4 hiểu nhầm phổ biến về môn học Ethics trong chương trình CFA
“Chán nhất là Ethics”, “học Ethics chẳng để làm gì”… Chắc hẳn trong số các bạn, không ít người đã từng nghĩ như vậy về môn học này trong chương trình CFA. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 hiểu nhầm thường thấy, gây nên “thành kiến” của người học với Ethics và song song đó là chỉ ra những điều mà bạn cần xem xét lại nếu bạn đang có những suy nghĩ tương tự.
1. Ethics không quan trọng
Thực tế Ethics là môn quan trọng bậc nhất trong chương trình phân tích đầu tư tài chính CFA. Tại sao ư? Hãy nhìn vào tỷ trọng các môn thi ở cả 3 Level trong chương trình CFA các năm gần đây:
Tỷ trọng các môn học trong kỳ thi CFA
Có thể thấy ở Level 1, Ethics chiếm 15%, chỉ xếp thứ hai sau môn Phân tích Báo cáo Tài chính (Financial Reporting Analysis). Qua 3 Level, trong khi một số môn biến mất như Quantitative methods, FRA, CF (Không thi ở level 3) thì Ethics vẫn trường tồn bền vững theo thời gian.
Ngoài ra khi đã có trong tay danh xưng CFA Charterholder, các bạn vẫn phải đảm bảo đạt được tín chỉ theo các chương trình đào tạo hàng năm của CFA trong đó Ethics là tín chỉ bắt buộc, còn các môn khác thì … tùy tâm. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đã khiến cái nhìn của bạn về môn Ethics thay đổi đúng không nào.
Như vậy, với viện CFA, Ethics là môn học rất được chú trọng. Nếu muốn đạt điểm cao, bạn càng cần phải đầu tư cho môn học này.
>> Xem thêm: Thông tin về chương trình CFA
2. Học Ethics chẳng để làm gì
Vậy bạn nghĩ khách hàng đến với bạn chủ yếu vì lý do gì? Vì bạn giỏi, có năng lực, kinh nghiệm, hay ngoại hình??? Bạn thấy người làm nghề tài chính “look pro”, áo vest, thắt cà vạt, trai xinh gái đẹp. Nhầm nhé, đó chỉ là hào nhoáng bên ngoài. Bạn có thể nghĩ các tiêu chí trên quan trọng nhưng một mối quan hệ bền vững lại thường không dựa trên các điều này.
Ethics là nền tảng vững chắc cho mọi thành công của bạn
Công việc trong ngành đầu tư tài chính của bạn thuận lợi hay không là dựa trên mối quan hệ của bạn với khách hàng, với công ty mà bạn làm việc. Mối quan hệ bền vững này có được là dựa trên niềm tin giữa các bên. Và tất nhiên, người ta không thể tin một người không chính trực, thiếu đạo đức phải không nào. Bạn có thể dùng các chiêu trò để kiếm lợi nhuận nhanh chóng nhưng chắc cũng khó xài đi xài lại nhiều lần. Dù có kiếm được lợi nhuận dựa trên các chiêu trò này thì sẽ có lúc bạn thấy ăn không ngon ngủ không yên. Hãy tưởng tượng đến cuối đời, bạn nằm trên một núi tiền mà lòng vẫn cảm thấy trống rỗng …
Bạn ơi, CFA sẽ chỉ bạn cách kiếm lợi nhuận bền vững trên thị trường đầu tư mà vẫn sống đúng với lương tâm của mình. Stephen Covey – tác gỉa của quyển sách Mega Best Seller – “7 thói quen của người thành đạt” đã đưa ra một quan điểm rất hay: con người để đạt được hạnh phúc thực sự cần thỏa mãn cả 4 nhu cầu: Vật chất (sức khỏe, kinh tế), Tình cảm (Các mối quan hệ sâu sắc), Trí tuệ (được học hỏi phát triển) và Tinh thần (Tìm được ý nghĩa của cuộc đời). Nếu như 9 môn khác trong CFA giúp bạn thỏa mãn cái nhu cầu vật chất về kinh tế và trí tuệ thì Ethics là kim chỉ nam để bạn đạt được 2 yếu tố còn lại về Tình cảm và Tinh thần nếu bạn đã, đang và sẽ theo đuổi ngành Đầu tư – Tài chính.
>> Xem thêm: Đăng ký học thử CFA với Thạc sĩ Cao Tiến Dũng, CFA (21/12/2020)
3. Ethics không áp dụng gì trong ngành phân tích đầu tư tài chính
Như đã nói trên, Ethics giúp bạn có được các mối quan hệ bền vững với khách hàng, với công ty. Chắc chắn, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn.
Bạn sẽ biết cách xử lý các xung đột phát sinh liên quan đến công việc trong ngành đầu tư tài chính đặc biệt là các vấn đề “tế nhị, khó nói” như nhận quà từ khách hàng, làm thêm bên ngoài, đầu tư chung với khách hàng và nhiều tình huống khác…
Học Ethics sẽ giúp bạn tránh được những cạm bẫy khi làm việc
Bạn sẽ tránh được các cổ phiếu bị đầu cơ, tránh rơi vào bẫy của “đội lái già dơ” và điêu luyện.
