Học và thi CFA: Những điều cần lưu ý về Corporate finance – Môn học nền tảng quan trọng
Chương trình CFA gồm 3 Level, có nội dung học được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao, giúp người học tiếp thu dễ dàng nhất. Trong đó, các môn nền tảng sẽ được ưu tiên giảng dạy ở Level 1&2. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến môn Corporate Finance – Tài chính doanh nghiệp – Môn học cực kỳ quan trọng, chiếm 8-12% trong Level 1.
Đôi nét về môn Corporate Finance
- Tỷ trọng môn học: Level 1: 8 – 12%; Level 2: 5 – 10%; Level 3: 0%
- Môn học thuộc Reading 31 – 35 (CFA level I)
- Nội dung chính của môn học bao gồm các vấn đề liên quan đến hoạch định tài chính dự án; Chi phí sử dụng vốn cho dự án; Đòn bẩy tài chính và hoạt động; Cuối cùng là quản trị doanh nghiệp và vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Để học tốt môn này bạn cần chuẩn bị những kiến thức liên quan đến dòng tiền, NPV và IRR.
Tại sao môn Corporate Finance lại quan trọng?
Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp) là môn học quan trọng bởi nó chính là nền tảng để giúp học viên thực hiện các nhiệm vụ của mình trong công việc và có thể áp dụng vào thực tế ngay cả khi chỉ mới hoàn thành Level 1.
Theo đó, học viên sẽ biết được những nguyên tắc thiết yếu trong thẩm định dự án đầu tư để đưa ra những quyết định có cơ sở khoa học hơn. Bên cạnh đó, học viên có thể tính toán để biết mức độ rủi ro của doanh nghiệp thông qua đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động.
Mặt khác, môn tài chính doanh nghiệp này còn giúp học viên có cái nhìn tổng quát, có thể xây dựng nguyên tắc để quản trị doanh nghiệp và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nếu bạn học CFA, đặc biệt là nắm rõ kiến thức về tài chính doanh nghiệp, kết hợp trao dồi các kỹ năng thực tế về kinh doanh, báo cáo tài chính và thuế thì con đường phát triển sự nghiệp của bạn sẽ rất rộng mở.
Tài chính doanh nghiệp là môn học nền tảng quan trọng trong chương trình CFA
Làm sao để học và thi tốt môn Corporate Finance?
Lời khuyên cho bạn để học tốt môn Corporate Finance – Tài chính doanh nghiệp này đó là trong quá trình học, bạn nên cố gắng hiểu bản chất của vấn đề chứ đừng thuộc lòng một cách máy móc. Việc hiểu bản chất cũng sẽ giúp bạn nhớ công thức một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do bài thi được thiết kế kết hợp 10 môn trong một lần thi nên khối lượng kiến thức lớn. Do đó, bạn cũng cần cân nhắc những nội dung trọng tâm và có những tips để ghi nhớ một số công thức trong lúc làm bài.
Đầu tiên, bạn hẳn đã biết chương trình thi CFA sẽ có dạng câu hỏi trắc nghiệm với 3 đáp án. Đối với level 1, CFA sẽ kiểm tra vốn hiểu biết trên diện rộng ở một chủ đề nhất định. Cái khó của Level 1 là học viên mới làm quen với các môn học trong lĩnh vực tài chính, đầu tư mà lượng kiến thức rất nhiều. Do đó, học viên cần phải có phương pháp học để hiểu và ghi nhớ. Khi ôn thi chúng ta có thể áp dụng phương pháp “key words”. Nghĩa là, nhớ key words trước và triển khai ý sau.
Lời khuyên tiếp theo để học và ôn thi CFA hiệu quả là bạn nên theo học các tài liệu chính thức của Viện CFA vì sách viết dễ đọc và có nhiều ví dụ đi kèm. Phần bài tập sau sách cũng là nguồn tham khảo hữu ích. Bên cạnh đó, học viên nên tham khảo bài tập trong Topics test và Mock exam của Viện CFA năm nay và các năm trước. Lưu ý, khi tham khảo Mock exam các năm trước, các bạn học viên chú ý sự thay đổi trong chương trình và kiến thức. Thông thường, Viện CFA sẽ cập nhật nội dung giáo trình hàng năm để đảm bảo chương trình học luôn được cải tiến.
