Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

Đăng ký ngay

    Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

    Đăng ký ngay

      a

      FTMS Việt Nam

        /  Kiến thức   /  Top 10 quyển sách quản trị tài chính không thể bỏ qua 
      sách quản trị tài chính

      Top 10 quyển sách quản trị tài chính không thể bỏ qua 

      Cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu 10 quyển sách quản trị tài chính cung cấp rất nhiều dẫn chứng thực tế điển hình giúp người đọc tìm hiểu sâu về tài chính, từ đó ra quyết định đúng đắn, sáng suốt dựa trên những dữ kiện tài chính quan trọng. 

      Quản Trị Tài Chính – Đầu Tư ( Lý Thuyết & Ứng Dụng) 

      image 20

      Tài chính luôn là lĩnh vực nóng từ các vấn đề chính sách tài chính, tiền tệ, vĩ mô của Chính phủ đến các vấn đề đầu tư và quản trị của các Tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Sau một thời gian phát triển vũ bảo với sự liên thông nguồn vốn toàn cầu, các định chế tài chính như ngân hàng đầu tư và hoạt động chứng khoán hóa mọi nguồn vốn đầu tư được sáng tạo từ phố Wall tưởng chừng như trở thành kinh điển để các nước khác học tập đã phút chốc lộ ra những yếu điểm. 

      Tại Việt Nam khi gia nhập WTO năm 2006, thị trường tài chính vừa mới trong giai đoạn hội nhập đã gặp ngay cơn sốt tín dụng – bất động sản – chứng khoán khiến cho nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn phải mất thời gian dài để khắc phục. Tất cả các sự kiện này cho thấy tài chính luôn là vấn đề quan trọng đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm không ngừng vận dụng sáng tạo để có thể tạo ra sự phát triển bền vững của Quốc gia và doanh nghiệp. 

      Quyển sách Quản Trị Tài Chính – Đầu Tư đáng được nghiên cứu tham khảo về chuyên môn tài chính áp dụng thực tiễn. Tác giả đã liên hệ được các kiến thức tài chính hiện đại trên thế giới với các điều kiện kinh tế ở Việt Nam, cũng như cung cấp rất nhiều bài toán thực tế điển hình giúp người đọc tìm hiểu sâu về Tài chính. Quyển sách này đặc biệt hữu ích cho các chuyên viên tài chính ở các tổ chức Tài chính – Ngân hàng – Chứng Khoán ứng dụng trong công việc. 

      Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp 

      image 25

      Quản trị tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng trong khoa học quản trị kinh doanh. Việc truyền bá rộng rãi những kiến thức về quản trị tài chính càng trở nên cần thiết hơn đối với nước ta hiện nay khi mà nền kinh tế nước nhà đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, thị trường chứng khoán đang hình thành và phát triển. 

      Nội dung cuốn sách “Quản trị tài chính doanh nghiệp” bám sát những mảng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp. Người đọc được dẫn dắt bắt đầu từ cách nhìn tổng quan về quản trị tài chính, đến những vấn đề cụ thể về: chiết khấu dòng tiền, doanh lợi, rũi ro, lãi xuất, định giá doanh nghiệp, phân tích và dự báo tài chính, đầu tư và tài trợ… và cuối cùng là những vấn đề tài chính có liên quan đến chu kỳ sống của một doanh nghiệp. 

