Mức lương tham khảo của CMA member
Gần 50 năm qua CMA (Certified Management Accountant) được nhìn nhận là chuẩn mực toàn cầu cho các chuyên gia về Kế Toán Quản Trị và Quản Trị Tài Chính. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mức lương trung bình của một Hội viên CMA là bao nhiêu không?
Mức lương trung bình của CMA là bao nhiêu?
Theo Hiệp hội Kế toán và Chuyên gia Tài chính trong Kinh doanh, mức lương trung bình cơ bản của một hội viên CMA ở Hoa Kỳ trong năm 2018 là 94.000 đô la, bao gồm tiền thưởng và tổng thu nhập. Như vậy, thu nhập ròng trung bình cho một hội viên CMA nhận được là 102.000 đô la.
Mức thu nhập đáng mơ ước này khiến cho không ít bạn trẻ có hứng thú với việc tiếp tục phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Tài chính và Kế toán. Và sự khác biệt của chương trình CMA giúp phát triển sự nghiệp cần nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau. Đối với người mới bắt đầu, CMA giúp bạn có lợi thế hơn trong mắt nhà tuyển dụng nhờ kiến thức chuyên môn về kế toán quản trị. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan thì việc sở hữu CMA giúp bạn nâng cao kiến thức và hoàn thiện kỹ năng để thăng tiến lên các vị trí quản lý phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp; đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn ERP, các giảng viên dạy Kế toán quản trị.
Nhìn một cách bao quát về mức lương mong muốn của CMA
Trong khảo sát năm 2019, 78 quốc gia trên toàn cầu đã tham gia Khảo sát mức lương của IMA bằng cách chia sẻ chi tiết về mức lương, giáo dục và chứng nhận CMA, sự hài lòng của công việc và một số yếu tố khác.
Trên thực tế, có 5,208 thành viên phản hồi khảo sát. Con số này cao gấp đôi so với kết quả khảo sát năm 2018. Nhìn lại năm 2018, 50% số người được hỏi đến từ Hoa Kỳ, trong khi năm 2019 chỉ có 31,4% hay 22,8% đáp viên đến từ Trung Quốc, trong khi năm 2019 con số đó đã tăng lên 30%. Những thay đổi trong nhân khẩu học của người trả lời cho thấy có thể ảnh hưởng đến một số so sánh giữa các năm.
Năm 2019 đánh dấu cuộc khảo sát toàn cầu hàng năm lần thứ năm và là một cuộc khảo sát đặc biệt thú vị khi chúng ta dường như đang bước vào một số thời kỳ hỗn loạn. Như tác giả Shannon Charles đã đưa ra nhận định: “Mức tăng thuế quan, chiến tranh thương mại và quan hệ quốc tế căng thẳng tất cả sẽ ảnh hưởng đến tương lai về lương Kế toán quản trị chứng nhận toàn cầu.”
Cô ấy đã tiếp tục đề cập rằng IMA quan tâm điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của Kế toán quản trị được chứng nhận trong tương lai và đã dành thời gian để xác định các xu hướng có thể ảnh hưởng đến nó.
So sánh mức lương của CMA và các bằng nghề nghiệp khác
Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay là sự khác biệt giữa thu nhập của những người sở hữu bằng CMA và các đồng nghiệp sở hữu bằng nghề nghiệp khác.
Nếu bạn tự hỏi liệu một ngày nào đó, khi bạn làm bài kiểm tra trong những ngày thi CMA và sau khi nhận được chứng chỉ CMA trong tay, bạn nghĩ đó có xứng đáng để bạn tiếp tục học CMA không?
Câu trả lời của chúng tôi chắc chắn là có!
Lương của bạn sẽ thật sự được tăng cao nếu bạn sở hữu chứng chỉ CMA. Năm 2018, người có CMA kiếm được nhiều hơn 62% tiền lương trung bình của họ và tổng thu nhập trung bình cao hơn 67% so với những người khác. Tất nhiên mức lương sẽ còn được tăng cao. Hiện nay, có chứng chỉ CMA trong tay sẽ kiếm được nhiều hơn 117% tiền lương trung bình và tổng thu nhập trung bình cao hơn 118% so với các đồng nghiệp không có chứng chỉ này. Đây là một sự gia tăng lớn và càng chứng tỏ tầm quan trọng của việc đạt được chứng chỉ CMA.
