Những điều bạn chưa biết về kế toán nội bộ doanh nghiệp
Nhiều người cho rằng, kế toán nội bộ sẽ thực hiện các công việc liên quan đến công nợ, tiền lương, làm kho,… Nhưng trên thực tế, kế toán nội bộ phải tập hợp những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp nhằm xác định lỗ lãi. Vậy vai trò và chức năng của kế toán nội bộ là gì, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn.
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ hoặc kế toán quản trị, có không ít những định nghĩa, khái niệm về vị trí này. Tuy nhiên, có thể đúc kết khái niệm về kế toán nội bộ qua những kinh nghiệm làm việc thực tế như sau:
“Trong doanh nghiệp kế toán nội bộ sẽ tập hợp toàn bộ những phát sinh thực tế, bao gồm các phát sinh không có hóa đơn chứng từ. Sau đó dựa vào các căn cứ này để xác định thực trạng doanh nghiệp đang lãi lỗ như thế nào.”
Công việc của kế toán nội bộ
Mô tả công việc của một kế toán nội bộ, họ sẽ phải đảm nhiệm ghi chép các hoạt động diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp vào sổ sách:
- Kiểm tra, phát hành, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo trình tự đúng.
- Hạch toán những chứng từ liên quan đến kế toán nội bộ.
- Lưu giữ một cách an toàn và khoa học các chứng từ nội bộ.
- Kiểm soát và phối hợp cùng các kế toán nội bộ khác thực hiện công việc.
- Lập báo cáo theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp và các loại báo cáo hàng tuần, tháng, quý.
- Ngoài ra, nhiệm vụ của kế toán nội bộ còn bao gồm phân tích, thống kê số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại. Từ đó, đưa ra lời tư vấn về hướng giải quyết kịp thời, đúng đắn cho giám đốc điều hành.
Tuy nhiên, quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp khác nhau, nhân viên kế toán cũng mỗi người một năng lực. Vì vậy công việc của kế toán nội bộ sẽ có sự thay đổi.
Các loại công việc của kế toán nội bộ trong công ty
Kế toán thu chi
Kế toán thu chi là người quản lý chứng từ thu chi và phát sinh trong doanh nghiệp. Những chứng từ này dùng để giải trình, chứng minh về chi phí phát sinh liên quan cơ quan khác với cơ quan thuế nên vô cùng quan trọng. Vì vậy, nếu đảm nhận vai trò kế toán thu chi, người kế toán cần lưu ý những giấy tờ có liên quan đến việc doanh nghiệp hoạt động. Theo quy định của công ty, kế toán thu chi cần quản lý quỹ tiền mặt, mọi khoản thu chi và các chứng từ đi kèm.
Kế toán kho
Kế toán kho sẽ làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Các hóa đơn chứng từ theo dõi hàng hóa trong kho do kế toán kho lập một cách chi tiết về:
- Tình trạng nhập hàng, xuất hàng và tồn kho.
- Đối chiếu hóa đơn, sổ sách, chứng từ do thủ kho trình lên so với thực tế. Từ đó xác định những thất thoát, rủi ro của doanh nghiệp.
Kế toán ngân hàng
Công việc của vị trí kế toán ngân hàng gồm có:
Ghi chép, thu thập, xử lý, phân tích những nghiệp vụ, thông tin về kinh tế, tài chính.
Phục vụ công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở ngân hàng qua việc cung cấp thông tin.
Cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương phụ trách việc hạch toán tiền lương dựa trên các cơ sở dữ liệu có sẵn như bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán,… Từ đây, kế toán sẽ tiến hành lập bảng tính lương, thanh toán lương thưởng, chế độ bảo hiểm cho người lao động. Kế toán lương có nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi được hưởng của người lao động:
- Tính đủ và đúng lương.
- Trả lương, trợ cấp, phụ cấp, thưởng đủ theo quy định công ty.
- Hạn chế mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp liên quan đến lương phát sinh một cách tối đa. Giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, hiệu quả trong quản lý nhân sự.
Kế toán bán hàng
- Nếu khách có nhu cầu làm thẻ VIP, kế toán bán hàng sẽ in thẻ.
- Thực hiện nghiệp vụ kế toán phát sinh của công ty.
- Nhập số liệu hàng hóa mua vào bán ra lên phần mềm kế toán.
- Tổng hợp và báo cáo số liệu hàng hóa bán và mua hàng ngày cho trưởng phòng kế toán.
- Phối hợp cùng kế toán tổng hợp và bộ phận kế toán làm việc.
- Đối chiếu số liệu kho về việc mua bán hàng và số liệu trên phần mềm với công nợ.
- Tính và theo dõi chiết khấu khách hàng
Cuối ngày:
Tính tổng giá trị hàng đã bán ra và thuế giá trị gia tăng (nếu có)
Kiểm tra số lượng tồn, xuất kho vào cuối ngày và đối chiếu thủ kho.
Kế toán công nợ
Kế toán nội bộ bao gồm cả kế toán công nợ, thực hiện các công việc:
- Xác nhận hóa đơn, chứng từ thanh toán bán hàng.
- Kiểm tra công nợ.
- Lập bút toán chuyển công nợ hàng hóa, dịch vụ.
- Theo dõi thông tin khách thanh toán.