      Tài Chính Hành Vi – Behavioral Finance 

      image 28

      Bao gồm những chủ đề được viết bởi nhiều tác giả của những công ty và trường đại học kinh doanh lớn nhất trên thế giới, cuốn sách Tài chính Hành vi cung cấp một sự tổng hợp những nhân tố thiết yếu của lĩnh vực này, bao gồm các khái niệm tâm lý và các lệch lạc về hành vi, các khía cạnh hành vi trong việc định giá tài sản, phân bổ tài sản, và giá cả thị trường, cũng như hành vi của nhà đầu tư, hành vi quản lý doanh nghiệp, và những tác động về mặt xã hội. Cuốn sách được chia làm 6 phần chính, tập trung vào: 

      • Mô tả những tự nghiệm cơ bản, những lỗi trong nhận thức và những lệch lạc tâm lý ảnh hưởng đến các quyết định tài chính.
      • Thảo luận tính không hiệu quả của thị trường và các mô hình định giá dựa trên yếu tố hành vi.
      • Khám phá tài chính hành vi của doanh nghiệp và nhà quản lý và xem xét ảnh hưởng của hành vi đối với quyết định đầu tư và tài trợ của họ.
      • Nhận định ứng dụng của tài chính hành vi đối với hoạt động nắm giữ của nhà đầu tư cá nhân và tổ chưc cũng như hoạt động giao dịch của họ.
      • Chỉ ra tác động của các nhân tố văn hóa và thái độ xã hội đối với thị trường. 

      Tài Chính Dành Cho Nhà Quản Lý 

      image 21

      Các báo cáo tài chính có ngôn ngữ riêng, một ngôn ngữ mà không phải nhà quản lý nào cũng có thể hiểu thấu đáo và chính xác. Đây là lý do khiến nhà quản lý đôi khi không nắm được bản chất vấn đề và đưa ra những quyết định sai lầm có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

      Với mục đích xóa tan khoảng cách giữa báo cáo tài chính và nhà quản lý, Tài chính dành cho nhà quản lý sẽ giúp bạn: 

      • Có cái nhìn cận cảnh về các báo cáo tài chính; 
      • Nhận biết ý nghĩa của các con số; 
      • Từng bước phân tích thông tin có trong các báo cáo tài chính; 
      • Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng việc ra quyết định đúng đắn, sáng suốt dựa trên những dữ kiện tài chính quan trọng. 

      Tài Chính Doanh Nghiệp – Corporate Finance 

      image 22

      Khi bắt đầu mở một công ty hay một start-up, có thể nói một trong những vấn đề quan trọng nhất là vấn đề về nguồn vốn! 

      Vậy làm thế nào để có tiền? Sử dụng dòng tiền đó như thế nào để “tiền đẻ ra tiền”? Phân phối chúng cho những mục đích nào? Cách nào để quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả? Đó chính là những vấn đề mà một người làm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp sẽ phải giải quyết. 

      Các quyết định tài chính tốt sẽ làm tăng giá trị cho công ty và cổ đông của nó và quyết định tài chính tồi sẽ phá hủy giá trị. Chìa khóa để nắm được toàn bộ kiến thức về tài chính doanh nghiệp hay làm thế nào để giá trị doanh nghiệp được gia tăng chính là dòng tiền (cash flows). Để tăng giá trị doanh nghiệp các công ty phải tạo ra nhiều tiền mặt hơn số tiền mà họ sử dụng. 

      Quản Trị Rủi Ro Xí Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu 

      image 19

      Ngày nay, tốc độ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc dân diễn ra với tốc độ nhanh so với các thập niên trước đây của thế kỷ 21. Chúng ta đã từng thấy công ty đa quốc gia Siemens Đức có mặt trên 190 nước, với trên 400.000 nhân viên, hoặc công ty Dutch Lady Hòa Lan, công ty Neslé, công ty P&P… đều thực hiện hoạt động kinh doanh ở rất nhiều nơi trên thế giới. Doanh số bán hàng và lợi nhuận mà các công ty đa quốc gia nói trên đã đạt được ở ngoại quốc còn nhiều hơn là doanh số và lợi nhuận thu được tại chính quốc gia họ. Sự sáp nhập và mua lại M&A (mergers and acquisitions) giữa các công ty đa quốc gia đã diễn ra sôi động trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây. Vào khoảng tháng 3-2006, tập đoàn cung ứng thiết bị viễn thông Alcatel SA, Pháp đã đạt được thỏa thuận mua lại Lucent Technologies Inc; một công ty của Mỹ cũng hoạt động trong lĩnh vực này, với giá 13,4 tỷ USD. 

