Cập nhật thay đổi chương trình đào tạo CFA 2024
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam cùng điểm qua một số thay đổi đáng chú ý trong chương trình đào tạo CFA kể từ năm 2024 trở đi nhé!
Chương trình CFA (Chartered Financial Analyst) sẽ có nhiều thay đổi trong chương trình đào tạo kể từ năm 2024 trở đi. Một số thay đổi đáng chú ý bao gồm chương trình Level 1 và Level 2 CFA 2024 có sự xuất hiện của module Digital Practical Skills; Cấp Chứng nhận kỹ thuật số (Digital Badging) cho các thí sinh thi đỗ Level 1, 2 và Level 3 được chuyên môn hóa với Specialized Pathways.
Trong bài viết này, mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua các thay đổi đáng chú ý trong chương trình đào tạo CFA kể từ năm 2024 trở đi nhé!
Giới thiệu Digital Practical Skills
Một thay đổi quan trọng trong nội dung chương trình Level 1 và Level 2 CFA năm 2024 là xuất hiện module Digital Practical Skills. Đây sẽ là những module rèn luyện cho thí sinh những kiến thức, tư duy và kỹ năng thực tiễn về cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số.
Những mô-đun digital practical skills đầu tiên bao gồm:
- Financial Modelling
- Analyst Skills
- Python Programming Fundamentals
- Python, Data Science and Artificial Intelligence
Ví dụ về nội dung học trong Digital Practical Skills:
- Financial Modeling: Phân tích 3 báo cáo tài chính bằng Excel.
- Python Programming Fundamentals: Lập trình Python cơ bản, cách sử dụng Jupyter Notebook để phát triển, trình bày dự án về khoa học dữ liệu (data science projects) liên quan đến Tài chính.
- Analyst Skills: Phát triển các kỹ năng của một Equity Analyst;
- Python, Data Science & AI: Giới thiệu về Machine learning, AI, khoa học dữ liệu để phân tích Báo cáo Tài chính sử dụng ngôn ngữ lập trình Python.
Mỗi module sẽ mất khoảng 10-15 giờ học. Nội dung học sẽ có trong khoảng 60-80 video và 30-60 MCQs. Khi thí sinh đăng ký thi thành công, module này sẽ xuất hiện trong learning ecosystems, có thể học bất cứ lúc nào.
Digital Practical Skills Modules sẽ không nằm trong nội dung thi CFA nhưng thí sinh bắt buộc phải hoàn thành ít nhất 1 module này ở mỗi Level.
Yêu cầu về Practical Skills Modules sẽ được áp dụng cho thí sinh đăng ký dự thi CFA Level 1 vào tháng 02/2024 và CFA Level 2 vào tháng 8/2024. Học phần dành cho Level 3 sẽ được bổ sung từ kỳ thi năm 2025.
Các giảng viên CFA của FTMS Việt Nam đều là những chuyên gia trong ngành nên hiểu rõ sự thay đổi này nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, bổ sung thêm yếu tố công nghệ và kỹ năng cho thí sinh. FTMS Việt Nam và các giảng viên đã và đang liên tục cập nhật nội dung giảng dạy sát nhất với những thông báo của Viện CFA, đảm bảo đầy đủ kiến thức cho các học viên chuẩn bị thi CFA.
CFA gia tăng quyền lợi và sự chuyên môn hóa cho thí sinh
Đúng với mục tiêu của những thay đổi lần này, viện CFA hướng tới quyền lợi, mong muốn của các thí sinh và các nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, họ đã đưa ra những thay đổi vô cùng quan trọng:
Cấp Chứng nhận kỹ thuật số (Digital Badging) cho các thí sinh thi đỗ Level 1, 2
Đây là sự cải tiến hữu hiệu, giúp các thí sinh nhận được sự chứng thực, công nhận, giúp ích rất nhiều trong quá trình ứng tuyển. CFA cũng sẽ thực hiện truyền thông nhiều hơn về đổi mới này, nhằm đưa thông tin rộng rãi tới các nhà tuyển dụng và giúp họ nhận thức được năng lực của các ứng viên khi đã sở hữu chứng nhận Level 1, 2 của CFA.
