CPA là gì? Toàn tập về chứng chỉ CPA Việt Nam
CPA (Certified Public Accountants) hay kế toán viên công chứng được cấp phép là những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội Nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.
CPA Việt Nam là chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên được cấp bởi Bộ Tài chính sau khi bạn vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên. Chỉ khi có chứng chỉ CPA Việt Nam thì bạn mới được xem là một kiểm toán viên, có quyền điều hành hoạt động kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.
Trong bài viết này, FTMS Việt Nam sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin tổng quan nhất về chứng chỉ CPA Việt Nam. Mời các bạn quan tâm cùng theo dõi nhé!
CPA là gì?
Như đã giới thiệu ở đầu bài viết, CPA (Certified Public Accountants) hay kế toán viên công chứng được cấp phép là những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội Nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.
Tại Việt Nam, các kế toán viên và kiểm toán viên thường theo đuổi chứng chỉ CPA Việt Nam hoặc CPA Úc để chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nhằm tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến trong công việc hay mở công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán của riêng mình.
Chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên (CPA Việt Nam) được cấp bởi Bộ Tài chính sau khi bạn vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ. Chứng chỉ CPA Việt Nam cũng là điều kiện bắt buộc để trở thành hội viên của Hiệp hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA).
Còn với chứng chỉ CPA Úc (hay chứng chỉ CPA Australia), bạn phải hoàn thành kỳ thi do Hiệp hội Kế toán Công chứng Úc (CPA Úc) tổ chức. Những người đã có chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ được miễn 3/12 môn thi chứng chỉ CPA Úc.
Toàn tập về CPA Việt Nam
Những ai cần có chứng chỉ CPA Việt Nam?
Một kiểm toán viên thông thường sẽ không bắt buộc phải có chứng chỉ CPA, bạn sẽ bắt buộc cần có chứng chỉ CPA Việt Nam nếu muốn làm các công việc sau.
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc (công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh), chủ doanh nghiệp của các công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Kiểm toán viên ở các công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân cần ít nhất 5 kiểm toán viên có chứng chỉ CPA khi đăng ký thành lập).
Điều kiện dự thi
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư số 91/2017/TT-BTC.
Tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học được hiểu là:
– Tổng số đơn vị học trình chỉ tính phần học lý thuyết và bài tập của các môn học, không tính số tiết quy đổi đơn vị học trình của báo cáo thực tập, báo cáo kiến tập, báo cáo thu hoạch của người học;
– Trường hợp bảng điểm đại học của người đăng ký dự thi không ghi rõ số đơn vị học trình mà chỉ ghi số tiết học của các môn học thì tổng số tiết học của các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế phải từ 7% tổng số tiết học của khóa học trở lên.
+ Số học trình (hoặc tiết học) của các môn Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế…được tính là số học trình (tiết học) môn Tài chính.
+ Số học trình (hoặc tiết học) các môn Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích hoạt động kinh tế…được tính là số học trình (tiết học) môn Phân tích hoạt động tài chính.
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
Về thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán được tính cộng dồn theo các thời gian công tác có xác nhận trên các Giấy xác nhận thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán, xét trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp (ghi trên bằng đại học hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
- Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán năm 2015.
Điều kiện nhận chứng chỉ
- Người dự thi chứng chỉ CPA Việt Nam phải đạt 38 điểm trở lên (trừ môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm với các môn sau:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
- Thuế và quản lý thuế nâng cao;
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
- Ngoại ngữ (trình độ C): Chọn 1 trong 5 ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.
- Đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn dự thi lấy Chứng chỉ CPA phải đạt 12,5 điểm trở lên (trừ môn môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm với các môn sau:
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
- Ngoại ngữ (trình độ C): 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.
Thời gian cho mỗi môn thi là 180 phút. Riêng môn ngoại ngữ là 120 phút.
- Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên thi 4 môn thi sau:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
- Thuế và quản lý thuế nâng cao;
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Hồ sơ dự thi
Đối với người đi thi lần đầu:
- Phiếu đăng ký dự thi:
- Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú.
- 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú.
- Bản sao bằng tốt nghiệp được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu là bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành khác thì phải nộp kèm bảng điểm có chứng thực ghi rõ số tiết của tất cả các môn học. Nếu người dự thi nộp bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì phải nộp kèm bảng điểm ghi rõ ngành học có chứng thực.