      Theo kết quả kinh doanh năm 2005 của Alcatel và Lucent, tập đoàn mới chiếm 18,8% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu, có doanh thu 25 tỷ USD (21 tỷ euros), vượt tập đoàn LM Ericsson của Thụy Điển (doanh thu 19,9 tỷ USD) và chỉ kém tập đoàn Cisco Systems của Mỹ. Với việc sáp nhập này, trong vòng 03 năm tới, tập đoàn mới sẽ tiết kiệm được 1,7 tỷ USD các loại chi phí và sẽ phải cắt giảm 8.800 lao động (tương đương 10 % tổng số nhân viên). 

      Tại sao các công ty đa quốc gia lại tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế? Đó là vì các mục tiêu sau: 

      • Bành trướng doanh số bán hàng ở ngoại quốc.
      • Có được nguồn tài nguyên thiên nhiên bên ngoài.
      • Đa loại hóa các nguồn hàng và các nguồn cung ứng.
      • Giảm thiểu rủi ro trong việc cạnh tranh. 

      Ngoài ra, có thể nói bốn lý do sau đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế gia tăng trong các năm gần đây: 

      • Việc gia tăng bành trướng công nghệ với tốc độ nhanh, như internet, email… 
      • Việc tự do hóa các chuyển dịch xuyên biên giới. 
      • Việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh.
      • Tốc độ cạnh tranh toàn cầu gia tăng mạnh. 

      Trong tiến trình toàn cầu hóa các nền kinh tế, các công ty đa quốc gia đã đóng vai trò chủ yếu. Họ đã thực hiện chiến lược kinh danh toàn cầu, với lợi thế là tiến hành hợp lý hơn việc phân bố các tài nguyên trên phạm vi toàn cầu hơn là từng quốc gia riêng lẽ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Những năm cuối của thế kỷ 20, các công ty đa quốc gia bắt đầu hình thành các “liên minh chiến lược” (Strategic alliances) kiểu mới. Bị thúc giục trước sức ép cạnh tranh, làn sóng tự do hóa và sự mở rộng các lãnh vực đầu tư mới, ngày càng có nhiều công ty (kể cả công ty của các nước đang phát triển) đã áp dụng các biện pháp tham gia vào hoạt động kinh doanh toàn cầu, thông qua nhiều hình thức để lập liên minh. Thông qua việc mua lại và sáp nhập (M&A) để thiết lập các cơ sở sản xuất ở ngoại quốc nhằm bảo vệ, củng cố và tăng cường năng lực cạnh tranh của họ. 

      Có thể nói các công ty đa quốc gia đã tái tạo hình dáng cho cơ cấu kinh tế thế giới. Trong nhiều thập niên trước đây, nền kinh tế của các quốc gia tuy có liên hệ, trao đổi lẫn nhau nhưng chưa được hợp thành “một thực thể toàn cầu”, chỉ trong hơn một thập niên cuối của thế kỷ 20, kinh tế các nước không chỉ liên hệ trao đổi mà còn đan xen, gắn kết, hòa hợp với nhau để hổ trợ thành một nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, sự biến động mạnh trong nền kinh tế của các nước đã phát triển, đặc biệt Mỹ, Nhật, Đức đều tác động sâu sắc đến từng nền kinh tế của các quốc gia khác, ngay cả đến toàn thế giới. Các thí dụ điển hình là sự sụp đổ tài chính ở Thái Lan, Indonesia năm 1997-1998 đã lôi kéo theo sự sụp đổ của các nền kinh tế khác như Đại Hàn, Malaysia, Nga… Đặc biệt trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chánh xuất phát từ Mỹ đã ảnh hưởng mạnh đến tất cả nền kinh tế trên thế giới, không trừ một quốc gia nào, tuy mức độ ảnh hưởng nhiều hoặc ít khác nhau ở từng nước… 

      (Dương Hữu Hạnh) 

      Người đàn ông đánh bại mọi thị trường 

      image 27

      Trong lịch sử chỉ có duy nhất một người khiến cho các tay chủ sòng bạc ở Las Vegas cũng như các nhà quản lý quỹ ở Wall Street đều phải kính nể – đó chính là giáo sư Edward Thorp! 

