Những chỉ số tài chính các giám đốc không thể không quan tâm
Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp phát triển thịnh vượng, các CEO cần phải giám sát và xem xét các con số quan trọng liên quan đến việc kinh doanh kể cả khi đã có một giám đốc tài chính chuyên trách.
Kiến thức cơ bản về quản lý tài chính
Dưới đây là một số thuật ngữ cần thiết mà CEO cần phải hiểu trước khi đi sâu vào các con số và nguyên tắc kế toán quan trọng nhất đối với sự ổn định của doanh nghiệp:
–Nợ: Bất kỳ các khoản vay nào của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, thường là tiền lãi vay.
– Bảng cân đối kế toán: là một bản tóm tắt về tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, còn được coi như là một bản báo cáo về sức khỏe tài chính doanh nghiệp.
– Báo cáo kết quả kinh doanh: là một báo cáo tóm tắt doanh thu, hoặc tổng thu nhập của doanh nghiệp, trừ đi giá vốn hàng bán để xác định tổng lợi nhuận. Nó còn được gọi là báo cáo lãi lỗ hay P&L.
– Vốn chủ sở hữu: Tiền hoặc tài sản được chủ doanh nghiệp và/hoặc các cổ đông đầu tư và giữ lại
– Khoản phải thu: Số tiền doanh nghiệp cho nợ từ việc bán các sản phẩm, dịch vụ.
– Khoản phải trả: Số tiền doanh nghiệp nợ người bán và các nhà cung cấp.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền): Một báo cáo tóm tắt lượng tiền mặt ra và vào doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo này được xác định bằng cách phân tích các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài trợ và hoạt động đầu tư để tính toán lượng tiền mặt hiện tại và dự đoán số tiền trong tương lai.
Chỉ số quan trọng về tình hình kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp đều có một loạt các chỉ số tình hình kinh doanh chính – KPIs. Một chỉ số tình hình kinh doanh là một công cụ đo lường hiệu quả hoạt động mà CEO có thể nhìn vào hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc trên cơ sở từng dự án hoặc từng phòng ban để giúp đo lường và dự đoán hiệu quả của việc vận hành doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệu quả và giải thích các chỉ số tình hình kinh doanh có thể giúp giám đốc điều hành thực hiện một số nhiệm vụ quản lý tài chính rất quan trọng sau đây:
– Định nghĩa và đo lường mức độ tiến triển mà doanh nghiệp đang thực hiện để hướng tới mục tiêu.
– Đưa ra các quyết định như dự toán ngân sách và phân bổ nguồn lực
– Phát hiện ra những sự gian lận, lãng phí và hoạt động kém hiệu quả nghiêm trọng
Dưới đây là một số các chỉ số tình hình kinh doanh phổ biến nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để theo dõi sức khỏe tài chính của doanh nghiệp:
– Doanh số bán hàng: Đây là chỉ số đầu tiên của xu hướng kinh doanh. Cho dù đang tăng, đang giảm hay không đổi, chúng vẫn cung cấp một dấu hiệu rõ ràng về chiều hướng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng phải được xem xét đánh giá kết hợp với kết quả lãi ròng. Nhiều nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ quá tập trung vào những số liệu ở phía trên của bảng kết quả kinh doanh và sai lầm khi cho rằng doanh số bán hàng vẫn phát triển mặc dù biên lợi nhuận giảm.
– Dự báo dòng tiền: CEO nên tính toán dòng tiền dự kiến hàng tuần hoặc hàng tháng; càng thường xuyên càng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển đột biến.
– Kỳ trả tiền bình quân: Đây là số ngày trung bình mà doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà cung cấp của mình.
– Số ngày tồn kho bình quân: Đây là số ngày trung bình mà hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua về được giữ ở trong kho trước khi được bán ra.
– Hệ số biên lợi nhuận gộp tính theo phần trăm doanh thu: Hệ số này cho biết tỷ lệ giữa giá mà khách hàng trả cho doanh nghiệp so với giá mà doanh nghiệp trả cho các nhà cung cấp.
– Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo phần trăm doanh thu: Trường hợp lý tưởng nhất là chỉ số này tăng, mặc dù việc đi ngang cũng có thể chấp nhận được trong một khoảng thời gian. Mặt khác, một sự giảm đi trong chỉ số này có thể là một dấu hiệu cảnh báo về những tổn thất tiềm tàng trong tương lai.
Có thể bạn sẽ thích
-
5 loại phí liên quan đến chương trình CMA
Để thi CMA, bạn cần hoàn tất bốn loại lệ phí CMA và học phí tại FTMS. Trong số này, lệ phí CMA sẽ được thanh toán trực tiếp cho Hiệp hội IMA.
-
Sự khác biệt chính giữa các level trong CFA là gì?
Trước khi bước chân vào con đường đầy khó khăn là trở thành CFA charterholder, hãy cùng FTMS điểm lại những gì bạn sẽ phải vượt qua nhé!
-
Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA
Chương trình học Kế toán Quản trị CMA được nhìn nhận là chuẩn mực toàn cầu cho các chuyên gia về Kế Toán Quản Trị và Quản Trị Tài Chính.
-
Bản tin IFRS: Điểm sửa đổi của Chuẩn mực Kế toán Quốc tế 16 – Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 16 Tài sản cố định hữu hình đã có nhiều sửa đổi đáng lưu ý và có thể có tác động đáng kể đến các doanh nghiệp.
-
Tất tần tật về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là gì, quy định pháp luật về thuế, kế toán trong báo cáo tài chính ra sao? Cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
-
[Mới Nhất] FTMS Cập Nhật Lịch Thi Và Lệ Phí ACCA Kỳ Tháng 03 Năm 2023
Kỳ tháng 3/2023, ACCA quy định 2 mức đóng lệ phí thi là Đóng chuẩn (Standard Entry) và Đóng trễ (Late Entry). So với các kỳ trước đây, ACCA đã bỏ mốc Đóng sớm (Early Standard).
-
Tìm hiểu phân tích tài chính và các yếu tố quan trọng
Phân tích tài chính đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp. Vậy có những kỹ thuật phân tích cơ bản nào?
-
6 Lý do CFA tạo nên “cơn sốt” khiến nhiều người theo đuổi
Kiến thức tài chính chuyên sâu, trải rộng của CFA từ lâu là tấm vé vàng thăng tiến trong các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
-
Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting)
Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting) là quá trình một doanh nghiệp thực hiện để đánh giá các dự án đầu tư tiềm năng.
Bình luận