
5 lý do nên theo đuổi chứng chỉ ACCA
Được thành lập từ năm 1904 tại Anh,ACCA hiện nay là một trong số những bằng cấp nghề nghiệp được nhiều người theo học. Có thể nói ACCA là sự giao thoa về bằng cấp học thuật và là Chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu với hơn 188.000 thành viên và hơn 480.000 học viên khắp trên 181 quốc gia trên thế giới. ACCA Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2002, tính đến nay đã trải qua 18 năm hoạt động với hơn 906 thành viên và hơn 7500 học viên đang theo học. Các con số này phần nào đã chứng minh được sức mạnh của ACCA. Vậy, những lý do nào có thể thu hút mọi người theo đuổi chứng chỉ ACCA? Hãy đi tìm câu trả lời cùng FTMS Việt Namnhé!

ACCA hiện nay là một trong số những bằng cấp nghề nghiệp được nhiều người theo học.
1/ Chương trình học ACCA bao quát nhiều lĩnh vực
Có thể nói ít có bằng cấp nào có thể đem lại cho học viên kiến thức trong nhiều lĩnh vực như ACCA. Học ACCA, các học viên có thể sở hữu cho mình một khối lượng kiến thức khổng lồ ở các lĩnh vực:
- Kế toán tài chính: ở môn FA/F3 – Financial Accounting, FR/F7 – Financial Reporting, SBR/P2 – Strategic Business Reporting
- Kế toán quản trị: ở môn MA/F2 – Management Accounting, PM/F5 – Performance Management, APM/P5 – Advanced Performance Management
- Tài chính: ở môn FM/F9 – Financial Management, AFM/P4 – Advanced Financial Management
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm: ở môn AA/F8 – Audit and Assurance, AAA/P7 – Advanced Audit and Assurance
- Luật, Thuế: ở môn LW/F4 – Corporate and Business Law, TX/F6 – Taxation
- Kinh doanh: ở môn AB/F1 – Accountant in Business, SBL/P1&P3 – Strategic Business Leader
2/ Cơ hội nghề nghiệp mở rộng khi sở hữu bằng cấp ACCA
ACCA là một bằng cấp nghề nghiệp danh giá được công nhận rộng rãi trên thế giới, chính vì vậy khi sở hữu bằng cấp này trong tay, bạn có thể tự tin apply vào bất kỳ công ty lớn nhỏ nào trên thế giới. Bên cạnh đó, với nguồn kiến thức lớn từ nhiều môn học trong nhiều lĩnh vực của ACCA, bạn hoàn toàn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Tài chính, Thuế, Ngân hàng,… chứ không đơn thuần là chỉ mình Kế toán – Kiểm toán như nhiều người thường nghĩ.
Trên thực tế, có rất nhiều ACCA member đã rất thành công trong các lĩnh vực ở nhiều vị trí khác nhau như CFO, Giám đốc, Phó Giám đốc, Tư vấn chiến lược, Kiểm toán nội bộ,… ở nhiều công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước như Big4, Nonbig,…
3/ ACCA là thước đo năng lực
Nhiều công ty rất khuyến khích nhân viên theo học ACCA để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ở các công ty lớn, ACCA được xem là thước đo năng lực nhân sự. ACCA không chỉ đem đến cho học viên các kiến thức mà còn là tư duy chiến lược, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng công nghệ thông tin,… Ngay cả giai đoạn tuyển dụng, nhà tuyển dụng cũng đánh giá rất cao các ứng viên đang theo học ACCA hoặc đã có bằng ACCA bởi họ hiểu rằng đó là một chương trình học thực tế và người học cũng rất tài giỏi và kiên trì. Việc này không chỉ giúp công ty thu hút được nguồn nhân lực trẻ đầy tiềm năng mà còn giúp giảm chi phí đào tạo nhân sự.