Khi đọc các báo cáo phân tích doanh nghiệp, bạn sẽ nhận diện được rủi ro nếu cứ nhắm mắt làm theo khuyến nghị của tác giả viết báo cáo hoặc tổ chức phát hành. Thay vào đó, bạn sẽ đánh giá được các báo cáo khuyến nghị đưa ra có trung thực, khách quan không từ đó ra được quyết định đầu tư đúng đắn.
Bạn sẽ biết không phải ai cũng thích lợi nhuận và chọn một cổ phiếu cho tất cả các khách hàng. Bạn sẽ chọn các công cụ đầu tư phù hợp cho từng đối tượng khách hàng: già hay trẻ , bảo thủ hay thích phiêu lưu, giàu có hay trung bình… Nên nhớ mỗi khách hàng là một cá nhân riêng biệt, có hoàn cảnh khác nhau, mục tiêu và nhu cầu khác nhau.
Bạn sẽ tránh được các vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch dựa trên thông tin nội gián, thao túng giá chứng khoán…
Bạn sẽ tránh được các chế tài của viện CFA như hủy quyền thi, hủy danh xưng CFA Charterholder vì những hành vi gây ra mà mình cũng không hiểu tại sao.
4. Ethics là môn chán nhất trong chương trình CFA
Mọi người đều nói như vậy. Nhưng trong đa số trường hợp, ý kiến của số đông thường… không đúng.
Nếu bạn có định kiến này thì FTMS chúng tôi sẽ có sứ mệnh giúp bạn có một cái nhìn khác về môn Ethics. Chúng tôi không nói lý thuyết suông mà sẽ đưa ra các tình huống mà bạn gặp hàng ngày trong ngành đầu tư tài chính. Từ đó, chúng ta sẽ cùng thảo luận về cách xử lý. để rồi bạn sẽ thấy Ethics sao mà gần gũi thế hoặc nhiều lúc bạn sẽ ồ lên với các đáp án, và thậm chí có khi bạn còn phản đối quan điểm của viện CFA và giảng viên. Không sao, ở FTMS, chúng tôi đề cao tinh thần dân chủ và … nói nhỏ nhé “Chưa chắc quan điểm của Viện CFA hay giảng viên phù hợp với thị trường Việt Nam”. Dù sao đi nữa, hẹn gặp bạn trong lớp Ethics của FTMS, chúng tôi luôn muốn lắng nghe quan điểm của bạn.
>>> Xem ngay: Ưu đãi học phí tốt nhất cho chương trình CFA 3 Level – Khai giảng năm 2021
Nguồn: FTMS Global
Có thể bạn sẽ thích
-
Tài chính ứng dụng #1: Quản trị dòng tiền – Chuyện sống còn của doanh nghiệp
Tiền mặt của công ty là một dòng chảy biến động, bạn vừa thu vào và vừa chi ra. Quản lý tốt dòng tiền giúp bạn phát triển nhanh và bền vững.
-
Dẫn Dắt Thay Đổi Trong Thời Đại Mới Với Bậc Thầy Ashim Kumar
Thay đổi dường như là một điều gì đó vô cùng khó khăn, rắc rối và cũng thật đáng sợ. Và nó cũng thường bị dẫn dắt sai hướng.
-
Những thông tin về thực tập kế toán bạn cần biết
Thực tập kế toán là cơ hội giúp sinh viên kế toán, kiểm toán xây dựng kinh nghiệm cho bản thân trước khi ra trường. Cùng tìm hiểu nhé!
-
Quản lý quỹ đầu tư: Các nguyên tắc quan trọng bạn nên biết
Đầu tư và quản lý quỹ đầu tư là những việc làm đảm bảo giúp bạn có được nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Vậy nguyên tắc quản lý như thế nào?
-
8 lý do khẳng định tầm quan trọng của IFRS
Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong BCTC ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài.
-
Làm thế nào để học CFA đạt được hiệu quả cao?
Để việc học CFA đạt được hiệu quả cao nhất, điều quan trọng là các bạn phải lựa chọn được các cơ sở đào tạo chất lượng.
-
3 câu hỏi dành cho sinh viên năm 1?
Trước thềm trở thành sinh viên năm 2, các bạn có bao giờ tự hỏi năm nhất mình đã trôi qua như thế nào và đã làm được những gì?
-
Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA
Chương trình học Kế toán Quản trị CMA được nhìn nhận là chuẩn mực toàn cầu cho các chuyên gia về Kế Toán Quản Trị và Quản Trị Tài Chính.
-
Tổng hợp các trung tâm đào tạo kế toán chuyên nghiệp
Nên tham gia khóa học đào tạo kế toán ở đâu đảm bảo kiến thức đầy đủ để theo đuổi sự nghiệp kế toán viên? Cùng theo dõi lời giải trong bài viết sau bạn nhé.
Bình luận