Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

Đăng ký ngay

    Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

    Đăng ký ngay

      a

      FTMS Việt Nam

        /  Kiến thức   /  Vai trò và sự khác biệt của kế toán quản trị với kế toán tài chính
      Vai trò và sự khác biệt của kế toán quản trị với kế toán tài chính

      Vai trò và sự khác biệt của kế toán quản trị với kế toán tài chính

      Kế toán quản trị là một thuật ngữ tương đối phổ biến trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa phân biệt được vai trò của kế toán quản trị và kế toán tài chính. Vì thế hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn khái niệm kế toán quản trị là gì? Để trở thành người làm kế toán quản trị cần học chứng chỉ nào?

      Kế toán quản trị là gì?

      Kế toán quản trị (Management Accounting) là một chức vụ trong bộ máy kế toán của một doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nó là cung cấp các số liệu thực tế về tình hình tài chính của công ty cho người lãnh đạo. Qua các con số này, họ sẽ dễ dàng đưa ra hướng giải quyết vấn đề (nếu có) một cách thuận lợi và tối ưu nhất.

      Khái niệm kế toán quản trị đang dần trở nên phổ biến ở nước ta. Thông thường người quản lý cần nắm rõ các thông tin về doanh nghiệp, bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tất nhiên các thông tin này đều thuộc vai trò của kế toán quản trị.

      Kế toán quản trị là gì

      Vai trò của kế toán quản trị

      Để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo cần dựa vào các thông tin trong báo cáo tài chính hằng ngày. Chính vì thế kế toán quản trị chính là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định theo từng bước sau:

      • Lập kế hoạch: Ban quản lý doanh nghiệp luôn đề ra các kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết nhất dựa theo mục tiêu và mốc thời gian. Các kế hoạch sẽ đi liền với các giai đoạn mục tiêu khác nhau từ ngắn hạn, trung hạn cho đến dài hạn. Ngoài việc dựa theo số liệu, thông tin do kế toán quản trị cung cấp, người quản lý cũng cần tổng hợp các bộ phận khác trong công ty để vạch ra lộ trình, kế hoạch cụ thể.
      • Tổ chức công tác điều hành: Sau khi đã có kế hoạch rõ ràng, nhà quản lý sẽ đưa ra phương án liên kết tốt nhất giữa các phòng ban, con người, nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình điều hành, người lãnh đạo cần giám sát nghiêm khắc các hoạt động hàng ngày của từng bộ phận.
      • Kiểm soát: Đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi nhà quản lý liên tục kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Trong quá trình kiểm soát, lãnh đạo cần chủ động so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch để xem xét tính hiệu quả của kế hoạch. Nếu chưa đạt, cần hiệu chỉnh lại để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
      • Ra quyết định: Là bước cuối cùng và cũng không hề đơn giản, bởi lúc này nhà quản lý cần đưa ra quyết định lựa chọn phương án hợp lý.

      Tóm lại, toàn bộ quy trình ra quyết định đều cần có sự hỗ trợ của nền tảng thông tin. Trong khi đó thông tin lại gắn liền với công tác kế toán quản trị. Vì thế có thể khẳng định rằng vai trò, chức năng của kế toán quản trị là rất to lớn, giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt công việc.

      Vai trò của kế toán quản trị

      Kế toán quản trị khác với kế toán tài chính như thế nào?

      • Về đối tượng sử dụng thông tin:
        • Kế toán quản trị: Các thông tin được yêu cầu nộp cho đội ngũ chủ chốt của tổ chức, gồm chủ sở hữu, ban giám đốc, nhà quản lý, giám sát viên,…
        • Kế toán tài chính: Các thông tin được cung cấp cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, gồm cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ….
      • Về đặc điểm thông tin:
        • Kế toán quản trị: Thông tin cung cấp phải chính xác, đầy đủ, linh hoạt, nhanh chóng; Không yêu cầu tuân theo nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung; Thông tin được thể hiện dưới dạng hiện vật và giá trị.
        • Kế toán tài chính: Thông tin cung cấp phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế và được biểu hiện dưới hình thức giá trị.
      • Về tính pháp lý:
        • Kế toán quản trị: Mang tính nội bộ, chỉ có ban quản lý, ban giám đốc mới được yêu cầu thông tin thuộc thẩm quyền từng doanh nghiệp.
        • Kế toán tài chính: Mang tính pháp lệnh, nghĩa là các thông tin cần đảm bảo tính minh bạch, thống nhất trong hệ thống sổ ghi chép, trình bày.
      • Về hình thức báo cáo sử dụng:
        • Kế toán quản trị: Báo cáo dưới dạng thông tin, tập trung vào từng bộ phận, từng nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp.
        • Kế toán tài chính: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

      Kế toán quản trị và kế toán tài chính có sự khác biệt rất lớn

      Tìm hiểu chứng chỉ kế toán quản trị Hoa Kỳ (CMA)

      Tổng quan về chứng chỉ kế toán quản trị Hoa Kỳ (CMA)

      CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ kế toán quản trị được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants). Đây là một tổ chức nổi tiếng có tuổi đời hoạt động lâu năm trong ngành kế toán – tài chính. Ở thời điểm hiện tại, chứng chỉ CMA đã đạt được cột mốc đáng tự hào với hơn 140.000 hội viên được công nhận phủ khắp 150 quốc gia toàn cầu.

