Kế toán quản trị là gì trong các doanh nghiệp hiện nay
Kế toán quản trị là gì, khái niệm này còn tương đối mơ hồ với nhiều người và khó phân biệt rõ ràng với các vị trí kế toán khác. Vậy trong doanh nghiệp, kế toán quản trị giữ vai trò như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của kế toán quản trị.
Kế toán quản trị là gì?
Để giúp bạn hình dung dễ hơn, hãy bắt đầu từ thực tế hàng ngày. Hiện nay, có không ít các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Mặc dù có thể các tổ chức này khác nhau về sứ mệnh, vai trò, mục tiêu. Song đều có 2 đặc điểm chính như sau:
- Đặc điểm 1: Mọi tổ chức đều xây dựng chiến lược hoạt động và mục tiêu kinh doanh cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của doanh nghiệp trong bao nhiêu tháng tới phải giảm tối đa chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận tối đa.
- Đặc điểm 2: Mục tiêu quản trị, để kiểm soát và điều hành hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý phải cần có thông tin. Nhu cầu thông tin cho quản lý càng nhiều nếu tổ chức có quy mô càng lớn.
Thách thức lúc này là bằng cách nào nhà lãnh đạo công ty nắm bắt thông tin quản trị tốt nhất, từ đó đưa ra phương án giải quyết tài chính tối ưu nhất? Muốn xây dựng hệ thống thông tin kế toán, kiểm soát hoạt động doanh nghiệp có thể nói tương đối khó với một nhà quản trị. Trong bối cảnh này, kế toán quản trị đóng vai trò cần thiết.
Khái niệm chính thức
Vậy từ ví dụ trên, kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị có nhiệm vụ cung cấp thông tin số liệu về tình hình tài chính thực tế của công ty. Từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định tối ưu nhất về hệ thống điều hành và quản lý.
Tại Việt Nam, khái niệm kế toán quản trị khá mới mẻ nhưng thực tế đã ra đời hơn 15 năm và dần trở nên thịnh hành đối với bộ phận kế toán hiện đại.
Những thông tin được cung cấp từ kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và vận hành doanh nghiệp. Đó là các thông tin tài chính và phi tài chính, được xác định rõ mục đích của thông tin đó.
Kế toán quản trị và kế toán tài chính có gì khác nhau?
Kế toán tài chính là quá trình phân tích, thu thập, xử lý vào báo cáo thông tin tài chính cho nhà quản trị doanh nghiệp. Toàn bộ các giao dịch diễn ra trong công ty đều do kế toán tài chính ghi lại và tổng kết, sau đó báo cáo lên cấp trên.
- Đối tượng: Nội bộ doanh nghiệp sẽ sử dụng thông tin của kế toán quản trị một cách triệt để như giám đốc, giám sát viên, các cấp quản lý,… Ngược lại, các thông tin của kế toán tài chính do người bên người doanh nghiệp sử dụng, gồm có khách hàng, cổ đông, người cho vay, chính phủ Nhà nước, nhà cung cấp,…
- Tính pháp lý: Chế độ pháp lý đối với kế toán quản trị mang tính nội bộ phù hợp điều kiện và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Với kế toán tài chính, tính pháp lý phải tuân theo quy định thống nhất về hoạt động ghi chép thông tin và hệ thống sổ.
- Hình thức thông tin: Giá trị và hiện vật là 2 hình thái mà kế toán quản trị thể hiện nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định. Còn kế toán tài chính sẽ thể hiện dưới dạng giá trị về các thông tin hoạt động kinh tế đã xảy ra cũng như chi phí phát sinh.
- Cách sử dụng báo cáo: Mục đích chính của kế toán quản trị phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. Do vậy báo cáo sẽ dùng để đi sâu vào từng khâu công việc và từng bộ phận trong công ty. Tuy nhiên, kế toán tài chính sẽ dùng báo cáo để tổng hợp kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
- Kỳ báo cáo: Tùy vào doanh nghiệp, kế toán quản trị báo cáo theo ngày, tuần, tháng, quý, năm. Trong khi đó kế toán tài chính báo cáo định kỳ vào đầu năm, cuối năm và theo từng quý.
Vai trò cần thiết của kế toán quản trị trong doanh nghiệp?
Trong một doanh nghiệp thương mại, kế toán quản trị được ví như nhà dự báo về tương lai. Từ đó giúp bạn lãnh đạo và các nhà quản trị lên kế hoạch và đưa ra quyết định cho việc phát triển doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Đặc điểm của kế toán quản trị là gì thể hiện ở những điều sau:
- Lý giải và phân tích nguyên nhân thua lỗ và tăng trưởng của doanh nghiệp và so sánh với các kỳ kế toán trước. Ngoài ra, kế toán quản trị cần dựa vào các nhân tố tác động đến lợi nhuận công ty để đánh giá. Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ có hoạch định rõ ràng cho tương lai hơn.
- Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị không đưa thông tin dưới dạng quy định. Kế toán viên sẽ cung cấp thông tin sao cho phù hợp nhu cầu nhà quản trị và doanh nghiệp nhất.