- 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.
Đối với người thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn chưa đạt yêu cầu
- Phiếu đăng ký dự thi:
- Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú.
- 1 ảnh màu (3×4) và đóng dấu giáp lai
- Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;
- 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.
Đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA Việt Nam)
- Phiếu đăng ký dự thi:
- Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú.
- 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú.
- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kế toán;
- 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.
Người đăng ký dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên cần gửi hồ sơ đến Hội đồng thi do Bộ Tài chính Việt Nam thành lập trước ngày thi ít nhất 30 ngày.
Các thông tin liên quan đến CPA Việt Nam được tổng hợp theo Thông tư 91/2017/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 31/08/2017.
So sánh chứng chỉ CPA Việt Nam và CPA Úc
Tiêu chí | Chứng chỉ CPA Úc | Chứng chỉ CPA Việt Nam |
Hội đồng tổ chức | Hội kế toán công chứng Úc | Chứng chỉ CPA được cấp theo từng quốc gia/lãnh thổ. CPA Việt Nam do Bộ tài chính tổ chức thi và cấp phép. |
Năm ra đời | Ra đời 12/04/1886 | Bộ Tài chính bắt đầu tổ chức kỳ thi CPA Việt Nam vào tháng 10/1994.
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA ra đời năm 2005. |
Điều kiện dự thi | Để được đăng ký dự thi, bạn cần nộp hồ sơ xét tuyển đầu vào đến CPA Úc (căn cứ vào bằng cấp và thành tích sau đại học). | Để dự thi, bạn cần có kinh nghiệm làm việc thực tế 36-48 tháng. Ngoài ra có điều kiện bắt buộc về chuyên ngành học Đại học. |
Phạm vi công nhận | Những người sở hữu CPA Úc đang làm việc tại hơn 120 quốc gia trên thế giới. | CPA Việt Nam hữu dụng nhất khi bạn muốn trở thành kiểm toán viên tại Việt Nam. |
Số lượng hội viên toàn cầu | Hơn 168.000 hội viên sinh sống và làm việc trên 150 quốc gia (tính đến tháng 02/2021). | Hiện VACPA có trên 1.400 hội viên trên cả nước là những người có chứng chỉ CPA Việt Nam và chủ yếu đang hành nghề tại các công ty kiểm toán. |
Số lượng hội viên Việt Nam | 385 (tính đến 2015)
(Theo VACPA) |
Hơn 1.400 hội viên
(Theo VACPA) |
Chương trình học | CPA Úc gồm 2 cấp độ và 12 môn học (2 môn tự chọn)
Cấp độ cơ bản (Foundation): gồm 6 môn Môn 1: Economics & Markets Môn 2: Foundation of Accounting Môn 3: Fundamentals of Business Law Môn 4: Business Finance Môn 5: Financial Accounting & Reporting Môn 6: Management Accounting Cấp độ chuyên nghiệp (Professional): gồm 6 môn Môn bắt buộc (Compulsory subject) Môn 7: Ethics & Governance Môn 8: Strategic Management Accounting Môn 9: Financial Reporting Môn 10: Global Strategic Leadership Môn 11 + Môn 12 – tự chọn (Elective subject) chọn 2 trong số các môn dưới đây: Advanced Taxation/ Financial Risk Management/ Advanced Audit & Assurance / Contemporary Business Issues/ Financial Planning/ Fundamentals/ Superannuation & Retirement Planning/ Investment Strategies/ Risk Advice & Insurance |
CPA Việt Nam cung cấp kiến thức về tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, thuế qua 7 môn học trọng tâm:
Môn 1: Tài chính và quản lý tài chính nâng cao Môn 2: Thuế và quản lý thuế nâng cao Môn 3: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp Môn 4: Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao Môn 5: Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao Môn 6: Phân tích hoạt động tài chính nâng cao Môn 7: Ngoại ngữ (chọn 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Tiếng Anh, Trung, Pháp, Nga, Đức) Nếu bạn sở hữu chứng chỉ hành nghề kế toán, bạn chỉ cần học và thi 3 môn sau: (1) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao (2) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao (3) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung quốc |
Điều kiện cấp chứng chỉ | Hoàn thành bằng cấp hoặc giải thưởng sau đại học được CPA Australia công nhận.
