3 sự thật thú vị về thu nhập lý tưởng khi sở hữu chứng chỉ CMA
Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ như hiện nay, hàng chục ngàn doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, tạm dừng kinh doanh, thậm chí theo khảo sát của BBC sau 6 tháng kéo dài Covid-19 thì 74% doanh nghiệp có thể phá sản. Hệ lụy theo đó là thị trường thừa lao động nhưng doanh nghiệp lại thiếu lao động chuyên môn cao. Có thể nói, trong thời kỳ này tìm hay giữ được việc đã khó, tìm được một công việc như mong muốn có mức thu nhập lý tưởng lại càng khó gấp trăm lần.
Chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế CMA (Certified Management Accountant) được IMA (The Association of Accountants and Financial Professionals in Business) – Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ phát triển gần 50 năm qua. Mục tiêu của Hiệp hội IMA là phát triển chứng chỉ này thành tiêu chuẩn toàn cầu cho những chuyên gia về Kế toán Quản trị & Tài chính.
Không phải ngẫu nhiên mà một tổ chức nghề nghiệp lâu đời như IMA (được thành lập từ năm 1919) đã có 139.000 hội viên tại hơn 130 quốc gia như hiện nay. Và mức thu nhập của Hội viên CMA có thực sự đáng mơ ước như mong đợi của nhiều học viên?
Mức lương trung bình của hội viên CMA là bao nhiêu?
Theo Hiệp hội IMA, mức lương cơ bản trung bình của một hội viên CMA ở Hoa Kỳ trong năm 2018 là 94.000 USD và thu nhập ròng trung bình cho một hội viên CMA nhận được là 102.000 USD, bao gồm các khoản tiền thưởng và phụ thu khác cao hơn khá nhiều so với GDP bình quân đầu người ở Hoa Kỳ năm 2018 là 62.794,59 USD (theo ngân hàng thế giới).
Theo khảo sát vào năm 2020 về mức lương trên toàn cầu của Hiệp hội IMA, mức lương & tổng thu nhập của Hội viên CMA tại Hoa Kỳ đã tăng lên lần lượt là 100.000 USD và 107.817 USD. Cũng trong cuộc khảo sát với hơn 4.200 người tham gia tại 80 quốc gia này, IMA đã báo cáo chi tiết về mức thu nhập của hội viên dựa trên giới tính, độ tuổi, cấp bậc và các vùng lãnh thổ khác nhau (bảng 1).
Mức thu nhập đáng mơ ước này khiến cho không ít bạn trẻ có hứng thú với việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Tài chính và Kế toán và đặc biệt với các vị trí khá quan trọng liên quan đến quản trị, phân tích số liệu để đưa ra chiến lược và ra quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp chứ không đơn thuần là công việc ghi chép sổ sách của người làm Kế toán thông thường như trước đây.
Để đạt được mục tiêu phát triển trong sự nghiệp như thế, việc sở hữu CMA hay bất kỳ một chương trình nghề nghiệp quốc tế sẽ giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá hơn bao giờ hết. Giá trị mà CMA mang lại cần được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau. Đối với người mới bắt đầu, CMA giúp bạn có lợi thế hơn trong mắt nhà tuyển dụng nhờ kiến thức chuyên môn về kế toán quản trị. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan thì việc sở hữu CMA giúp bạn nâng cao kiến thức và hoàn thiện kỹ năng để thăng tiến lên các vị trí quản lý phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp; đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn ERP, các giảng viên dạy Kế toán quản trị.
So sánh mức lương của Hội viên CMA với bằng nghề nghiệp khác
Tại sao chọn học CMA mà không phải là chương trình nghề nghiệp khác? Xét ngoài yếu tố phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn, nếu bạn căn cứ dựa trên mức thu nhập trung bình sau khi theo học một chương trình nào đó, thì hãy tham khảo phần so sánh mức lương của Hội viên CMA so với các bằng nghề nghiệp khác sau đây.
Mức lương tham khảo của Kế toán Quản trị trên toàn cầu (Theo khảo sát của IMA năm 2020)
Thực tế cho thấy việc sở hữu chứng chỉ CMA đã giúp gia tăng thu nhập của Hội viên rất nhiều. Kết quả trong bảng trên cho thấy mức lương trung bình và tổng thu nhập của người sở hữu chứng chỉ CMA cao hơn so với những người khác tại Châu Á là 129% và 132%. Đây là một sự gia tăng lớn và càng chứng tỏ tầm quan trọng của việc đạt được chứng chỉ CMA.
Ngay cả ở vị trí quản lý cấp cao, người sở hữu bằng CMA so với những người khác có nhiều khác biệt về thu nhập. Ví dụ, những người quản lý cấp cao có chứng chỉ CMA có tổng thu nhập hàng năm là 90.000 USD trong khi những người không có chứng chỉ CMA chỉ kiếm được hơn một nửa số đó với 47.000 USD. Ngay cả ở cấp quản lý cao nhất, những người không phải là Hội viên CMA kiếm được tương đương với một kế toán quản trị được chứng nhận quản lý cấp trung. Nhìn vào bảng biểu dưới đây bạn sẽ thấy rõ vấn đề hơn:
Sở hữu chứng chỉ CMA hoặc CPA hay cả hai?