Level 3 được chuyên môn hóa với Specialized Pathways
Khác với những năm trước, dự kiến năm 2025, Level 3 sẽ được chia làm 2 thành phần: Core Curriculum và Specialized Pathways. Core Curriculum đơn giản là nội dung nền tảng chính của Level 3, không thay đổi. Phần Specialized pathways mới, sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 1 trong 3 nội dung, dựa vào định hướng sự nghiệp theo đuổi:
- Portfolio Management (phiên bản truyền thống của Level 3)
- Private Wealth
- Private Markets
Ngay trong tháng 5 này, FTMS Việt Nam sẽ khai giảng lớp CFA offline tại Hà Nội, cơ hội DUY NHẤT để bạn kịp thời học và thi CFA vào tháng 11 năm nay, kỳ thi CUỐI CÙNG trước khi diễn ra những thay đổi mới.
Các bạn quan tâm có thể tham khảo và đăng ký ngay tại: https://ftmsglobal.edu.vn/khoa-hoc-cfa/
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các chương trình học CFA, đừng ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn của FTMS Việt Nam để được hỗ trợ nhé.
- FTMS Hà Nội: Tầng 12, Mipec Tower, Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Hotline tư vấn: 0988-645-518 (Ms. Trâm).
- FTMS TP. Hồ Chí Minh: Sunwah Tower, Tầng 9 – 115 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Hotline tư vấn: 0982-864-741 (Ms. Nga).
Có thể bạn sẽ thích
-
CPA là gì? Toàn tập về chứng chỉ CPA Việt Nam
CPA (Certified Public Accountants) hay kế toán viên công chứng được cấp phép là những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội Nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.
-
6 trang thông tin quốc tế mọi người học ACCA nên theo dõi
Các trang thông tin này là địa chỉ hoàn hảo cho bất kỳ chuyên gia tài chính hoặc kế toán nào muốn mở rộng hiểu biết hoặc cập nhật kiến thức mới.
-
3 lưu ý quan trọng để làm tốt bài thi ACCA
Đây là ba lưu ý quan trọng để làm tốt bài thi ACCA được FTMS Việt Nam tổng hợp từ các Prize Winner và các học viên đã vượt qua bài thi này.
-
Vai trò và sự khác biệt của kế toán quản trị với kế toán tài chính
Kế toán quản trị đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Vậy chức năng của nó là gì?
-
4 hiểu nhầm phổ biến về môn học Ethics trong chương trình CFA
Đây là 4 hiểu nhầm thường thấy tạo nên thành kiến của người học với Ethics và song song đó là chỉ ra những điều mà bạn cần xem xét lại.
-
Top 8 bằng kế toán quốc tế giúp bạn đánh gục nhà tuyển dụng
Đối với ngành kế toán, ngoài các bằng cấp thông thường, bạn nên trang bị thêm các bằng kế toán quốc tế để mở rộng cơ hội tìm việc làm tốt hơn.
-
Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting)
Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting) là quá trình một doanh nghiệp thực hiện để đánh giá các dự án đầu tư tiềm năng.
-
Học viên nói gì về khóa học ACCA tại FTMS Việt Nam?
Hãy cùng điểm qua những thông tin ấn tượng của các bạn học viên về những kỉ niệm khi học ACCA ở FTMS Việt Nam nhé!
-
Thiết kế lại năng lực cho tương thích với kỷ nguyên kỹ thuật số
Trong kỉ nguyên kỹ thuật số, trọng tâm của bộ phận tài chính kế toán đang dịch chuyển từ quản lý chi phí sang quản trị các giá trị của tổ chức.
Bình luận