Ngân hàng đầu tư là gì? Đặc điểm, chức năng và nghiệp vụ
Ngân hàng đầu tư vốn là một trong những chủ thể dẫn đầu trong thị trường vốn của mỗi quốc gia. Vậy bạn đã biết đặc điểm, chức năng và nghiệp vụ chính của loại hình ngân hàng này chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi các nội dung chuyên môn dưới đây nhé.
Ngân hàng đầu tư là gì?
Ngân hàng đầu tư (Investment Bank) là một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, thực hiện chức năng liên quan đến các dịch vụ tư vấn, huy động vốn, mua bán và sáp nhập. Đối tượng chính của loại hình ngân hàng là chính phủ, tập đoàn và tổ chức.
Để đơn giản hơn, bạn có thể hiểu đây là đơn vị trung gian giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó nhà đầu tư đóng vai trò là người gửi tiền vào ngân hàng để đầu tư; còn doanh nghiệp, tổ chức là các chủ thể cần vay vốn ngân hàng để phát triển công ty.
Đặc điểm
- Tham gia tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đồng thời cung cấp dịch vụ cho vay trung và dài hạn thông qua chứng khoán. Phần lớn nguồn vốn đầu tư đều được huy động trong các cuộc phát hành trái phiếu trung, dài hạn.
- Mở rộng quy mô sang nhiều lĩnh vực khác như nghiệp vụ đầu tư, nghiên cứu…, nhằm mục tiêu trở thành một định chế tài chính kinh doanh đa chức năng.
- Không mở nhiều chi nhánh ở khắp nước bởi vì nó không nhận tiền gửi của công chúng. Thay vào đó chỉ huy động vốn từ doanh nghiệp, tổ chức.
- Là nơi hội tụ đội ngũ chuyên viên cực kỳ có năng lực về giám định, thẩm định, kế toán…
- Về cơ bản, có thể hình dung ngân hàng đầu tư giống như một công ty chứng khoán. Tuy nhiên mức độ phát triển của nó lớn mạnh hơn nhờ cung cấp các loại nghiệp vụ phức tạp.
Chức năng
Ngân hàng đầu tư được chia thành 3 chức năng chủ yếu sau:
Cố vấn tài chính
Lúc này, họ đóng vai trò là tổ chức cố vấn tài chính cho các nhà đầu tư là tập đoàn lớn nhỏ trên thị trường. Trách nhiệm của ngân hàng không chỉ nằm ở việc cung cấp lời khuyên chiến lược về tài chính, mà còn phác họa tầm nhìn chiến lược dựa trên kiến thức hiểu biết thấu đáo về mục tiêu, ngành và thị trường toàn cầu.
Qua đó giúp các tập đoàn phát hiện, đánh giá cơ hội và thách thức trong giai đoạn ngắn hạn và cả dài hạn.
Sáp nhập và mua lại
Hoạt động mua bán và sáp nhập là chức năng quan trọng nhất. Theo đó, ngân hàng có nhiệm vụ xem xét, ước tính giá trị của một thương vụ tiềm năng, đồng thời đưa ra mức giá phù hợp và thương lượng. Điều này giúp ích rất lớn cho quá trình mua bán, sáp nhập.
Tìm kiếm và nghiên cứu
Mỗi ngân hàng đều tổ chức một bộ phận nghiên cứu riêng biệt, nhằm mục đích tìm kiếm, nghiên cứu các dự án, thực hiện các báo cáo về triển vọng của họ.
Mặc dù bộ phận nghiên cứu không tạo ra doanh thu trực tiếp cho ngân hàng, song nó lại không thể thiếu trong việc cung cấp lời khuyên đầu tư hữu ích cho các khách hàng bên ngoài. Giúp tạo ra doanh thu một cách gián tiếp nếu khách hàng ký kết hợp đồng giao dịch.
Nghiệp vụ
- Nghiệp vụ đầu tư: Bao gồm các dịch vụ cơ bản như tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp….
- Nghiệp vụ đầu tư: Bao gồm môi giới sản phẩm chứng khoán niêm yết (đóng vai trò là bên trung gian thực hiện nhận lệnh và khớp lệnh cho khách hàng); nghiệp vụ đầu tư tạo thanh khoản thị trường (đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường); nghiệp vụ tự doanh nhằm đầu cơ biến động giá chứng khoán.
- Nghiệp vụ nghiên cứu: Đây là nghiệp vụ nghiên cứu giúp theo dõi tình hình hoạt động của chứng khoán, qua đó giúp các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn linh động, hiệu quả.
- Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn: Đây cũng là dạng nghiệp vụ đầu tư, tuy nhiên nó hướng đến đối tượng là các sản phẩm thay thế. Nghĩa là các sản phẩm không thuộc dạng truyền thống, như đầu tư bất động sản, cho vay đòn bẩy tài chính, cho vay đồng tài trợ…
CFA – Chứng chỉ nên có của một nhân viên ngân hàng đầu tư
Đối với ngân hàng đầu tư, việc nhân viên có chứng chỉ CFA thực sự rất quan trọng, mở ra nhiều cơ hội thăng tiến cũng như được đánh giá cao trong nghề nghiệp.
Chứng chỉ CFA là gì?
CFA (Chartered Financial Analyst) là một chứng chỉ tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực Phân Tích – Đầu Tư – Tài Chính. Nó được cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ. Viện CFA Hoa Kỳ chính thức ra đời từ năm 1947, đến nay đã có hơn 167.000 hội viên phủ rộng ở 165 quốc gia trên thế giới.