4/ Có chứng chỉ ACCA bạn có thể thi chuyển đổi bằng cấp dễ dàng
Khi sở hữu chứng chỉ ACCA trong tay, bạn còn có thể dễ dàng sở hữu thêm các bằng cấp, chứng chỉ khác bằng việc thi chuyển đổi như ICAEW, CPA,… hoặc có thêm bằng Cử nhân Kế toán ứng dụng của Đại học Oxford Brookes hoặc bằng Thạc sĩ Kế toán chuyên nghiệp của Đại học London đồng thời trong thời gian học ACCA
5/ Kết nối và nâng cao nghiệp vụ
Là ACCA member, bạn sẽ có cơ hội được kết nối và chia sẻ kinh nghiệm với nhiều chuyên gia trong mạng lưới hội viên ACCA toàn cầu. Bên cạnh đó, bạn còn được cập nhật kiến thức chuyên môn hàng năm thông qua chương trình cập nhật kiến thức của ACCA, nâng cao nghiệp vụ và trình độ của bản thân.

ACCA member, bạn sẽ có cơ hội được kết nối và chia sẻ kinh nghiệm với nhiều chuyên gia trong mạng lưới hội viên ACCA toàn cầu
Có thể nói rằng ACCA như một “tấm hộ chiếu” đem lại cho người sở hữu nó rất nhiều lợi ích thiết thực không chỉ về kiến thức, kỹ năng mà còn là cơ hội. Để sở hữu chứng chỉ này, bạn cần phải hoàn thành 13/15 môn, đồng thời hoàn thành bài kiểm tra đạo đức và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế, ngân hàng.
Lịch khai giảng các môn ACCA đã được cập nhật tại đây, các bạn học viên hãy tham khảo nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với FTMS qua các kênh sau để được hỗ trợ cụ thể nhé!
FTMSGLOBAL – TỰ HÀO LÀ ĐƠN VỊ DUY NHẤT ĐƯỢC ACCA CÔNG NHẬN CHUẨN BẠCH KIM TẠI VIỆT NAM.
➤ Hotline tư vấn: 0973.961.386 (HN) || 0908.407.760 (HCM)
➤ Website: ftmsglobal.edu.vn
Có thể bạn sẽ thích
-
CMA là gì? Toàn tập về Certified Management Accountant
CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ chứng nhận khả năng chuyên môn về kế toán quản trị và quản trị tài chính được cấp bởi IMA.
-
Bí quyết thi đậu ACCA môn SBL 89%
Dành ra vài giờ mỗi ngày để ôn tập ACCA, tham gia đầy đủ 84 giờ học SBL tại FTMS, tuân thủ theo hướng dẫn của giảng viên
-
6 trang thông tin quốc tế mọi người học ACCA nên theo dõi
Các trang thông tin này là địa chỉ hoàn hảo cho bất kỳ chuyên gia tài chính hoặc kế toán nào muốn mở rộng hiểu biết hoặc cập nhật kiến thức mới.
-
Top 10 website hữu ích nhất cho dân tài chính
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua 10 website hữu ích dành cho dân kinh tế tài chính với các kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia nhé.
-
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị AI
Tư duy độc lập của kiểm toán viên và khả năng đánh giá rủi ro là những nền tảng cơ bản để đánh giá và giám sát hiệu quả các mô hình AI.
-
5 Vấn đề người làm Kế toán Quản trị phải biết?
Mỗi ngành kinh doanh sẽ có vấn đề cụ thể khác nhau, đó là một trong những điều mà người làm kế toán quản trị phải nắm được.
-
3 sự thật thú vị về thu nhập lý tưởng khi sở hữu chứng chỉ CMA
Mức lương cơ bản trung bình của một hội viên CMA ở Hoa Kỳ trong năm 2018 là 94.000 USD và thu nhập ròng trung bình là 102.000 USD.
-
Học môn P1 – Kế toán quản trị trong chương trình CIMA để làm gì
P1 – Kế toán quản trị là môn học ở phần kiến thức về kỹ năng chuyên môn thuộc cấp độ thừa hành (Operational level) trong chương trình CIMA.
-
Tổng quan về IFRS 15: Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng
Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin về IFRS 15 như tầm quan trọng, các tác động đến doanh nghiệp và các vấn đề cần cân nhắc nhé!
Bình luận