Ôn thi Big 4 bao nhiêu là đủ?
Nếu tháng 12 là bắt đầu mùa bận của các kiểm toán viên thì tháng 8 có thể nói là mùa bận của các bạn sinh viên năm 4 trong “cuộc chiến khốc liệt” để có được cơ hội thực tập trong mơ tại Big4!
Vậy chúng ta cần chuẩn bị những “Vũ khí” gì để trở thành “người được chọn”?
- CV – Curriculum Vitae
Những intern tiềm năng luôn không ngừng trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng không chỉ trong giai đoạn khốc liệt nhất để ôn thi mà còn tích lũy từ những năm tháng đầu đại học. Đó cũng chính là nền tảng tiền đề để có được 1 CV ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy, trong 4 năm đại học bạn cần làm gì?
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa: không đâu rèn luyện tốt kỹ năng bằng việc tham gia trực tiếp tổ chức các hoạt động. Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với những bạn sinh viên có bề dày kinh nghiệm hoạt động đặc biệt tại các vị trí như: leader, phó/trưởng ban, chủ tịch CLB
- Tuy nhiên, hoạt động ngoại khóa chưa hẳn phải là tất cả, vì cuối cùng, điều nhà tuyển dụng cần cũng chỉ là khả năng là việc của bạn thôi. Chính vì vậy, nếu bạn không thực sự là một nhà hoạt động xuất sắc thì cũng đừng lo, bạn có thể làm đẹp CV của mình bằng những điểm số cao, học bổng hoặc những giải thưởng từ các cuộc thi sinh viên!
- Bên cạnh đó, khi apply vào công ty Big 4 nào, bạn cũng nên nhận thức rõ tầm quan trọng của tiếng Anh vì nó không chỉ là cầu nối với các đối tác nước ngoài mà còn là phương tiện giúp bạn xử lý các công việc hàng ngày.
- Vòng Test
Sau khi bước qua vòng đầu tiên – vòng dễ thở nhất thì cuộc cạnh tranh bắt đầu trở nên căng thẳng hơn – Vòng test. Mỗi Big4 sẽ có những hình thức và nội dung thi khác nhau:
EY: kiến thức kế toán, kiểm toán, thuế, IQ, kiến thức xã hội, essay
Deloitte: kiến thức kế toán, kiểm toán, tài chính – ngân hàng, essay
KPMG: bên cạnh việc tổ chức thi test, KPMG còn phối hợp với các cuộc thi của HANU, FTMS để tuyển intern với những đề test phong phú bao gồm các nội dung kiến thức giống EY, tuy nhiên sẽ đơn giản hơn 1 chút
PwC: Verbal, Numerical, Essay
=> Bạn cần chuẩn bị những gì để thi tuyển kỳ Internship tại Big 4?
- Kiến thức chuyên ngành: sẽ có rất nhiều kiến thức ACCA sẽ được xuất hiện trong đề test như: F3, F6, F8 (tuy nhiên kiến thức F6,8 sẽ đơn giản hơn)
- Chăm chỉ cập nhập thông tin xã hội qua các bản tin thời sự, báo kinh tế
- Luyện tập viết essay (bạn có thể luyện viết theo các dang đề thi IELTS)
- Đối với những bạn thi PwC thì các bạn nên tìm những cuốn sách về IQ, Numerical test để luyện tập phản xạ sao cho thật nhanh và chính xác nhé
- Group Interview
Theo kinh nghiệm thi Big 4 của nhiều bạn và theo những quan sát thì đây là vòng thi đi thường tạo ra áp lực với rất nhiều bạn.
Khi bước vào vòng thi này, bạn sẽ cần thể hiện mình tốt hơn các ứng viên khác hoặc ít nhất là thể hiện mình đủ tốt để đạt được các tiêu chí của nhà tuyển dụng.
Thông thường, một ứng viên muốn vượt qua được vòng này cần thể hiện được những điểm sau trong quá trình phỏng vấn:
- Tích cực tham gia vào quá trình thảo luận
- Đưa ra những ý kiến chất lượng, đóng góp vào quá trình thảo luận của nhóm
- Thể hiện được kỹ năng làm việc nhóm tốt thông qua các hoạt động giao tiếp, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm
- Thể hiện được kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc và có mức độ tiếng anh cơ bản đủ để thảo luận, trao đổi
- Thể hiện sự tự tin trong quá trình thuyết trình và đưa ra được những lập luận hỗ trợ cho các ý trong bài thuyết trình…..
Kết quả cuối cùng của từng cá nhân ở vòng này cũng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của cả nhóm. Có những nhóm không thể hoàn thành bài thuyết trình trong thời gian qui định. Và cuối cùng đó là những nhóm số thành viên được vào vòng trong ít nhất.
- Final Interview
Final Interview Big 4 là thử thách cuối cùng khi apply vào Big 4. Tỷ lệ những ứng viên không phù hợp và bị loại ở vòng này khá nhiều.
