Cách phân biệt các loại thuế cho dân Kế – Kiểm
Nhiều dân kế toán mới bước chân vào nghề và chưa được tiếp xúc với nhiều loại thuế khác nhau nên rất còn bỡ ngỡ. Và có đôi lúc bị mắc sai lầm trong làm việc cùng với các loại thuế này. Nếu bạn cũng là dân kế – kiểm thì nhất định không được bỏ qua các thông tin về cách phân biệt các loại thuế trong kế toán dưới đây nhé!
Bạn cần phân biệt được các loại thuế trước khi làm kế – kiểm
Tại sao phải phân biệt các loại thuế?
Vì có rất nhiều loại thuế mà người làm kế toán cần phải phân biệt. Bởi nếu không phân biệt cũng như áp dụng tính toán 1 cách chính xác rất có thể các nhân viên trong bộ phận kế toán sẽ kê khai sai, nhầm lẫn và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho công ty.
Không chỉ vậy, việc phân biệt các loại thuế khác nhau còn giúp cho các doanh nghiệp có thể phân chia được các mức doanh thu cùng với mức thuế mà họ cần phải kê khai, đóng nộp cho bên Nhà Nước. Đây cũng là 1 phần trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với Nhà Nước. Hãy cùng FTMS tìm hiểu sơ lược về các loại thuế thông dụng mà doanh nghiệp phải nộp, qua bài viết sau đây
Các loại thuế quan trọng cần phân biệt trong kế toán thuế
Cùng nhau đi phân biệt các thuế quan trọng cần phân biệt trong kế toán thuế thông qua bài viết sau đây nào. Có lẽ đây sẽ phần hết sức quan trọng và có ích dành cho những người mới bước chân vào ngành kế toán đó.
Thuế môn bài
Theo thông lệ hàng năm thì phía Nhà Nước sẽ tiến hành thu loại thuế môn bài này với mục đích là thống kê lại các hộ kinh doanh với quy mô là cá nhân hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã cùng các tổ chức kinh doanh khác. Loại thuế này được ghi nhận vào trong chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Theo Nghị Định 22/2020/NĐ-CP thì thời gian đóng thuế môn bài chậm nhất là vào ngày 30/01 hàng năm. Các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được Nhà Nước miễn phí loại thuế này trong 1 năm đầu tiên khi có giấy chứng nhận kinh doanh thành lập. Từ năm thứ 2 trở đi, các doanh nghiệp này mới phải đóng loại thuế môn bài này.
Thời hạn kê khai và nộp lệ phí môn bài đối với các doanh nghiệp mới thành lập là ngày 30/01 của năm tài chính tiếp sau đó.
Thuế giá trị gia tăng – VAT
VAT cũng là loại thuế quan trọng mà dân kế – kiểm cần ghi nhớ
Đây là 1 loại thuế được tính trên khoản giá trị gia tăng thêm của các loại sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đó phân phối ra thị trường hay các dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển tới người tiêu dùng.
Các đối tượng phải chịu trong thuế VAT:
- Về đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng này là các mặt hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ dùng cho việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam.
- Đối tượng nộp thuế VAT bao gồm tất cả các cá nhân hoặc tổ chức đang có các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải chịu thuế giá trị gia tăng ở thị trường tại Việt Nam nói riêng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Đây cùng là 1 trong các thuế gián thu được tính trên giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số loại hàng hóa được cho là đặc biệt như: Xăng dầu, rượu, bia, thuốc lá… hoặc các loại mặt hàng xuất nhập khẩu.
Các loại đối tượng phải chịu và nộp loại thuế này gồm:
- Mọi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoặc dịch vụ.
- Một số loại hàng hàng đặc biệt, xuất nhập khẩu ra nước ngoài theo luật Thuế của Nhà Nước.
- Đối tượng nộp thuế bao gồm: Những người kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa chịu thuế TTĐB.
Hãy lưu ý rằng mỗi loại mặt hàng chỉ chịu 1 lần đóng thuế tiêu thụ đặc biệt. Những mặt hàng nào là loại nhập khẩu thù khi đã nộp thuế TTĐB rồi thì khi được bán ra sẽ không cần phải đóng loại thuế này nữa.