Ngay cả ở vị trí quản lý cấp cao, người sở hữu bằng CMA so với những người khác có nhiều khác biệt về thu nhập. Ví dụ, những người quản lý cấp cao có chứng chỉ CMA sẽ kiếm được 90.000 đô la trong tổng thu nhập hàng năm, trong khi những người không có chứng chỉ CMA chỉ kiếm được hơn một nửa số đó với 47.000 đô la.
Ngay cả ở cấp quản lý cao nhất, những người không phải là Hội viên CMA kiếm được tương đương với một kế toán quản trị được chứng nhận quản lý cấp trung. Nhìn vào biểu đồ dưới đây bạn sẽ thấy rõ vấn đề hơn:
Sở hữu CMA hay CPA hoặc cả hai?
Đã có nhiều anh/chị Hội viên CPA đặt câu hỏi rằng việc có thêm chứng chỉ CMA có đáng hay không? Trong cuộc phân tích về lương CMA năm 2019, Hiệp hội IMA đã có một số phát hiện thú vị.
Đối với người mới bắt đầu, người ta thấy rằng tổng thu nhập trung bình của Hội viên CMA cao hơn 31%, trong khi tổng thu nhập trung bình của Hội viên CPA cao hơn 22% so với các đồng nghiệp còn lại. Thú vị hơn khi sở hữu cả hai chứng chỉ CMA và CPA, bạn sẽ nâng tổng thu nhập trung bình cao hơn 50%.
Như vậy qua kết quả khảo sát này, việc sở hữu chứng chỉ CMA hay CPA sẽ có những cách đánh giá về kỹ năng khác nhau và mỗi chứng chỉ nghề nghiệp sẽ có một giá trị riêng, một phạm vi kiến thức và kỹ năng nhất định.
Ngoài ra, 76% số người được hỏi đã tin rằng có chứng chỉ CMA đã mang đến cho họ cơ hội nghề nghiệp mà đôi khi họ không nghĩ đến. Trong nền công nghiệp 4.0, khi mà xu hướng thế giới tự động hóa đang nhanh chóng thay thế công việc của con người thì đây là một cơ hội lớn để phát triển tương lai của chúng ta.
Nếu bạn còn đang băn khoăn về việc có nên chọn học chứng chỉ CMA hay không? FTMS tin rằng CMA sẽ thật sự hữu ích cho bạn. Bởi lẽ, CMA đã và đang góp phần thay đổi rất lớn về cuộc sống cũng như cơ hội nghề nghiệp của rất nhiều học viên và FTMS tin rằng đây chính là chứng chỉ mà các bạn đang tìm kiếm!
Tìm hiểu hiểu rõ hơn về CMA và lý do học CMA có thể giúp bạn tăng thêm khả năng tìm kiếm và bắt đầu một sự nghiệp hoàn toàn chuyên nghiệp trong Tài chính Kế toán!
Có thể bạn sẽ thích
-
Kinh nghiệm thi môn SBL ACCA từ Prize Winner
Đây là những kinh nghiệm cực kỳ quý báu từ Ngô Hoàng Đông Anh, Prize Winner môn SBL trong kỳ thi ACCA tháng 06/2023.
-
Khóa học IFRS Course
FTMS Việt Nam hiện đang cung cấp các chương trình đào tạo lập báo cáo tài chính quốc tế và thi lấy chứng chỉ Cert IFR và DipIFRS.
-
Một số điều chỉnh bắt buộc khi áp dụng IFRS lần đầu tiên
Đây là một số các điều chỉnh bắt buộc quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) lần đầu tiên.
-
Tất tần tật về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là gì, quy định pháp luật về thuế, kế toán trong báo cáo tài chính ra sao? Cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
-
Top 10 quyển sách quản trị tài chính không thể bỏ qua
Cùng FTMS tìm hiểu 10 quyển sách quản trị tài chính cung cấp rất nhiều dẫn chứng thực tế điển hình giúp người đọc tìm hiểu sâu về tài chính nhé.
-
Nên học kế toán quản trị ở đâu?
Học kế toán quản trị ở đâu đang là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất kể cả khi công việc Kế toán Quản trị còn chưa được phổ biến tại Việt Nam.
-
Chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Big4
Một số thông tin chia sẻ về ưu và nhược điểm khi làm việc tại Big4 sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn để đưa ra lựa chọn chính xác cho bản thân.
-
CPA là gì? Toàn tập về chứng chỉ CPA Việt Nam
CPA (Certified Public Accountants) hay kế toán viên công chứng được cấp phép là những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội Nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.
-
Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm toán nội bộ, hãy cùng FTMS Việt Nam phân tích quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ nhé!
Bình luận