      Một người vừa là giáo sư toán học, vừa là tay cờ bạc hàng đầu và cũng là nhà đầu tư huyền thoại có lẽ chỉ có thể tồn tại trong các tiểu thuyết. Tuy nhiên, điều khó tin này vẫn xảy ra trong thực tế! 

      Khi đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học California, Edward Thorp đã phát minh ra phương pháp đếm bài giúp cho những người chơi bình thường có thể đánh bại nhà cái trong trò chơi Blackjack, Roulette, Baccarat. Được truyền cảm hứng bởi Thorp, hàng ngàn người chơi trên khắp nước Mỹ đã gia nhập “đội quân” đếm bài nhằm đánh bại nhà cái. Nghiệp đoàn Casino ở Mỹ đã phải nghiên cứu “nát óc” để ngăn cản không cho ông và “đội quân của mình” chơi bài. Họ làm mọi cách để ngăn cản thậm chí là thay đổi cả luật chơi theo hướng có lợi cho nhà cái và gây khó dễ cho những người chơi và chính Thorp cũng bị cấm cửa tại tất cả các sòng bài nước Mỹ. Nhưng dù sao chăng nữa, với phát hiện của Edward Thorp, ngành casino cũng đã thay đổi mãi mãi. 

      Vào năm 1967, Edward Thorp quyết định chuyển toàn bộ sự tập trung sang “sòng bài lớn nhất trên thế giới”: Phố Wall. Tại đây, Thorp đã có những phát kiến trên cơ sở vận dụng kiến thức về xác suất học thống kê trong toán học và thực hiện những phát triển của mình để đánh bại thị trường. Chính ông đã mở ra một kỷ nguyên của các quỹ đầu tư định lượng như chúng ta đã thấy ngày nay. Ông được mệnh danh là “Bố Già” của phương pháp đầu tư định lượng và là người bạn chơi bài Bridge thân thiết của Warren Buffett. 

      Trong cuốn “Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường” (tựa gốc A man for all markets: from Las Vegas to Wall street), lần đầu tiên, quý vị độc giả được nghe Edward Thorp kể về hành trình đi đến đỉnh cao của sự thành công trong sự nghiệp đầu tư của mình. Hành trình được bắt đầu từ những đam mê thời niên thiếu kết hợp với sự tò mò sâu sắc đã dẫn ông tới các công trình nghiên cứu cụ thể, những luận điểm phản biện lại các lý thuyết và các ngộ nhận thông thường trong học thuật. Cuối cùng sao cho hiệu quả là việc ứng dụng những kiến thức này vào thực tiến chơi bài và đầu tư chứng khoán. 

      Lý Thuyết Trò Chơi Trong Kinh Doanh 

      image 23

      Trong thế giới kinh doanh phức tạp, tiềm tàng nhiều nguy cơ khó lường, việc xây dựng các chiến lược đúng đắn và ra các quyết định đúng đắn chính là vấn đề gây nhiều áp lực nhất cho các doanh nhân. Trước đây, thương trường được coi là chiến trường – nơi chỉ có người thắng – kẻ bại, hay nói cách khác, kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh chính là sự cạnh tranh. Giờ đây, “quan điểm về bổ trợ là một trong những khái niệm được đánh giá cao trong thương mại” (Andrew S. Grove – Chủ tịch kiêm TGĐ Intel). Theo đó, thương trường không đơn thuần chiến trường, nó như một cuộc chơi, không nhất thiết phải thắng – bại rạch ròi mà có khi cùng thắng/ cùng thua. Do vậy, các nhà kinh doanh phải có chiến thuật để nhận diện, phân loại người chơi, trò chơi… để duy trì và củng cố quyền lực trong cuộc chơi. 

