẫn và có tính ứng dụng thực tế cao, đòi hỏi người học phải cẩn thận và nhớ chi tiết.
-
CMA là gì? Toàn tập về Certified Management Accountant
CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ chứng nhận khả năng chuyên môn về kế toán quản trị và quản trị tài chính được cấp bởi IMA.
-
8 lý do khẳng định tầm quan trọng của IFRS
Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong BCTC ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài.
-
3 lưu ý quan trọng để làm tốt bài thi ACCA
Đây là ba lưu ý quan trọng để làm tốt bài thi ACCA được FTMS Việt Nam tổng hợp từ các Prize Winner và các học viên đã vượt qua bài thi này.
-
4 hiểu nhầm phổ biến về môn học Ethics trong chương trình CFA
Đây là 4 hiểu nhầm thường thấy tạo nên thành kiến của người học với Ethics và song song đó là chỉ ra những điều mà bạn cần xem xét lại.
-
Đôi nét về Fixed Income và cơ hội nghề nghiệp liên quan
Hãy cùng FTMS tìm hiểu đôi nét về Fixed Income cũng như vai trò của nó và cơ hội nghề nghiệp cho người có nhu cầu theo đuổi lĩnh vực này.
-
Nguyên tắc phù hợp: Khái niệm nền tảng nhất của kế toán
Nguyên tắc phù hợp (Matching principle) là một trong những khái niệm nền tảng nhất mà bất cứ ai theo đuổi nghề kế toán, kiểm toán đều phải biết.
-
Mức lương của CFA Charter Holder có khiến bạn tò mò
Các chuyên gia tư vấn tài chính là Charterholder có thu nhập cao hơn khoảng 24% so với những người sở hữu những loại chứng chỉ khác.
Bình luận