      Chứng chỉ kế toán quản trị Hoa Kỳ (CMA)

      Chương trình học CMA tập trung chính vào các kiến thức, kỹ năng thiết yếu giúp bạn có sự chuẩn bị tốt trong công việc kế toán quản trị. Từ đó đạt được các vị trí Giám đốc Tài chính hoặc chuyên gia tư vấn Tài chính thuận lợi hơn.

      Vì sao nên học chứng chỉ CMA?

      Lợi ích đối với doanh nghiệp:

      • Giúp doanh nghiệp có được các báo cáo phân tích, dự báo tình hình tài chính chuẩn xác, từ đó hỗ trợ ra quyết định hiệu quả.
      • Kích thích nhân viên không ngừng trau dồi kiến thức, đồng thời thu hút nhân tài sở hữu chứng chỉ kế toán quản trị CMA.
      • Tăng uy tín doanh nghiệp trong mắt các cổ đông, nhà đầu tư và đối tác.

      Lợi ích đối với người có chứng chỉ CMA:

      • Được doanh nghiệp đánh giá cao về trình độ chuyên môn.
      • Có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, từ đó nâng cao thu nhập cá nhân. Hơn nữa còn có thể được điều đi nước ngoài làm việc dễ dàng.
      • Được giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm với nhiều chuyên gia trong mạng lưới hội viên IMA.
      • Được cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm.
      • Được cung cấp kho học liệu, tạp chí chuyên ngành kế toán quản trị của IMA.

      Sở hữu chứng chỉ CMA mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội trong sự nghiệp

      Ai nên tham gia khóa học chứng chỉ CMA?

      • Các kế toán nội bộ.
      • Các kế toán tổng hợp.
      • Người quản lý, giám đốc, trưởng bộ phận…

      Ưu điểm nổi bật của CMA

      • Bằng cấp quốc tế được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA.
      • Chứng chỉ đã được công nhận tại hơn 140 quốc gia.
      • Tài liệu học chất lượng được cập nhật hằng năm.
      • Thời gian học chỉ trong 8 – 12 tháng.
      • Kỳ thi linh hoạt theo tháng.

      Chương trình học kế toán quản trị CMA

      • Phần 1: FINANCIAL PLANNING, PERFORMANCE AND ANALYTICS
        • External Financial Report Decisions (15%)
        • Planning, Budgeting and Forecasting (20%)
        • Performance Management (20%)
        • Cost Management (15%)
        • Internal Controls (15%)
        • Technology and Analytics (15%)
        • Revision and Mock Exam
      • Phần 2: STRATEGIC FINANCIAL MANAGEMENT
        • Financial Statement Analysis (20%)
        • Corporate Finance (20%)
        • Decision Analysis (25%)
        • Risk Management (10%)
        • Investment Decisions (10%)
        • Professional Ethics (15%)
        • Revision and Mock Exam.

      Các loại phí liên quan đến CMA

      Các quy định thi CMA

      Học viên chủ động đăng ký lịch thi theo nguyện vọng bản thân, đồng thời hoàn thành đóng phí trong thời gian sớm nhất. Thường hạn chót đăng ký thi CMA như sau:

      • Giai đoạn từ tháng 1 – tháng 2: hạn chót ngày 15/1.
      • Giai đoạn từ tháng 5 – tháng 6: hạn chót ngày 15/5.
      • Giai đoạn từ tháng 9 – tháng 10: hạn chót ngày 15/9.

      Lưu ý: Học viên không thể thay đổi mốc thời gian thi sau khi đăng ký. Trường hợp muốn thay đổi ngày thi, phải đăng ký đổi trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký. Đồng thời thanh toán thêm $50.

      Trên đây là tổng hợp thông tin thú vị về ngành kế toán quản trị, cũng như vai trò, chức năng của nó đối với doanh nghiệp, tổ chức. Hy vọng các kiến thức sẽ hữu ích với bạn nhé.

      Có thể bạn sẽ thích

      Bình luận

      error: Content is protected !!