Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

Đăng ký ngay

    Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

    Đăng ký ngay

      a

      FTMS Việt Nam

        /  Kiến thức   /  IFRS và lộ trình áp dụng tại Việt Nam
      IFRS

      IFRS và lộ trình áp dụng tại Việt Nam

      “7 nhóm giải pháp chủ chốt giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất” 

      image 27

      I. Chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS là gì? 

      IFRS là viết tắt của International Financial Reporting Standards, nghĩa là Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế do quỹ IFRS và Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành. 

      IFRS là một bước tiến trong việc nhất quán các ngôn ngữ sử dụng trong kế toán, báo cáo để giúp các nhà đầu tư phân tích và hoạch định tài chính một cách bài bản. Chuẩn mực này cũng nhấn mạnh sự minh bạch, tăng trưởng ổn định, bền vững cho thị trường tài chính. Việc áp dụng IFRS một cách rộng rãi, đồng loạt trên toàn cầu được cho là sẽ giúp tiết kiệm ngân sách cho các công việc kế toán, phân tích, so sánh. 

      II. Tại sao lại cần phải áp dụng IFRS? 

      Hiện nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tuyên bố áp dụng chính thực IFRS với các hình thức khác nhau. Riêng châu Âu đã có 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ áp dụng hoàn toàn chuẩn mực này. 

      Tại Việt Nam, chuẩn mực VAS đã bộc lộ nhiều hạn chế trong chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Song song đó, chủ trương của chính phủ là thúc đẩy các nguồn vốn FDI, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân, xây dựng môi trường tài chính minh bạch, cạnh tranh công bằng, giảm chi phí liên quan đến nhà nước, rủi ro thể chế… nên việc áp dụng IFRS là một đòi hỏi cấp thiết, giúp khắc phục nhược điểm của hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành, thỏa mãn yêu cầu cải cách thể chế, hội nhập quốc tế. 

      >>> Download: Bản dịch thuật ngữ IFRS miễn phí 

      III. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam như thế nào? 

      Trên thế giới hiện nay, lộ trình áp dụng IFRS thường mất từ 2 đến 3 năm sau khi chính phủ công bố bản dịch chuẩn mực hoặc lộ trình áp dụng nhằm giúp các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị. Về cách thức áp dụng, các quốc gia thường áp dụng toàn bộ hoặc áp dụng theo từng phần hoặc áp dụng có điều chỉnh (chỉ cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia sao cho tiệm cận với IFRS). 

      Tại Việt Nam, việc áp dụng IFRS sẽ được xây dựng theo phương thức tiệm cận, cố gắng tiếp cận nhiều nhất với IFRS nhất có thể. 

      Đối tượng áp dụng sẽ bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS, được xác định theo lộ trình phù hợp được công bố và các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực tại Việt Nam trừ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Bộ tài chính và các đơn vị liên quan. 

      Bộ tài chính đã đưa ra ba giai đoạn gồm: 

      • Giai đoạn chuẩn bị (2019 đến 2021) với các hạng mục: Biên dịch hoàn tất IFRS sang tiếng Việt (đến tháng 12/2020); Ban hành thông tư công bố bản dịch IFRS sang tiếng Việt (Tháng 03/2021); Ban hành Thông tư hướng dẫn thể thức áp dụng IFRS (Trước 15/11/2021). 
      • Giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022 – 2025). 
      • Giai đoạn áp dụng bắt buộc (Từ sau năm 2025). 

      IV. Các doanh nghiệp cần làm gì để chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS? 

      progress

      Đứng trước việc chuyển đổi báo cáo tài chính VAS sang IFRS, Bộ tài chính đã có những lời khuyên về 7 nhóm giải pháp chủ chốt giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất. 

      1. Xây dựng chiến lược và ngân sách 

      • Xác định nhu cầu áp dụng IFRS. 
      • Xác định phương án, lộ trình cụ thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình. 
      • Công bố thông tin về lộ trình, phương án áp dụng; Ban lãnh đạo doanh nghiệp tích cực tham gia trong suốt quá trình triển khai áp dụng IFRS. 
      • Thiết lập kênh thông tin với cơ quan hoạch định chính sách, công ty kiểm toán, hội nghề nghiệp, nhà tư vấn. 
      • Xây dựng chính sách kế toán rõ ràng, nhất quán giữa công ty mẹ và các công ty con. 
      • Phân định ranh giới giữa BCTC và báo cáo thuế, báo cáo quản trị nội bộ. 
      • Bố trí ngân sách cho từng công việc cần triển khai. 