- Cung cấp cho chủ doanh nghiệp những thông tin hữu ích để họ tự quyết định vận mệnh công ty. Nói dễ hiểu hơn, kế toán quản trị chỉ gợi ý đề xuất và không có trách nhiệm thực hiện.
Yếu tố cần của một kế toán quản trị
Trau dồi nghiệp vụ và kiến thức ngành kế toán
Ngành kế toán đòi hỏi cao về kỹ năng, kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Trong công ty, họ có vai trò quan trọng nên việc hiểu rõ kiến thức chuyên ngành kế toán vô cùng cần thiết. Kế toán quản trị cần biết quản lý, phân tích tài chính và các công việc liên quan khác.
Học thêm chứng chỉ kế toán
Sở hữu chứng chỉ kế toán quốc tế mở rộng cơ hội thăng tiến hơn cho bạn. Điều này không những giúp bạn tăng giá trị bản thân mà còn nâng cao trình độ chuyên môn và nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên. Kế toán viên có thể học một số chứng chỉ như ACA, ICAEW, CPA,..
Kỹ năng nghề nghiệp
- Kỹ năng phân tích khoa học: Công việc của kế toán quản trị cần dựa vào những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích tài chính. Từ đó, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, hoàn thành những hoạt động khác đúng kế hoạch đề ra.
- Kỹ năng giao tiếp: Kế toán quản trị có nhiệm vụ giám sát và theo dõi nhân viên. Do đó khả năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng để hợp tác và trao đổi với đồng nghiệp ở các phòng ban. Ngoài ra, giao tiếp tốt giúp kế toán viên truyền đạt thông tin hiệu quả đến các cấp quản lý, lãnh đạo.
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp: Chịu trách nhiệm giám sát, quản lý nên kế toán quản trị phải biết cách sắp xếp và tổ chức công việc hợp lý. Đồng thời, biết phân chia các công việc quan trọng hơn nhằm tối ưu năng suất làm việc.
- Quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian giúp kế toán quản trị hoàn thành công việc đúng tiến độ khi phải thực hiện rất nhiều công việc. Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian giúp mọi việc diễn ra thuận lợi và khoa học.
Thái độ làm việc
Ngoài kỹ năng mềm, kế toán viên cần phải rèn luyện thái độ làm việc. Kế toán quản trị phải chịu trách nhiệm phân tích những con số và quản lý nhiều công việc. Do đó, kế toán cần hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác từ li từng, không để bất cứ sai sót nhỏ nào ảnh hưởng toàn doanh nghiệp.
Đặc biệt, nhân viên kế toán phải nghiêm túc phản ánh đúng đắn về giá trị, trung thực với công ty khi làm việc với tài chính. Kế toán viên phải cung cấp chính xác thông tin để giúp doanh nghiệp phát triển.
Qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về khái niệm kế toán quản trị là gì rồi phải không? Hy vọng những kiến thức trong bài viết giúp bạn có cái nhìn rõ nhất về ngành nghề này.
Có thể bạn sẽ thích
-
6 rủi ro từ ChatGPT mà kiểm toán nội bộ cần lưu ý
Theo nghiên cứu của Gartner, các nhà lãnh đạo pháp lý, kiểm toán nội bộ và tuân thủ đã xác định được 6 rủi ro mà ChatGPT gây ra.
-
Các phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam tham qua bốn phương pháp tính giá xuất kho cho hàng tồn kho theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam - Số 02.
-
Những thách thức trong việc áp dụng IFRS ở Việt Nam và một số yếu tố để thành công
Áp dụng IFRS cần rất nhiều sự thay đổi của doanh nghiệp và đòi hỏi phải có sự hiểu biết và hợp tác của nhiều bộ phận khác nhau.
-
6 Lý do CFA tạo nên “cơn sốt” khiến nhiều người theo đuổi
Kiến thức tài chính chuyên sâu, trải rộng của CFA từ lâu là tấm vé vàng thăng tiến trong các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
-
Đôi nét về Fixed Income và cơ hội nghề nghiệp liên quan
Hãy cùng FTMS tìm hiểu đôi nét về Fixed Income cũng như vai trò của nó và cơ hội nghề nghiệp cho người có nhu cầu theo đuổi lĩnh vực này.
-
Danh sách chuẩn mực IAS và IFRS còn hiệu lực đến 2023
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu về danh sách các chuẩn mực IAS và IFRS mới nhất và còn hiệu lực trong năm 2023 nhé!
-
Cập nhật thay đổi chương trình đào tạo CFA 2024
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam cùng điểm qua một số thay đổi đáng chú ý trong chương trình đào tạo CFA kể từ năm 2024 trở đi nhé!
-
FA/F3 Chìa khóa để chinh phục thành công ACCA
Hãy cùng FTMS tìm hiểu thêm về bản chất môn FA/F3 – Kế toán tài chính cũng như những ứng dụng của nó vào thực tiễn doanh nghiệp nhé.
-
Bật Mí Con Đường Tắt Đến Với Big4 Danh Giá – KPMG
Bạn muốn là một trong số ít những người trúng tuyển vào KPMG không? FTMS sẽ bật mí cho bạn con đường tắt đến với Big4 – KPMG.
Bình luận