Ứng dụng Excel lập bảng khấu hao tài sản cố định
1. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng
+ Hàm sử dụng: SLN(cost,salvage,life)
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng như hình bên dưới
¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao:
- Số tiền khấu hao – [B8]=SLN($C$2,$C$3,$C$4)
- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)
- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8
¨ Copy công thức từ dòng 8 xuống đến dòng cuối cùng của bảng
¨ Tính tổng cộng (sử dụng hàm SUM)
¨ Kết quả bảng tính
= 59,000,000/12 = 4,916,667
Hình ảnh trang bảng tính:
2. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo tổng số năm sử dụng
+ Hàm sử dụng: SYD(cost,salvage,life,per)
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
Per: năm hiện tại tính khấu hao
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng giống phương pháp khấu hao theo đường thẳng
¨ Nhập thông tin về TSCĐ
¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao:
- Số tiền khấu hao – [B8]=SYD($C$2,$C$3,$C$4,A8)
- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)
- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8
¨ Copy công thức từ dòng 8 xuống đến dòng cuối cùng của bảng
¨ Tính tổng cộng (sử dụng hàm SUM)
¨ Kết quả bảng tính
¨ Lập bảng tính số tiền khấu hao hàng tháng của mỗi năm
- Tạo form như hình bên dưới
- Tạo danh sách năm cần tính số tiền khấu hao hàng tháng
– Đặt trỏ ô tại ô C16
– Data -> Data Validation -> tab Setting
Mục Allow: chọn List
Mục Source: quét chọn khối các năm từ ô A8:A12
– Chọn OK
Ta được danh sách chọn năm như hình sau:
- Lập công thức tính số tiền khấu hao hàng tháng – [C17]
Dùng hàm VLOOKUP() để truy xuất số tiền khấu hao của năm tương ứng (đã chọn trong ô C16) và chia cho 12 tháng.
[C17]=VLOOKUP(C16,$A$8:$B$12,2,0)/12
Kết quả sau khi chọn năm tương ứng
Hình ảnh trang bảng tính:
3. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh
+ Hàm sử dụng: VDB(cost,salvage,life,start_period,end_period,[factor],[no_switch])
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
Start_period: năm trước năm tính khấu hao
End_period: năm hiện tại tính khấu hao
Factor: hệ số điều chỉnh, mặc định chính là hệ số 2
No_switch: có/không có điều chỉnh phương pháp khấu hao từ số dư giảm dần sang phương pháp đường thẳng, mặc định chính là False – có điều chỉnh phương pháp khấu hao sang khấu hao đường thẳng
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng như hình bên dưới
¨ Lập công thức tính hệ số khấu hao nhanh – [C5]
[C5]=IF(C4<=4,1.5,IF(C4<=6,2,2.5))
¨ Nhập thông tin về TSCĐ
¨ Xử lý dữ liệu về thời gian để dùng trong công thức tính khấu hao:
Vì hàm VDB() đòi hỏi phải đưa vào cặp số năm của thời gian tính khấu hao hiện tại, cụ thể:
Tính khấu hao năm thứ nhất:
Start_period: 0
End_period: 1
Tính khấu hao năm thứ 2:
Start_period: 1
End_period: 2
Tính khấu hao năm thứ 3:
Start_period: 2
End_period: 3
…
Do vậy ta phải xử lý để có năm 0 tương ứng sử dụng trong công thức, thao tác:
– Nhập số 0 vào ô chứa tiêu đề Năm (ô A7)
– Chọn ô A7, mở Format Cells -> tab Number -> nhóm Custom, nhập mã định dạng trong hộp Type: ″Năm″ ->chọn OK
¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao
- Số tiền khấu hao – [B8]=VDB($C$2,$C$3,$C$4,A7,A8,$C$5,False)
- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)
- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8
Lập bảng tính số tiền khấu hao hàng tháng của mỗi năm (thực hiện giống phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng)
Hình ảnh trang bảng tính:
Có thể bạn sẽ thích
-
Giá trị hiện tại của dòng tiền (Present Value – PV)
Khái niệm giá trị hiện tại của dòng tiền chủ yếu được dạy trong mảng tài chính, nhưng thực chất lại xuất hiện rất nhiều trong kế toán.
-
Mức lương tham khảo của CMA member
Mức lương trung bình cơ bản của một hội viên CMA ở Hoa Kỳ trong năm 2018 là 94.000 đô la, bao gồm tiền thưởng và tổng thu nhập.
-
Sự khác biệt chính giữa các level trong CFA là gì?
Trước khi bước chân vào con đường đầy khó khăn là trở thành CFA charterholder, hãy cùng FTMS điểm lại những gì bạn sẽ phải vượt qua nhé!
-
5 lý do nên theo đuổi chứng chỉ ACCA
ACCA là sự giao thoa về bằng cấp học thuật và là chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.
-
Kế toán quản trị là gì trong các doanh nghiệp hiện nay
Kế toán quản trị là gì, trong doanh nghiệp, kế toán quản trị giữ vai trò như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nhiệm vụ của kế toán quản trị.
-
Giải đáp thắc mắc chi tiết: Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp là gì? Công việc của kế toán doanh nghiệp như thế nào? Nếu bạn chưa hiểu rõ về khái niệm về vị trí này, hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé.
-
Bí quyết thi đậu ACCA môn SBL 89%
Dành ra vài giờ mỗi ngày để ôn tập ACCA, tham gia đầy đủ 84 giờ học SBL tại FTMS, tuân thủ theo hướng dẫn của giảng viên
-
Cơ hội nghề nghiệp không giới hạn khi sở hữu chứng chỉ ACCA
Chứng chỉ ACCA chính là nền tảng hoàn hảo giúp cho các sinh viên kế kiểm, tài chính, thuế mở rộng cơ hội nghề nghiệp tại 1000+ doanh nghiệp.
-
Tổng quan về IFRS 15: Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng
Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin về IFRS 15 như tầm quan trọng, các tác động đến doanh nghiệp và các vấn đề cần cân nhắc nhé!
Bình luận