Thuế xuất/nhập khẩu
Đây là dòng thuế trực thu, nó được tính trực tiếp trên giá trị của các loại hàng hóa xuất/ nhập khẩu ra nước ngoài. Đối tượng phải chịu loại thuế này là các sản phẩm XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất, nhập khẩu qua biên giới lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng chịu thuế là mọi cá nhân hay tổ chức có các sản phẩm ược cung ứng ra nước ngoài hoặc các mặt hàng nhập từ nước ngoài vào trong nước để tiêu thụ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Các công ty/ doanh nghiệp phải đóng loại thuế này hằng năm
Cũng là 1 loại thuế thu trực tiếp, việc thu loại thuế này dựa vào kết quả của hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của 1 doanh nghiệp nào đó. Người phải chịu loại thuế này bao gồm là các doanh nghiệp hay tổ chức có hoạt động tổ chức kinh doanh các dạng sản phẩm, dịch vụ có thu lại lợi nhuận đều phải đóng loại thuế này theo hàng năm.
Cách tính thuế TNDN là: Lợi nhuận x 20% (thuế suất thuế TNDN)
- Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí được trừ
- Doanh thu: là tất cả các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí được trừ: là các loại chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí được trừ phải đảm bảo các tiêu chí của các quy phạm pháp luật về thuế, kế toán liên quan. Ví dụ: Công ty TNHH 1 thành viên thì lương của giám đốc đồng thời là chủ sở hữu sẽ không được tính là chi phí được trừ; các khoản thanh toán hóa đơn từ 20tr trở lên phải thanh toán không dùng tiền mặt,…
Thuế thu nhập cá nhân
Là 1 loại thuế trực thu. Thuế thu nhập cá nhân được thu trên những người có mức thu nhập cao (từ 11 triệu – đối với mỗi cá nhân chỉ giảm trừ bản thân). Những đối tượng cần đóng loại thuế này bao gồm:
Là cá nhân có thu nhập và chịu thuế phát sinh ở trong và ngoài lãnh thổ tại Việt Nam.
Cá nhân không cư trú nhưng lại có thu nhập chịu thuế phát sinh trong đất nước Việt Nam.
Có thể nói trên đây là tất cả các loại thuế cơ bản nhất mà doanh nghiệp nào cũng cần phải tìm hiểu và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể mang thêm nhiều kiến thức cho bản thân nhé!
Để biết rõ hơn về ngành kế –
Có thể bạn sẽ thích
-
Chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Big4
Một số thông tin chia sẻ về ưu và nhược điểm khi làm việc tại Big4 sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn để đưa ra lựa chọn chính xác cho bản thân.
-
Một số điều chỉnh bắt buộc khi áp dụng IFRS lần đầu tiên
Đây là một số các điều chỉnh bắt buộc quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) lần đầu tiên.
-
Kiểm toán Nhà nước là gì? Tất tần tật về Kiểm toán Nhà nước!
Kiểm toán Nhà nước (State Audit) là cơ quan chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán ngân sách và tài chính công.
-
Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting)
Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting) là quá trình một doanh nghiệp thực hiện để đánh giá các dự án đầu tư tiềm năng.
-
Top 8 bằng kế toán quốc tế giúp bạn đánh gục nhà tuyển dụng
Đối với ngành kế toán, ngoài các bằng cấp thông thường, bạn nên trang bị thêm các bằng kế toán quốc tế để mở rộng cơ hội tìm việc làm tốt hơn.
-
Thầy Dilshad Jiffry là giảng viên môn SBL (ACCA) kỳ tháng 06/2023
Với 18 năm kinh nghiệm giảng dạy CIMA, ACCA, CIM, và ICAEW, thầy Dilshad Jiffry sẽ giúp các học viên ACCA chinh phục môn SBL dễ dàng hơn.
-
Big 4 là gì? Top 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới
Đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán thì Big 4 là Deloitte, Ernst & Young (E&Y), PricewaterhouseCoopers (PwC) và Klynveld Peat Goerdeler (KPMG).
-
Một trong những Big 4 của ngành kiểm toán có doanh thu gần 1.000 tỷ đồng tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2017-2021, công ty EY Việt Nam có doanh thu bình quân đạt 1.050 tỷ đồng/năm và có lãi khoảng 8,5 tỷ đồng/năm.
-
Tất tần tật về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là gì, quy định pháp luật về thuế, kế toán trong báo cáo tài chính ra sao? Cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bình luận