- Lập báo cáo công nợ đặc biệt và công nợ thường.
- Công nợ ủy thác và công nợ tạm ứng.
Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm phản ánh, ghi chép dựa trên chỉ tiêu giá trị doanh nghiệp. Từ đó thống kê những dữ liệu trên tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính một cách tổng quát.
Kế toán trưởng
Nhiệm vụ của kế toán trưởng là chỉ huy, kiểm soát, kiểm tra và điều hành công việc của các kế toán viên và kế toán tổng hợp nhằm đảm bảo công việc thực hiện đúng tiến độ và quy định. Từ đó, tham mưu hướng đi phù hợp cho giám đốc công ty.
Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát toàn bộ hoạt động trong công ty, sự cố hỏng hóc của hệ thống, chất lượng nhân viên, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, sự mở rộng và phát triển doanh nghiệp, chi phí quản lý,… Sau đó báo cáo kết quả kiểm tra kịp thời lên ban giám đốc và đưa ra giải pháp gợi ý nhằm đảm bảo hoạt động công ty diễn ra đúng pháp luật.
Yêu cầu doanh nghiệp đối với vị trí kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ cần phải rèn luyện nhiều kỹ năng bên cạnh việc nắm rõ công việc mình cần làm để có thể trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp. Ví dụ như:
- Thành thạo nghiệp vụ kế toán: Nhân viên kế toán cần nắm rõ các nghiệp vụ lưu trữ, thống kế, làm hồ sơ, làm báo cáo,… sau khi trang bị đủ kiến thức về ngành kế toán.
- Khả năng tính toán nhanh nhạy: Nhân viên kế toán cần rèn luyện khả năng tính toán nhanh ngoài việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ hiện địa nhằm hạn chế sai số một cách tối đa.
- Thành thạo tin học văn phòng cũng như phần mềm kế toán.
- Bảo mật thông tin tuyệt đối: Kế toán nội bộ có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để rò rỉ thông tin ra ngoài. Vì vậy, mỗi kế toán buộc phải có kỹ năng bảo mật thông tin chặt chẽ.
- Khả năng giao tiếp tốt và biết cách phối hợp khi làm việc chung các đồng nghiệp khác.
Thu nhập trung bình của kế toán nội bộ
Tùy theo đặc điểm công việc cụ thể và các yếu tố khác nhau như chính sách công ty, quy mô, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của mỗi người mà mức thu nhập có sự chênh lệch giữa các kế toán nội bộ.
Nhìn chung, mức lương dao động cho vị trí này khoảng:
Từ 4 – 5 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm.
Từ 10 – 20 triệu đồng/tháng hoặc hơn đối với người thành thạo công việc, tích lũy nhiều kinh nghiệm và làm việc tốt.
Trên đây là những thông tin về kế toán nội bộ cho những ai đang cần tìm hiểu. Hy vọng các kiến thức trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn công việc của một kế toán nội bộ sẽ như thế nào.
Có thể bạn sẽ thích
-
Học và thi CFA: Những điều cần lưu ý về Corporate finance – Môn học nền tảng quan trọng
Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp) là môn học quan trọng bởi nó chính là nền tảng để giúp học viên thực hiện các nhiệm vụ của mình.
-
Lệ phí thi CMA Hoa Kỳ mới từ tháng 10/2023
Tổng hợp các thay đổi mới nhất liên quan đến lệ phí thi chứng chỉ CMA Hoa Kỳ được IMA áp dụng từ ngày 01/10/2023.
-
3 Chiến lược phục hồi dành cho Kế toán quản trị
Khả năng phục hồi, chuyển đổi kỹ thuật số và kỹ năng mềm là ba chiến lược phục hồi doanh nghiệp được các chuyên gia từ Hội đồng CIMA đưa ra.
-
Ôn thi Big 4 bao nhiêu là đủ?
Nếu tháng 12 là mùa bận của kiểm toán viên thì tháng 8 là mùa bận của sinh viên năm 4 trong cuộc chiến giành cơ hội thực tập trong mơ tại Big4!
-
5 Vấn đề người làm Kế toán Quản trị phải biết?
Mỗi ngành kinh doanh sẽ có vấn đề cụ thể khác nhau, đó là một trong những điều mà người làm kế toán quản trị phải nắm được.
-
Cách phân biệt các loại thuế cho dân Kế – Kiểm
Nhiều dân kế toán mới bước chân vào nghề và chưa được tiếp xúc với nhiều loại thuế khác nhau nên rất còn bỡ ngỡ và có đôi lúc bị mắc sai lầm.
-
Học viên nói gì về khóa học ACCA tại FTMS Việt Nam?
Hãy cùng điểm qua những thông tin ấn tượng của các bạn học viên về những kỉ niệm khi học ACCA ở FTMS Việt Nam nhé!
-
Những chỉ số tài chính các giám đốc không thể không quan tâm
Các CEO cần phải giám sát và xem xét các con số quan trọng liên quan đến việc kinh doanh kể cả khi đã có một giám đốc tài chính chuyên trách.
-
3 câu hỏi dành cho sinh viên năm 1?
Trước thềm trở thành sinh viên năm 2, các bạn có bao giờ tự hỏi năm nhất mình đã trôi qua như thế nào và đã làm được những gì?
Bình luận