Hoàn thành Chương trình CPA, bao gồm 3 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, kế toán hoặc kinh doanh. Thực hiện các hoạt động học tập phát triển mỗi năm (continuing professional development – CPD). Tuân thủ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt do CPA Australia đặt ra. |
Ứng viên phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành về: Kế toán, kiểm toán, ngân hàng và tài chính. Hoặc các môn kế kiểm, thuế, tài chính cần chiếm 7% học phần.
Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 36 tháng trở lên hoặc 48 tháng làm trợ lý kiểm toán. Vượt qua kỳ thi CPA Việt Nam. |
Thời hạn yêu cầu hoàn thành | Thời hạn 6 năm để bạn hoàn thành chứng chỉ CPA Úc kể từ lúc đăng ký trở thành hội viên cộng tác (Associate member). | CPA Việt Nam cho phép bạn bảo lưu kết quả thi (kết quả kì thi trước có thể lấy làm kết quả tính điểm cho kỳ thi sau). Ba năm là thời hạn bạn có thể bảo lưu điểm môn thi. Kết thúc thời gian bảo lưu thì kết quả thi sẽ bị hủy, nếu muốn thi lại thì bạn phải thi lại từ đầu như người thi lần đầu tiên. |
Thời gian dự kiến có thể hoàn thành | 1,5 – 3 năm | 4 năm |
Thời gian chứng chỉ có hiệu lực | 2 năm | 5 năm |
Tính thuận tiện các kỳ thi (thi trên giấy hay máy tính, tổ chức bao nhiêu lần) | Hình thức thi
Ứng viên lựa chọn 1 trong 2 hình thức thi: thi trên máy hoặc thi trên giấy Cấu trúc đề Môn học bắt buộc: Thi tự luận kết hợp trắc nghiệm Môn tự chọn: Trắc nghiệm 100% Đề thi mở, áp dụng case study thực tế Thời lượng thi 3 tiếng 15 phút Tần suất thi 4 lần/ năm |
Hình thức thi
Thi trên giấy Cấu trúc đề Thi tự luận 100%, thiên hướng lý thuyết Thời lượng thi Bài thi có thời lượng 180 phút. Riêng môn Ngoại ngữ thi trong 120 phút. Tần suất thi Kỳ thi CPA Việt Nam thường được tổ chức 2 đợt trong một năm, vào quý III hoặc quý IV. |
Tỷ lệ đỗ | 45-55% | 15-20% |
Lệ phí thi | Phí dự thi: 580 AUD;
Phí gia hạn ngày thi: 75 AUD; Phí hoãn thi: 330-450 AUD; Phí kỳ thi nền tảng (foundation exam): 345 AUD; Đối với những người di cư đến Úc và muốn làm bài thi đánh giá kỹ năng CPA (skills assessment): 320 AUD. (Các phí trên chưa bao gồm tài liệu học và chương trình ôn thi) |
Theo thông tin từ Cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến, lệ phí thi CPA Việt Nam là
200.000 VNĐ/ môn thi đối với người dự thi lần đầu. 250.000 VNĐ/môn thi đối với người đã có chứng chỉ kế toán viên. 250.000 VNĐ/môn thi đối với người đăng ký thi các môn chưa đạt hoặc thi tiếp các môn chưa thi. 2.000.000 VNĐ đối với người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài. |
Kỹ năng đạt được | Các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ kiểm toán: phối kết hợp để duy trì và xem xét báo cáo tài chính và các giao dịch liên quan cho các công ty, đệ trình các biểu mẫu thuế hoặc lợi nhuận cho các cá nhân và doanh nghiệp. | Một kiểm toán viên với chứng chỉ CPA Việt Nam có thể tư vấn và quản lý tài chính cho các cá nhân hay doanh nghiệp. Những nhiệm vụ cụ thể của họ như: quản lý đầu tư, kế hoạch kinh doanh, phân tích kinh doanh, kiểm toán, quản lý tiền lương, sổ sách kế toán và thuế. |
Cơ hội nghề nghiệp | CPA Úc được đánh giá cao bởi nhiều hiệp hội kiểm toán vì độ uy tín mà chứng chỉ này mang lại. Ở Việt Nam, chứng chỉ CPA Úc giúp bạn được công nhận và ưu tiên khi tuyển dụng trong các lĩnh vực kế toán – tài chính. | Chứng chỉ CPA mở ra cơ hội với những ngành nghề như: kế toán doanh nghiệp, kế toán công, kiểm toán, với những vị trí cấp cao hơn là kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính (CFO). Ngoài ra, bạn có thể tham gia những lĩnh vực khác như: quản lý, CNTT, pháp lý, sản xuất, kê khai thuế,… |
Các vị trí công việc | Kiểm toán viên.