      2. Đào tạo nguồn nhân lực 

      • Trang bị kiến thức, hiểu biết cơ bản về tài chính cho Ban giám đốc, cán bộ quản lý chủ chốt. 
      • Thay đổi tư duy lãnh đạo, nâng cao ý thức tuân thủ, tổ chức bộ phận pháp chế tại các doanh nghiệp đủ mạnh. 
      • Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kịp thời, bài bản, liên tục và lâu dài cho bộ phận kế toán, tài chính và cho cả các bộ phận khác có liên quan, như hoạch định chiến lược, kinh doanh, bán hàng,… 
      • Tận dụng kiến thức, hiểu biết, sự hỗ trợ và nguồn lực từ các công ty kiểm toán, tư vấn, nhà đầu tư nước ngoài, hội nghề nghiệp. 

      3. Tổ chức bộ máy kế toán và xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận 

      • Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, thông suốt từ công ty mẹ đến công ty con và các đơn vị trực thuộc. 
      • Có nhân lực chuyên trách về IFRS và BCTC hợp nhất. 
      • Bộ phận tài chính, kinh doanh, bán hàng có quan hệ chặt chẽ với bộ phận kế toán để đảm bảo cung cấp thông tin về mô hình kinh doanh, hợp đồng kinh tế, dữ liệu tài chính. 
      • Tổ chức bộ máy soát xét, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 
      • Chuẩn bị dữ liệu để giải trình với cơ quan quản lý, giám sát Nhà nước khi có yêu cầu. 

      4. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin 

      • Đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của công tác quản trị nội bộ. 
      • Đảm bảo kết nối giữa bộ phận kế toán, tài chính và các bộ phận khác. 
      • Đảm bảo kết nối giữa công ty mẹ và các công ty con, đơn vị trực thuộc. 
      • Phần mềm kế toán cần tự động hóa ở mức cao, hướng đến có thể cung cấp báo cáo tài chính ở bất cứ thời điểm nào. 

      5.  Xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu 

      • Xây dựng cơ sở dữ liệu định giá và mô hình tài chính, như: Giá trị hợp lý, đường cong lãi suất, lãi suất cố định và lãi suất thả nổi; Lãi suất VND và lãi suất ngoại tệ; Giá cả thị trường và giá trị hợp lý; Tỷ giá hối đoái…  
      • Xây dựng dữ liệu phi tài chính, như: thị phần, số lượng khách hàng, dung lượng sử dụng, mức tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa; Thị trường thuận lợi nhất; Tỷ lệ sản phẩm bảo hành… 

      6.  Xây dựng quy trình chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS 

      • Nhận diện các giao dịch, khoản mục trên BCTC cần chuyển đổi. 
      • Xây dựng hệ thống hồ sơ, dữ liệu mang tính kế thừa. 
      • Quy định trách nhiệm chuyển đổi BCTC phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình. 
      • Xây dựng bộ quy tắc chuyển đổi BCTC với hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp mình. 

      7. Chuẩn bị nền tảng kỹ thuật cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính 

      • Xác định các đơn vị tạo tiền của doanh nghiệp. 
      • Đối với tài sản cố định (TSCĐ) và bất động sản đầu tư (BĐSĐT): Phân loại rõ những loại TSCĐ, BĐSĐT cần đánh giá lại định kỳ. 
      • Đối với các tài sản dài hạn: Rà soát những tài sản tiếp tục sử dụng và nắm giữ để thanh lý để tái phân loại; 
      • Đối với các tài sản được ghi nhận theo Future Value (FV): Chuẩn bị dữ liệu phù hợp với các phương pháp định giá, đặc biệt chú ý các tài sản không có giá niêm yết. 
      • Thường xuyên đánh giá lại độ tin cậy của các ước tính, như khả năng thu hồi nợ, thị phần, sự suy giảm giá trị của các tài sản. 
      • Thường xuyên đánh giá và tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường. 
      • Thường xuyên rà soát các quy định về thuế để xác định các trường hợp có sự khác biệt giữa chính sách thuế và Chuẩn mực kế toán. 
      • Rà soát các hợp đồng thuê tài sản (thuê hoạt động), tiến hành phân loại hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê sử dụng dịch vụ. 
      • Rà soát lại mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con đảm bảo quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con. 
      • Định hướng việc cung cấp thông tin tài chính tại các công ty con, liên doanh, liên kết theo cơ sở tài sản thuần. 
      • Chuẩn bị sẵn và thường xuyên cập nhật các thông tin về đường cong lãi suất của doanh nghiệp. 
      • Các doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ những khoản mục cần hoãn lại theo luật định. 
      • Các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp: Sắp xếp, phân loại rõ TSCĐ, tài sản sinh học và hàng tồn kho là sản phẩm của hoạt động nông nghiệp. 
      • Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng cần xác định trữ lượng và giá trị tài nguyên dưới lòng đất; xây dựng dữ liệu về chi phí hoàn nguyên môi trường. 
      • Ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm chuẩn bị dữ liệu theo yêu cầu của IFRS 07, 09 và 17. 
      • Các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư xây dựng tài sản dở dang sử dụng vốn vay ngoại tệ cần xác định chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ. 

      Có thể bạn sẽ thích

      Bình luận

      error: Content is protected !!