      Hai chuyên gia về lý thuyết trò chơi A.M. Brandenburger & B.J. Nalebuff sẽ cung cấp cho các bạn “một cách tiếp cận đầy tính cách mạng để đạt được thành công trong kinh doanh bằng lối tư duy triết học, thực tế và nuôi dưỡng kết quả thắng lợi cho mọi phương án.” (Deepak Chopra – tác giả cuốn Bảy nguyên tắc tinh thần để thành công và Phương pháp của một thiên tài). 

      Những Ông Trùm Tài Chính 

      image 24

      Những Ông Trùm Tài Chính đưa ra một cái nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại. 

      Mọi người đều cho rằng cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 là kết quả của rất nhiều biến cố vượt ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân cũng như chính phủ. 

      Tuy nhiên, Liaquat Ahamed đã chỉ ra rằng quyền lực tập trung trong tay một số chủ ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Hậu quả của nó kéo dài trong nhiều thập kỷ và là tiền đề của Chiến tranh Thế giới thứ Hai. 

      Quãng thời gian khủng hoảng đó đã gợi lên nhiều cảm hứng trong các bài báo. Lords of Finance – Những ông trùm tài chính đưa ra một cái nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ, và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại. 

      Thị Trường Tài Chính 

      image 26

      Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất định, tất yếu sẽ hình thành các loại thị trường để phục vụ các nhu cầu của nền kinh tế. Trong các loại thị trường đó, thị trường tài chính vừa là thị trường cung ứng vốn phục vụ sự phát triển của nền kinh tế xã hội, vừa thúc đẩy chu chuyển vốn trong nền kinh tế để tạo hiệu quả tối đa cho mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Hầu hết các nước công nghiệp phát triển, đều có thị trường tài chính phát triển với trình độ cao và quy mô vô cùng to lớn, nhờ vậy mà nền kinh tế của các nước này có tính ổn định khá cao và càng có cơ hội phát triển vươn lên mạnh mẽ. 

      Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đến nay nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, cơ chế thị trường được thừa nhận và ngày càng được củng cố. Với tiến trình đó, các bộ phận của Thị trường Tài chính được hình thành và phát triển. Với cơ cấu gồm nhiều bộ phận hợp thành như thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường chứng khoán. Thị trường tài chính đã và đang phát huy vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, đồng thời đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế – một trào lưu và là xu hướng phát triển của thời đại 

      Môn Thị trường tài chính là môn học nằm trong khối kiến thức cơ sở của ngành Tài chính Ngân hàng và là một môn học bắt buộc đối với Nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học ngành Tài chính Ngân hàng và Quản trị kinh doanh nói chung. 

      Nghiên cứu Thị trường tài chính sẽ giúp người học vừa nắm bắt các khuôn khổ lý thuyết về cơ chế vận hành và hoạt động của các bộ phận thị trường, vừa mở ra một triển vọng cho sinh viên trong việc ứng dụng vào thực tiễn các mặt hoạt động trên thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay. 

      Tài Chính Quốc Tế 

      image 18

      Chương 1: Tổng quan về hệ thống tài chính quốc tế 

      Chương 2: Chu chuyển vốn quốc tế – mối quan hệ giữa lãi suất – lạm phát và tỷ giá hối đoái 

      Chương 3: Xác định tỷ giá hối đoái và tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đoái và tác động của chính phủ với tỷ giá hối đoái 

      Chương 4: Tài chính hành vi và dự báo tỷ giá hối đoái.

      Có thể bạn sẽ thích

      Bình luận

      error: Content is protected !!