Kiểm toán nội bộ. Chuyên viên kiểm toán công nghệ thông tin. Kế toán trưởng. Quản lý tài chính doanh nghiệp. Chuyên viên kiểm soát tài chính. Tư vấn kế toán & thuế. Chuyên viên phòng tài chính kế hoạch. Chuyên viên chính sách kế toán thuế… |
Kiểm toán viên.
Kiểm toán nội bộ. Chuyên viên kiểm toán công nghệ thông tin. Kế toán trưởng. Quản lý tài chính doanh nghiệp. Chuyên viên kiểm soát tài chính. Tư vấn kế toán & thuế. Chuyên viên phòng tài chính kế hoạch. Chuyên viên chính sách kế toán thuế… |
Mức lương trung bình | Trung bình 82.562 AUD/năm khi sở hữu chứng chỉ CPA Úc và làm việc tại Úc.
Tại Việt Nam, kiểm toán viên có CPA Úc có thu nhập từ 1.000-2.000 USD/ tháng. |
Mức lương trung bình của kiểm toán viên tại Việt Nam là 12 triệu đồng/tháng (theo JobsGo). |
Có thể bạn sẽ thích
-
Đây là lý do tại sao Berkshire Hathaway chỉ công bố BCTC vào cuối tuần
Warren Buffett muốn các nhà đầu tư có nhiều thời gian nhất để phân tích kỹ lưỡng báo cáo tài chính của Berkshire Hathaway.
-
4 hiểu nhầm phổ biến về môn học Ethics trong chương trình CFA
Đây là 4 hiểu nhầm thường thấy tạo nên thành kiến của người học với Ethics và song song đó là chỉ ra những điều mà bạn cần xem xét lại.
-
Học môn P1 – Kế toán quản trị trong chương trình CIMA để làm gì
P1 – Kế toán quản trị là môn học ở phần kiến thức về kỹ năng chuyên môn thuộc cấp độ thừa hành (Operational level) trong chương trình CIMA.
-
Đôi nét về Fixed Income và cơ hội nghề nghiệp liên quan
Hãy cùng FTMS tìm hiểu đôi nét về Fixed Income cũng như vai trò của nó và cơ hội nghề nghiệp cho người có nhu cầu theo đuổi lĩnh vực này.
-
Điều kiện dự thi và lệ phí thi chứng chỉ CMA năm 2023
Tất tần tật những thông tin bạn cần biết về điều kiện dự thi và lệ phí thi chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) trong năm 2023.
-
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị AI
Tư duy độc lập của kiểm toán viên và khả năng đánh giá rủi ro là những nền tảng cơ bản để đánh giá và giám sát hiệu quả các mô hình AI.
-
4 lý do nên bắt đầu với hai môn ACCA nền tảng MA/F2 – FA/F3
Mời các bạn cùng khám phá một báo cáo P/L và phương thức phân tích P/L hiệu quả giúp tìm ra những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
-
Những thách thức trong việc áp dụng IFRS ở Việt Nam và một số yếu tố để thành công
Áp dụng IFRS cần rất nhiều sự thay đổi của doanh nghiệp và đòi hỏi phải có sự hiểu biết và hợp tác của nhiều bộ phận khác nhau.
-
Chuyện thú vị ở Big 4 Kiểm toán: Tại sao doanh thu kiểm toán của PwC chỉ bằng 6% của EY nhưng lãi ròng lại cao gấp 14 lần?
Vốn có ấn tượng với sự "sang chảnh" của Big 4 kiểm toán nên nhiều người có thể sẽ khá ngạc nhiên khi biết lợi nhuận của các công ty này.
Bình luận