Nghiên cứu Target Costing và các mô hình áp dụng trong Doanh Nghiệp
Phương pháp Target Costing có nguồn gốc từ Nhật Bản. Phương pháp này được áp dụng kể từ năm 1980 bổi các công ty như Toyota, NEC, Sony và Nissan. Một tổ chức quốc tế thành lập do một số các tập đoàn công nghiệp lớn, gọi là Consortium for Advanced Management-International (gọi tắt là CAM-I)
Hiện nay, xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm những chất lượng vẫn đảm bảo, để từ đó gia tăng lợi nhuận. Để quản lý có hiệu quả và tốt nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải quản lý chi phí sản xuất. Đồng thời phản ánh trung thực các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các phương án và biện pháp thích hợp nhằm quản lý hiệu quả chi phí.
Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải quản lý chắc chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Có thể nói rằng, phương pháp tính giá theo chi phí mục tiêu (Target Cost) là một trong các phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị. Tính ưu việt của phương pháp đã được thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của quy trình chế tạo (Kaplan và Atkinson, 1998).
Phương pháp chi phí mục tiêu là gì:
Phương pháp Chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép cung cấp một số cơ sở kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và đảm bảo các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm.
Như vậy, định nghĩa về phương pháp chi phí mục tiêu nhấn mạnh mục tiêu cần phải đạt được và thời gian phân tích là chu kỳ sống của sản phẩm. Điều này làm cho phương pháp chi phí mục tiêu khác với phương pháp chi phí truyền thống.
Xác định chi phí mục tiêu
Trong thi trường cạnh tranh, các DN có thể không kiểm soát được giá bán sản phẩm.
Biện pháp duy nhất để DN kiểm soát được lợi nhuận là kiểm soát chi phí
Giá bán được sử dụng để xác định ngược trở lại chi phí mục tiêu (target cost) của sản phẩm.
Chí mục tiêu = Giá mục tiêu – LN mục tiêu
Trong đó: Giá mục tiêu là mức giá ước tính mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ
Mô hình phương pháp chi phí mục tiêu
Target costing được thực hiện qua 7 bước
Lợi ích của hệ thống kế toán chi phí mục tiêu
Tính ưu việt của phương pháp kế toán chi phí mục tiêu đã được thừa nhận trên thế giới, vì đây là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các bộ phận của công nghệ sản xuất, làm thay đổi quan điểm truyền thống về kế toán quản trị chi phí. Vận dụng phương pháp kế toán chi phí mục tiêu, thực sự mang lại hiệu quả cho các nhà quản trị trong quá trình kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, được coi như là một công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động. Hệ thống kế toán chi phí mục tiêu có những lợi ích sau:
Thứ nhất, phương pháp kế toán chi phí mục tiêu cho phép nhà quản lý có thể tạo ra, hoặc mua các sản phẩm với chi phí thấp nhất. Giảm chi phí, giúp DN linh hoạt hơn về tài chính để tập trung vào việc đạt được lợi nhuận cao, hoặc để cung cấp ra thị trường những sản phẩm ở mức giá thấp để thu hút một lượng khách hàng lớn. Phương pháp kế toán chi phí mục tiêu có thể giúp các nhà quản trị nắm bắt và kiểm soát chi phí ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ sống của một sản phẩm, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược về giá, giảm bớt các sản phẩm không có nhiều hoặc không tạo ra lợi nhuận.