Chứng chỉ CFA đã được công nhận rộng rãi ở mọi nơi, nhờ cung cấp nền tảng kiến thức chuyên sâu về các hoạt động đầu tư của thị trường. Không chỉ thế còn mang tính thực tiễn cao, có thể đánh giá được tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của người sở hữu chứng chỉ.
Điều kiện để chinh phục chứng chỉ CFA?
Người dự thi cần đáp ứng một trong các yêu cầu cụ thể sau:
- Đối với CFA Level 1: Bạn cần có một trong các yêu cầu:
- Có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế.
- Có bằng cử nhân.
- Hoặc đang học năm cuối chương trình đại học.
- Đối với CFA Level 2:
- Bạn bắt buộc phải tốt nghiệp chương trình Đại học trước khi đăng ký thi.
- Có hộ chiếu quốc tế.
- Đã hoàn thành bài kiểm tra bằng tiếng Anh.
- Đang sinh sống tại quốc gia tham gia tổ chức thi.
Nhìn chung, các yêu cầu chinh phục chứng chỉ CFA kể trên khá nhiều. Do đó mà CFA được xem như “tấm hộ chiếu quyền lực” trong lĩnh vực phân tích đầu tư.
Lợi ích của CFA
- Thăng tiến trong công việc – Đây là điều mà hầu như ai cũng mong muốn. Với tấm bằng CFA trong tay, bạn như được tiếp thêm sức mạnh để chạm đến công việc mơ ước nhanh chóng. Bởi nó là hệ thống các kiến thức chuyên sâu, giúp bạn am hiểu rộng về phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản….
- Giá trị toàn cầu – CFA đã mở rộng mạng lưới ra hơn 165 quốc gia, cùng 150.000 chuyên gia làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, tấm bằng này có giá trị toàn cầu, dù bạn đi đến đâu cũng vẫn có cơ hội ứng tuyển vào những doanh nghiệp đầu tư lớn.
- Tăng mức thu nhập đáng kể – Cơ hội thăng tiến càng lớn, càng mang đến cho bạn nguồn thu nhập khổng lồ. Theo Salary Expert, mức thu nhập trung bình của nhân viên có bằng CFA ở nước ta trung bình 440 triệu đồng/năm.
Chương trình học CFA
10 môn học trong chương trình CFA được chia thành 4 nhóm chủ đề sau:
- Tools (Công cụ phân tích quyết định đầu tư):
- Quantitative methods;
- Economics;
- Financial Statement Analysis/ Financial Reporting and Analysis.
- Assets (Những sản phẩm tài chính có thể đầu tư):
- Equity Investments;
- Fixed Income;
- Derivatives;
- Alternative Investments.
- Portfolio Management and Analysis (Phân tích và Quản lý danh mục đầu tư):
- Corporate Issuers/ Corporate Finance;
- Portfolio Management.
- Ethical and Professional Standards (Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp):
- Ethical and Professional Standards.
Hình thức thi CFA
Chứng chỉ CFA sẽ được thi hoàn toàn trên máy tính cho cả 3 levels:
- Level 1: Thi trắc nghiệm. Thời gian thi vào tháng 2, 5, 8, 11.
- Level 2: Thi trắc nghiệm tình huống. Thời gian thi vào tháng 5, 8.
- Level 3: Thi tự luận và trắc nghiệm tình huống. Thời gian thi vào tháng 5, 11.
Lưu ý, mỗi kỳ thi sẽ kéo dài khoảng 6 ngày.
Bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về đặc điểm, chức năng và nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư. Song song đó chúng tôi còn cung cấp thêm thông tin về chứng chỉ quốc tế CFA, giúp bạn chinh phục ước mơ làm việc trong một doanh nghiệp đầu tư hàng đầu nhé.
Có thể bạn sẽ thích
-
Bắt kịp xu hướng kế kiểm, bạn có đang đúng hướng?
Theo một khảo sát mới công bố, ngành kế toán kiểm toán có số lượng tìm việc đông nhất, với 16,9% tại Hà Nội và 30% tại TP.Hồ Chí Minh.
-
Nên học kế toán quản trị ở đâu?
Học kế toán quản trị ở đâu đang là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất kể cả khi công việc Kế toán Quản trị còn chưa được phổ biến tại Việt Nam.
-
Học môn P1 – Kế toán quản trị trong chương trình CIMA để làm gì
P1 – Kế toán quản trị là môn học ở phần kiến thức về kỹ năng chuyên môn thuộc cấp độ thừa hành (Operational level) trong chương trình CIMA.
-
Học phí ngành kế toán năm 2023 là bao nhiêu?
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua học phí ngành kế toán của một số trường đại học lớn trong cả nước nhé!
-
4 hiểu nhầm phổ biến về môn học Ethics trong chương trình CFA
Đây là 4 hiểu nhầm thường thấy tạo nên thành kiến của người học với Ethics và song song đó là chỉ ra những điều mà bạn cần xem xét lại.
-
So sánh chương trình nghề nghiệp: ACCA, CFA, CIMA VÀ CMA
Hãy cùng tham khảo bảng so sánh các chứng chỉ ACCA, CFA, CIMA và CMA để chọn lựa chương trình học phù hợp cho mình nhé.
-
6 Lý do CFA tạo nên “cơn sốt” khiến nhiều người theo đuổi
Kiến thức tài chính chuyên sâu, trải rộng của CFA từ lâu là tấm vé vàng thăng tiến trong các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
-
Sinh viên kiểm toán nên học gì?
Để có thể tìm được một công việc tốt, ngoài việc rèn luyện trên trường Đại học, sinh viên Kiểm toán cần trang bị rất nhiều kiến thức khác.
-
Chức năng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì?
Kiểm toán nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Hãy cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu các chức năng chính của kiểm toán nội bộ nhé!
Bình luận