Giải mã ACCA: Bí quyết đạt 78/100 điểm môn SBL (ACCA)
Mời các bạn cùng tham khảo bí quyết đạt 78/100 điểm môn ACCA từ anh Nguyễn Quốc Tuấn, học viên FIA và ACCA tại FTMS Việt Nam nhé!
Đôi nét về anh Nguyễn Quốc Tuấn
- Học viên FIA và ACCA tại FTMS Việt Nam.
- Trợ lý Tư vấn M&A tại Deloitte Việt Nam.
- Hoàn thành chứng chỉ ACCA trước khi ra trường, với điểm số cao ở các môn P (SBR 67, AFM 75, SBL 78).
- Hoàn thành kỳ thi CFA Level I với kết quả Top 10% Thế giới.
- Chứng chỉ IELTS 8.0
- Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán Tiên tiến loại Xuất sắc
- Năm kì liên tiếp Học bổng loại Giỏi của viện AEP, ĐHKTQD (cho top 10% học sinh)
- Huy chương Đồng Học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh năm 2017
Bí quyết đạt 78/100 điểm môn SBL (ACCA)
“Theo mình cảm nhận, môn SBL là môn học có mức độ chuyên nghiệp cao nhất trong các môn P.”
Sau khi hoàn thành môn P đầu tiên, Quốc Tuấn đã nhận ra rằng khác với các môn thuộc cấp độ F, các môn P không có đúng và sai mà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nghị luận, khả năng tư duy của người làm bài. Đề thi yêu cầu phải vừa nắm chắc lý thuyết, vừa biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế.
“Môn SBL đòi hỏi phải chuẩn bị được những báo cáo do giám đốc hay nhà tư vấn tài chính trong thực tế phải chuẩn bị. Do đó, cách trình bày bài phải rất chuyên nghiệp: hạn chế lỗi gạch xóa, xuống dòng không hợp lý, viết thông tin không rõ ràng. Một câu trả lời không nên đẩy sang nhiều trang, cách xa nhau khiến cho người đọc bị rối khi phải lật trang nhiều lần. Trên thực tế, một người phân tích doanh nghiệp chuyên nghiệp sẽ luôn chuẩn bị một bản báo cáo hoàn chỉnh, sạch sẽ, rõ ràng, ngắn gọn và liền mạch. Điều này đảm bảo việc ngay cả khi người đọc không có nhiều kiến thức chuyên môn vẫn sẽ hiểu về tình hình của công ty.
Cũng chính bởi thế, môn SBL yêu cầu cao về kỹ năng viết Tiếng Anh, không chỉ phải viết đủ ý mà còn phải viết cô đọng. Nếu nền tảng tiếng Anh chưa vững, câu trả lời sẽ không đủ sâu, chắc chắn không lấy được nhiều điểm.”
Trong quá trình học, Tuấn không học theo lối mòn chỉ tập trung vào lý thuyết mà tập trung đọc thêm tin tức, thông tin tài chính trên CafeF và xem thời sự để mở rộng kiến thức về các loại tình huống trong doanh nghiệp. “Môn SBL không quá khó, đa phần là kiến thức common sense, chỉ cần có cách tư duy logic cộng thêm kiến thức thực tiễn thì hoàn toàn có thể tiếp cận môn học này.”
Cách học hiệu quả nhất với Quốc Tuấn là làm tất cả các đề past papers, đồng thời sử dụng quyển Revision Kit vì ở cuối sách, sẽ có thêm 2 paper độc quyền. “Bạn nên làm đề vì khi đó, bạn sẽ biết được cách hành văn và cách tiếp cận câu trả lời trong môn SBL.” Tuấn cũng chỉ ra một lỗi sai điển hình của các bạn trong quá trình trong ôn tập và tự học, đó là đọc qua câu hỏi, xong đọc luôn câu trả lời. Điều này sẽ làm mất khả năng tự tư duy câu trả lời, khi làm bài thi sẽ không biết phải làm gì sau khi đọc đề.
Cách học của Tuấn là khi đọc một đề, việc đầu tiên là hãy cầm bút và ghi ra những điểm cần phải chú ý, gạch chân những từ khóa quan trọng, có thể không cần viết outline. Và cũng phải đọc kỹ câu trả lời mẫu, đừng chấp nhận ngay bởi đôi khi sẽ có phần trái ngược về quan điểm. “Mình đã tự đưa ra cách trả lời khác so với câu trả lời mẫu. Nhờ vậy, mình nhận SBL luôn luôn có nhiều câu trả lời đúng nếu biết giải thích. Thực sự là người chấm không cần chỉ cần lý thuyết, mà họ cần mình ứng dụng lý thuyết đã được học vào thực tế.”