Và tỷ lệ trượt vòng này cũng thay đổi qua các năm. Thông thường cứ mỗi 10 người được phỏng vấn thì Big 4 có thể chọn được khoảng 2-5 bạn. Và nếu muốn tuyển khoảng 40-50 bạn thì có thể các công ty sẽ gọi phỏng vấn khoảng 100 – 200 ứng viên.
Ở vòng này, các câu hỏi cũng rất đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào cách trả lời của ứng viên và người phỏng vấn.
Nhưng những câu hỏi thông thường thì luôn luôn đươc lặp đi lặp lại ở vòng Final Interview này. Dạng thứ nhất là những câu hỏi mang tính chất thông tin:
- Giới thiệu về bản thân
- Điểm mạnh, điểm yếu
- Tính cách của ứng viên
- Quá trình học tập, làm thêm, kinh nghiệm trước kia
- Sở thích cá nhân….
Ngoài những câu hỏi mang tính chất thông tin để tìm hiểu ứng viên thì các nhà tuyển dụng sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi khác. Một dạng câu hỏi tuyển dụng được dùng rộng rãi là “Behavioral Interview Questions”.
Những câu hỏi dạng này dựa trên những sự việc đã xảy ra trong quá khứ để đánh giá ứng viên và là cơ sở giúp đánh giá ứng viên có làm tốt cho những tình huống tương tự trong tương lai hay không. Ví dụ:
- Kể về một tình huống mà bạn đã phải làm việc khi áp lực công việc rất nhiều?
- Kể về tình huống bạn làm việc trong những nhóm đông người?
- Kể về một lần làm việc nhóm mà bạn từng phải đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên?
Với những câu hỏi dạng này, ứng viên rất khó nói dối. Vì nhà tuyển dụng sẽ còn những câu hỏi đi kèm theo đó: Tình huống là gì? Bạn đã làm gì? Kết quả ra sao?…
Nếu bạn chưa từng trải qua những tình huống như vậy, hãy cố gắng chèo lái câu chuyện để nói về một tình huống tương tự.
Sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, một vài nụ cười thân thiện và tự nhiên trong quá trình phỏng vấn sẽ giúp cuộc phỏng vấn diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
Vượt qua các vòng thi khó nhằn của các công ty Big4 là một điều thực sự không dễ dàng đòi hỏi bạn cần có những người trợ giúp, người cộng sự nhiệt tình giúp mình
- Trình bày CV ấn tượng
- Hệ thống lại các kiến thức
- Thực hành luyện phỏng vấn theo nhóm
- Bổ sung kỹ năng phỏng vấn từ trưởng bộ phân nhân sự tại Big 4
Có thể bạn sẽ thích
-
Chuyển đổi VAS sang IFRS: Có phải là trách nhiệm của riêng kế toán?
Sự phát triển của thị trường chứng khoán và gia tăng toàn cầu hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự tương thích trong hệ thống báo cáo.
-
Những điều cơ bản cần biết về IFRS
IFRS (International Financial Reporting Standards) hay Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là hệ thống các chuẩn mực kế toán.
-
Nên chọn học CMA hay CIMA
CMA và CIMA có gì khác nhau? Vì sao bạn nên chọn học CMA thay vì CIMA hoặc ngược lại? Cùng FTMS tìm hiểu về vấn đề này nhé!
-
Bật Mí Con Đường Tắt Đến Với Big4 Danh Giá – KPMG
Bạn muốn là một trong số ít những người trúng tuyển vào KPMG không? FTMS sẽ bật mí cho bạn con đường tắt đến với Big4 – KPMG.
-
Học và thi CFA: Những điều cần lưu ý về Corporate finance – Môn học nền tảng quan trọng
Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp) là môn học quan trọng bởi nó chính là nền tảng để giúp học viên thực hiện các nhiệm vụ của mình.
-
CIMA – Quản trị nguồn thông tin & dữ liệu
Để đưa ra những quyết định đúng đắn, người đứng đầu doanh nghiệp cần nguồn thông tin kinh doanh và dữ liệu đa chiều và chất lượng.
-
Tài chính ứng dụng #1: Quản trị dòng tiền – Chuyện sống còn của doanh nghiệp
Tiền mặt của công ty là một dòng chảy biến động, bạn vừa thu vào và vừa chi ra. Quản lý tốt dòng tiền giúp bạn phát triển nhanh và bền vững.
-
Đôi nét về Fixed Income và cơ hội nghề nghiệp liên quan
Hãy cùng FTMS tìm hiểu đôi nét về Fixed Income cũng như vai trò của nó và cơ hội nghề nghiệp cho người có nhu cầu theo đuổi lĩnh vực này.
-
Học ACCA nên bắt đầu từ đâu?
Cùng FTMS Việt Nam cùng tìm hiểu xem lộ trình chinh phục ACCA (Chứng chỉ Kế toán Công chứng Anh Quốc) như thế nào là hoàn hảo nhất nhé!
Bình luận