Chinh phục CFA rất khó khăn nhưng trở thành CFA Charterholder là “trái ngọt” cho sự nghiệp của bạn
Học và chuẩn bị cho các kỳ thi CFA tốt hơn với FTMS – Đơn vị tiên phong đào tạo CFA từ 2006 (Click vào hình để tìm hiểu thêm)
Rất nhiều bạn băn khoăn liệu có nên học CFA và cũng có rất nhiều bạn tự hỏi có nhất thiết phải đăng ký trở thành CFA Charterholder sau khi hoàn tất 3 level không? Trên thực tế, chương trình CFA đã được nghiên cứu và hệ thống khoa học các kiến thức trong lĩnh vực tài chính và đầu tư vì vậy, hơn cả một bằng cấp, điều quan trọng nhất là bạn sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp. Bằng cấp không phải là tất cả, kinh nghiệm, thái độ, tinh thần học hỏi mới là quan trọng nhất khi bạn đi làm.
Vì vậy nếu bạn hỏi có nhất thiết phải trở thành CFA Charterholder không thì câu trả lời là tùy thuộc ở bạn. Không có gì gọi là nhất thiết hay bắt buộc nhưng nếu trở thành CFA Charterholder thì bạn có những lợi ích sau:
- Đạt được danh hiệu CFA Charterholder là một sự kiện tổng kết cho quá trình học tập lâu dài và gian khổ của chúng ta, là cột mốc trong trong cuộc sống của chúng ta.
- Khi trở thành CFA Charterholder các bạn có thể điền thêm thông tin CFA sau tên của mình trên namecard hoặc email, giúp nâng cao thương hiệu cá nhân của bản thân. (Bạn lưu ý, CFA chưa công nhận việc để “Passed CFA three levels” sau tên)
- Việc trở thành CFA Charterholder cũng cho phép bạn tham gia vào Network của CFA Việt Nam và toàn cầu. Network là một trong những lợi ích lớn nhất của nhiều chương trình như MBA và Master ở nước ngoài. Phát huy điểm này, Viện CFA sẽ giúp kết nối các thành viên ở nhiều “Societies” khác nhau và tạo nên một công đồng với nhiều giá trị gia tăng, vượt trội cho bạn.
Có thể bạn sẽ thích
-
7 Bí mật cho buổi thuyết trình báo cáo tài chính suôn sẻ
Chìa khóa then chốt để thành công trong buổi thuyết trình báo cáo tài chính là suy nghĩ thực tế khi trình bày báo cáo và thông tin tài chính.
-
Bảng cân đối kế toán là gì? Nội dung bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là gì và đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải thích khái niệm bảng cân đối kế toán.
-
3 câu hỏi dành cho sinh viên năm 1?
Trước thềm trở thành sinh viên năm 2, các bạn có bao giờ tự hỏi năm nhất mình đã trôi qua như thế nào và đã làm được những gì?
-
Nên học CMA hay ACCA?
Bài viết này sẽ giúp bạn thấy được sự khác nhau giữa CMA và ACCA qua đó giúp bạn định hướng chương trình học phù hợp nhất cho bản thân.
-
4 hiểu nhầm phổ biến về môn học Ethics trong chương trình CFA
Đây là 4 hiểu nhầm thường thấy tạo nên thành kiến của người học với Ethics và song song đó là chỉ ra những điều mà bạn cần xem xét lại.
-
Tài chính ứng dụng #2: Tăng lợi nhuận ngay cả khi không tăng doanh số bằng cách nào?
Mời các bạn cùng khám phá một báo cáo P/L và phương thức phân tích P/L hiệu quả giúp tìm ra những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
-
Học môn P1 – Kế toán quản trị trong chương trình CIMA để làm gì
P1 – Kế toán quản trị là môn học ở phần kiến thức về kỹ năng chuyên môn thuộc cấp độ thừa hành (Operational level) trong chương trình CIMA.
-
Điều kiện dự thi và lệ phí thi chứng chỉ CMA năm 2023
Tất tần tật những thông tin bạn cần biết về điều kiện dự thi và lệ phí thi chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) trong năm 2023.
-
Tìm hiểu về chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA
CMA được xem như chuẩn mực toàn cầu cho các nhà quản trị tài chính và kế toán quản trị và là sự chuẩn bị tốt nhất để trở thành CFO.
Bình luận