Tuy nhiên, Quốc Tuấn đã mắc phải một lỗi nhỏ khi ôn thi dẫn đến việc mất tới 7 – 8 điểm, đó là chỉ luyện lên ý cho từng câu trả lời chứ không viết ra hoàn chỉnh. “Mình bị cuống, mắc phải lỗi căn bản là quên viết tiêu đề – chiếm tới 4 điểm professional. Dù bạn trả lời liền mạch, chỉnh chu về ngữ pháp, ngôn từ, mọi số liệu hình thức nhưng thiếu tiêu đề thì chỉ đạt tối đa 3 điểm professional. Nhiều lỗi nhỏ như vậy sẽ khiến mình mất khá nhiều điểm. Đó là sự khác biệt giữa đỗ và trượt.”
Tuấn cũng chia sẻ thêm một số lưu ý trong quá trình làm bài thi SBL: “Ngoài ra, mọi người thường gặp khó khăn khi làm bài, thậm chí là trượt môn P vì không có đủ thời gian để viết hết hoặc viết quá dung lượng. Vì vậy khi ôn thi, mình đã hẹn giờ và trình bày bài chỉn chu từ câu chữ đến trình bày, bố cục như một bài thi thật. Mình cố gắng hoàn thành mọi thứ trong giới hạn thời gian.” Tuấn cũng khuyên mọi người dù có hạn chế thời gian, vẫn nên làm ít nhất là 3 bài test, 3 bài past paper. “Điều đó mới giúp bạn thực sự hiểu việc trình bày và thi SBL trong thực tế khó như thế nào.”
Talkshow “Giải mã ACCA – Bí quyết thành công từ những cao thủ”
Các bạn quan tâm tới chứng chỉ ACCA (Kế toán Công chứng Anh Quốc) đừng quên đăng ký tham gia buổi talkshow “Giải mã ACCA – Bí quyết thành công từ những cao thủ” do FTMS Việt Nam tổ chức vào ngày 16/05/2023 tới đây nhé. Tại buổi talkshow này, Quốc Tuấn sẽ chia sẻ rõ hơn về cách thức học hiệu quả cũng như giải pháp vượt qua những khó khăn trong quá trình học ACCA.
Các bạn có thể đăng ký tham gia sự kiện tại đây: https://ftmsglobal.edu.vn/chuoi-su-kien-giai-ma-acca
Có thể bạn sẽ thích
-
Những thông tin về thực tập kế toán bạn cần biết
Thực tập kế toán là cơ hội giúp sinh viên kế toán, kiểm toán xây dựng kinh nghiệm cho bản thân trước khi ra trường. Cùng tìm hiểu nhé!
-
CẬP NHẬT LỊCH THI CFA 2024 VÀ LỊCH KHAI GIẢNG LỚP CFA FTMS
Note lại ngay lịch thi #CFA chính thức năm 2024 và thời hạn đăng ký thi để có cho mình kế hoạch chuẩn bị tốt nhất.
-
6 Lý do CFA tạo nên “cơn sốt” khiến nhiều người theo đuổi
Kiến thức tài chính chuyên sâu, trải rộng của CFA từ lâu là tấm vé vàng thăng tiến trong các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
-
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra khi áp dụng tại Việt Nam
Nghiên cứu "Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra khi áp dụng tại Việt Nam" do ThS Vũ Thị Diệp (Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)
-
Một số điều chỉnh bắt buộc khi áp dụng IFRS lần đầu tiên
Đây là một số các điều chỉnh bắt buộc quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) lần đầu tiên.
-
3 câu hỏi dành cho sinh viên năm 1?
Trước thềm trở thành sinh viên năm 2, các bạn có bao giờ tự hỏi năm nhất mình đã trôi qua như thế nào và đã làm được những gì?
-
Cơ hội nghề nghiệp không giới hạn khi sở hữu chứng chỉ ACCA
Chứng chỉ ACCA chính là nền tảng hoàn hảo giúp cho các sinh viên kế kiểm, tài chính, thuế mở rộng cơ hội nghề nghiệp tại 1000+ doanh nghiệp.
-
Học và thi CFA: Những điều cần lưu ý về Corporate finance – Môn học nền tảng quan trọng
Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp) là môn học quan trọng bởi nó chính là nền tảng để giúp học viên thực hiện các nhiệm vụ của mình.
-
Trở thành kế toán quản trị chuyên nghiệp cùng CIMA
Một chuyên gia kế toán quản trị chuyên nghiệp cần am tường hoạt động kinh doanh của công ty thông qua kỹ năng phân tích dữ liệu.
Bình luận