3 câu hỏi dành cho sinh viên năm 1?
Đã gần 1 năm kể từ khi chúng ta, sinh viên năm nhất điền nguyện vọng, thi đại học, sửa nguyện vọng, nộp hồ sơ và trở thành một tân sinh viên. Vậy trước thềm trở thành sinh viên năm 2, các bạn có bao giờ tự hỏi năm nhất mình đã trôi qua như thế nào và đã làm được những gì?
Các bạn thường cho rằng các môn chuyên ngành quan trọng thường được dạy vào năm 2,3,4, vì vậy, sinh viên năm nhất thường có xu hướng cho rằng năm nhất chỉ là khoảng thời gian “làm quen, nghỉ dưỡng, chơi bời” sau thời gian thi đại học đầy khắc nghiệt. Chính những lầm tưởng ấy có thể khiến bạn bị thụt lùi so với bạn bè trong tương lai đấy.
3 câu hỏi sau sẽ giúp chúng ta nhìn lại 1 năm qua một cách “ trần trụi” nhất
Bạn đã tham gia một câu lạc bộ/ tổ chức phi lợi nhuận?
Như một điều mà dường như sinh viên năm nhất mới vào trường thường hay được nghe “Môi trường ở đại học khác cấp 3 lắm”, “Sinh viên đại học mà học thụ động như cấp 3 thì vứt đi”. Thật vậy, đại học là một xã hội thu nhỏ đòi hỏi sự chủ động của các bạn sinh viên để học tập và phát triển. Và bạn cần chủ động tham gia một câu lạc bộ hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Tại đây bạn không chỉ làm quen với những người mới vô cùng nhanh, kết nối trường học mà còn vượt qua cảm giác cô đơn và nỗi nhớ nhà. Bạn có thể gặp đồng hương để chia sẻ, bạn có thể gặp bạn cùng ngành/chuyên ngành để cùng tiến, bạn có thể gặp tiền bối để dẫn dắt,… Nếu bạn là sinh viên kế kiểm thì các câu lạc bộ chuyên ngành sẽ là cực kỳ cần thiết. Bạn sẽ được biết tới các chương trình học mà sinh viên kế kiểm nào cũng rành, đó là ACCA – Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc. Rồi bạn sẽ được câu lạc bộ training kiến thức nền tảng kế toán từ a bờ cờ. Vậy tại sao lại không nhỉ?
Bạn đã trau dồi một ngoại ngữ khác?
Trong khi nhiều sinh viên thả mình vào những cuộc hẹn, cuộc đi chơi mỗi tối, một số bạn sinh viên khác đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ và dành ra tầm 2-3 buổi một tuần trau dồi, rèn luyện. Đâu phải chỉ sinh viên ngôn ngữ, sư phạm ngôn ngữ mới cần học ngoại ngữ, chính những nhà kế toán, kiểm toán tương lai đều cần trang bị cho mình một nền tảng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là kỹ năng viết và giao tiếp nếu muốn được thực tập ở BIG 4. Học một ngoại ngữ có thể lấy mất 2,3 cuộc vui với bạn bè trong tuần nhưng, bù lại, các bạn sẽ đạt được sự lưu loát trong giao tiếp và nổi bật hơn những sinh viên khác khi bước vào năm ba, năm tư. Với một thị trường thế giới ngày càng hội nhập, ngôn ngữ giờ đây không phải chỉ là một môn học bắt buộc ở trường cấp 3 hay đại học mà còn là công cụ nếu bạn muốn bay xa và cao hơn trong sự nghiệp của bản thân. Nếu bạn giờ còn chưa biết ” “Balance sheet” có nghĩa là Bảng cân đối kế toán, hay “Book-keeper” là gì thì một khóa học nền tảng kế toán ACCA sẽ là điều bạn đang cần bây giờ.
Bạn đã biết cách quản lý tài chính của bản thân?
Điều này có thể sẽ gây bất ngờ đối với nhiều sinh viên năm nhất bởi nó nghe có vẻ thật “vĩ mô”. Nhưng không đâu! Chúng ta thường được dạy rằng 18 tuổi tức năm nhất đại học, chúng ta đã phải tự chủ tài chính và nuôi chính bản thân mình. Tuy nhiên, điều ấy được xem như bất khả thi khi tiền học ngày càng đắt, phụ phí sinh hoạt ngày càng cao. Bắt đầu cuộc sống đại học, vấn đề chi tiêu của bạn dường như vẫn được bố mẹ phụ cấp nhưng bạn sẽ cần là người tự làm chủ những khoản chi tiêu ấy trên những bước chập chững bước vào đời. Đối với những bạn học kinh tế nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng, biết cách “làm việc với tiền” là vô cùng quan trọng. Biết cách take note các khoản chi tiêu là “bút toán”, biết chi tiêu hợp lý vào đồ cần thiết là “đầu tư mạo hiểm”, biết trung thực thay vì tự lừa dối lòng mình là “đạo đức nghề nghiệp”… Tất cả vấn đề đó là nền tảng kế toán mà bất cứ ai trong ngành cũng phải biết. Nói vui thế thôi, tuy nhiên, với những bạn sinh viên năm nhất đã biết cách quản lý tài chính bản thân, các bạn đã làm tốt lắm đó và hãy phát huy điều đó nhé!
Đọc đến đây, một số bạn có thể thấy hơi “giật”, số ít sẽ thở phào nhẹ nhõm. Ấy nhưng “Late better than never”, sắp kết thúc năm nhất và sắp trở thành tiền bối cho các em tân sinh viên, chúng mình hãy hít một hơi, lên kế hoạch cần thực hiện trong hè này để có một sự chuẩn bị kịp thời cho năm 2 nhé. Chúc các bạn may mắn!
Có thể bạn sẽ thích
-
Tăng tính đầy đủ, hữu hiệu của chức năng kiểm toán nội bộ
Để tăng cường tính đầy đủ, hữu hiệu của chức năng kiểm toán nội bộ (KTNB), Singapore đã đưa ra 10 nguyên tắc đánh giá.
-
Những điều cơ bản cần biết về IFRS
IFRS (International Financial Reporting Standards) hay Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là hệ thống các chuẩn mực kế toán.
-
Bộ Tài Chính công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2
Ngày 06/07/2022, thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn đã ký ban hành Quyết định 1366/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2.
-
CMA là gì? Toàn tập về Certified Management Accountant
CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ chứng nhận khả năng chuyên môn về kế toán quản trị và quản trị tài chính được cấp bởi IMA.
-
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả?
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả là câu hỏi mà bất kỳ học viên nào cũng đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu về ACCA.
-
Vì sao bạn nên học ACCA ngay từ khi còn là sinh viên?
Khi bạn đang là sinh viên, thời gian rảnh sẽ nhiều hơn so với khi đã đi làm rất nhiều, điều đó giúp cho việc ôn thi ACCA được diễn ra liên tục.
-
Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm toán nội bộ, hãy cùng FTMS Việt Nam phân tích quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ nhé!
-
Tìm hiểu phân tích tài chính và các yếu tố quan trọng
Phân tích tài chính đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp. Vậy có những kỹ thuật phân tích cơ bản nào?
-
Cơ hội nghề nghiệp không giới hạn khi sở hữu chứng chỉ ACCA
Chứng chỉ ACCA chính là nền tảng hoàn hảo giúp cho các sinh viên kế kiểm, tài chính, thuế mở rộng cơ hội nghề nghiệp tại 1000+ doanh nghiệp.
Bình luận