Thứ hai, phương pháp kế toán chi phí mục tiêu giúp nhà quản trị có giảm thiểu thời gian chu kỳ sản phẩm. Việc giảm thời gian chu kỳ đồng nghĩa với việc nhà quản lý sẽ loại bỏ được sự lãng phí không cần thiết và không làm tăng giá trị đến giai đoạn cuối cùng là khách hàng. Thời gian chu kỳ ngắn hơn là một lợi thế cạnh tranh tốt, vì DN có thể đưa sản phẩm ra thị trường sớm hơn, thậm chí DN là người đầu tiên đưa ra thị trường. Các thông tin do phương pháp kế toán chi phí mục tiêu cung cấp khuyến khích các nhà quản trị thiết kế các sản phẩm để nâng cao chất lượng. Việc tạo ra một sản phẩm cải tiến với chất lượng tốt hơn hình thành một chu kỳ sống mới của sản phẩm, dẫn đến khả năng tăng doanh thu, tăng thị phần của DN…
Thứ ba, phương pháp kế toán chi phí mục tiêu giúp DN khả năng sinh lợi lớn hơn, đề cập đến 2 yếu tố trong lợi nhuận là chi phí và giá cả. Nhiều DN bắt đầu bằng cách phát triển sản phẩm và định giá cơ bản dựa trên chi phí. Đầu tiên bắt đầu với giá cả thị trường, nhà quản lý giúp đảm bảo rằng DN sẽ kết thúc với một sản phẩm có lợi và giá trị của khách hàng có giá trị. Về bản chất, nhà quản lý đạt được mối quan hệ giá hợp lý với giá thành chi phí cho sản phẩm của công ty.
Như vậy, về mặt chiến lược xây dựng ngân sách, phương pháp chi phí mục tiêu ngoài giúp cung cấp một phương tiện để quản lý chi phí và tối đa hóa tiềm năng cho việc giảm chi phí, là một công cụ có thể được sử dụng để kiểm soát các quyết định như chi tiết kỹ thuật thiết kế và sản xuất.
Có thể bạn sẽ thích
-
Học môn P1 – Kế toán quản trị trong chương trình CIMA để làm gì
P1 – Kế toán quản trị là môn học ở phần kiến thức về kỹ năng chuyên môn thuộc cấp độ thừa hành (Operational level) trong chương trình CIMA.
-
5 Vấn đề người làm Kế toán Quản trị phải biết?
Mỗi ngành kinh doanh sẽ có vấn đề cụ thể khác nhau, đó là một trong những điều mà người làm kế toán quản trị phải nắm được.
-
Làm thế nào để học CFA đạt được hiệu quả cao?
Để việc học CFA đạt được hiệu quả cao nhất, điều quan trọng là các bạn phải lựa chọn được các cơ sở đào tạo chất lượng.
-
4 lời khuyên khi học thi CFA Level 2 từ FTMS Việt Nam
Cùng FTMS Việt Nam khám phá 4 lời khuyên hữu ích trước khi bạn bắt tay vào theo đuổi chương trình CFA Level 2 nhé.
-
ACCA FR/F7 Là gì? Tính ứng dụng của môn ACCA FR/F7?
ACCA FR/F7 là môn học gì? Môn ACCA FR/F7 được ứng dụng như thế nào trong thực hành kế toán? Hãy cùng FTMS đi tìm câu trả lời nhé!
-
Giải mã ACCA: Bí quyết đạt 78/100 điểm môn SBL (ACCA)
Mời các bạn cùng tham khảo bí quyết đạt 78/100 điểm môn ACCA từ anh Nguyễn Quốc Tuấn, học viên FIA và ACCA tại FTMS Việt Nam nhé!
-
Học viên nói gì về khóa học ACCA tại FTMS Việt Nam?
Hãy cùng điểm qua những thông tin ấn tượng của các bạn học viên về những kỉ niệm khi học ACCA ở FTMS Việt Nam nhé!
-
[Mới Nhất] FTMS Cập Nhật Lịch Thi Và Lệ Phí ACCA Kỳ Tháng 03 Năm 2023
Kỳ tháng 3/2023, ACCA quy định 2 mức đóng lệ phí thi là Đóng chuẩn (Standard Entry) và Đóng trễ (Late Entry). So với các kỳ trước đây, ACCA đã bỏ mốc Đóng sớm (Early Standard).
-
CIMA – Quản trị nguồn thông tin & dữ liệu
Để đưa ra những quyết định đúng đắn, người đứng đầu doanh nghiệp cần nguồn thông tin kinh doanh và dữ liệu đa chiều và chất lượng.
Bình luận