Trên thực tế, đã có nhiều Hội viên CPA đặt câu hỏi rằng việc có thêm chứng chỉ CMA có cần thiết hay không? Hãy cùng xem một số phát hiện thú vị trong báo cáo về khảo sát mức lương của Hội viên CMA năm 2019 của Hiệp hội IMA để tìm ra câu trả lời.
Biểu đồ so sánh khác biệt về tổng thu nhập theo độ tuổi và chứng chỉ nghề nghiệp (Khảo sát năm 2019 của Hiệp hội IMA)
Việc sở hữu chứng chỉ CMA hay CPA sẽ có những cách đánh giá về kỹ năng khác nhau và mỗi chứng chỉ nghề nghiệp sẽ có một giá trị riêng, một phạm vi kiến thức và kỹ năng nhất định. Về cơ bản, việc sở hữu bất cứ 1 trong 2 bằng cấp đều giúp hội viên có 1 mức thu nhập tốt và độ lớn thu nhập của các hội viên còn phụ thuộc vào định hướng phát triển nghề nghiệp và thời gian sở hữu chứng chỉ. Thông thường nếu sở hữu chứng chỉ CPA và phát triển nghề nghiệp trong khối kế toán công & thuế, và nếu sở hữu chứng chỉ CMA và phát triển nghề nghiệp trong các doanh nghiệp kinh doanh (đặc biệt các tổ chức đa quốc gia), thì về lâu dài, những hội viên CMA sẽ có mức thu nhập cao hơn tỷ lệ thuận với giá trị họ mang lại cho doanh nghiệp.
Số liệu ở biểu đồ cho thấy 1 xu hướng trong nền tài chính thế giới khi mà thế hệ Financer trẻ chuộng CMA hơn và dường như học đang có lợi thế về thu nhập hơn những thành viên CPA. Có lẽ, việc gắn liền với các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiều cơ hội đóng góp vào qui trình tạo ra giá trị, đã mang lại cho các hội viên CMA cơ hội thăng tiến nhanh hơn chăng.
Cũng trong kết quả của khảo sát, 76% số người được hỏi đã tin rằng có chứng chỉ CMA đã mang đến cho họ cơ hội nghề nghiệp mà đôi khi họ không nghĩ đến; 85% người chưa sở hữu CMA cho biết họ hiểu được giá trị mà CMA mang lại và có ý định theo đuổi chứng nhận này trong tương lai.
Trong nền công nghiệp 4.0, khi mà xu hướng thế giới tự động hóa đang nhanh chóng thay thế công việc của con người thì đây là một cơ hội lớn để phát triển tương lai của chúng ta. Nếu bạn còn đang băn khoăn về việc có nên chọn học chứng chỉ CMA hay không? FTMS tin rằng CMA sẽ thật sự hữu ích cho bạn. Bởi lẽ, CMA đã và đang góp phần thay đổi rất lớn về cuộc sống cũng như cơ hội nghề nghiệp của rất nhiều học viên và FTMS tin rằng đây chính là chứng chỉ mà các bạn đang tìm kiếm!
Có thể bạn sẽ thích
-
Tất tần tật về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là gì, quy định pháp luật về thuế, kế toán trong báo cáo tài chính ra sao? Cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
-
Những điều cơ bản cần biết về IFRS
IFRS (International Financial Reporting Standards) hay Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là hệ thống các chuẩn mực kế toán.
-
Giá trị hiện tại của dòng tiền (Present Value – PV)
Khái niệm giá trị hiện tại của dòng tiền chủ yếu được dạy trong mảng tài chính, nhưng thực chất lại xuất hiện rất nhiều trong kế toán.
-
Cập nhật mới nhất Lịch thi và lệ phí thi ACCA tháng 9/2024
Kỳ thi ACCA sẽ diễn ra từ 2/9 - 6/9, đây sẽ là một trong những cột mốc quan trọng, các bạn học viên cần nắm rõ các điều khoản của kỳ thi để đảm bảo hoàn thành bài thi
-
Vụ bê bối kế toán gây rúng động thị trường tài chính Thái Lan
Từ câu chuyện thành công của cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan, Stark Corp. trở thành một trong những nỗi lo tài chính lớn nhất xứ sở chùa vàng.
-
Phân tích phương sai bán hàng (Sales Variance Analysis)
Các công ty thường xuyên phân tích các phương sai bán hàng để giải thích hiệu suất doanh thu theo chu kỳ kế toán.
-
ACCA FR/F7 Là gì? Tính ứng dụng của môn ACCA FR/F7?
ACCA FR/F7 là môn học gì? Môn ACCA FR/F7 được ứng dụng như thế nào trong thực hành kế toán? Hãy cùng FTMS đi tìm câu trả lời nhé!
-
Làm thế nào để học CFA đạt được hiệu quả cao?
Để việc học CFA đạt được hiệu quả cao nhất, điều quan trọng là các bạn phải lựa chọn được các cơ sở đào tạo chất lượng.
-
Cập nhật thay đổi chương trình đào tạo CFA 2024
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam cùng điểm qua một số thay đổi đáng chú ý trong chương trình đào tạo CFA kể từ năm 2024 trở đi nhé!
Bình luận