3 Chiến lược phục hồi dành cho Kế toán quản trị
Khả năng phục hồi, chuyển đổi kỹ thuật số và kỹ năng mềm là 3 chiến lược phục hồi doanh nghiệp được các chuyên gia từ Hội đồng CIMA đưa ra.
Thế giới hiện đang trải qua một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng do hậu quả của đại dịch COVID-19. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cảnh báo rằng nếu một làn sóng virus thứ hai tấn công, nền kinh tế toàn cầu có thể giảm 7,6% trong năm nay trước khi tăng trở lại 2,8% vào năm 2021.
Vậy thì kế toán quản trị sẽ ưu tiên gì trong quá trình phục hồi kinh tế, giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng? Theo cập nhật mới nhất của Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh quốc (CIMA), gần đây đã tổ chức một phiên thảo luận tập hợp các quan điểm và kinh nghiệm từ 56 thành viên để đưa ra những chiến lược phục hồi nền kinh tế.
Về khả năng phục hồi của công ty
Những tác động trong kinh doanh hiện nay là rất phức tạp, khả năng phục hồi của công ty là một vấn đề lớn đối với các tổ chức từ quy mô nhỏ, vừa đến lớn. Sự lan rộng mang tính toàn cầu của COVID-19 và những chuyển biến không đoán trước được khiến cho tất cả chúng ta đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh đầy biến động này, doanh nghiệp nên tập trung sự chú ý vào các kế hoạch kinh doanh liên tục, hạ mức tăng trưởng, cắt giảm ngân sách chi tiêu, ứng dụng công nghệ vào nhiều hoạt động và nhận diện các cơ hội phục hồi kinh tế. Về dài hạn, nhiều đơn vị đã có sự thay đổi chiến lược phục hồi và chuẩn bị nâng cao năng lực của mình.
Bên cạnh đó, ưu tiên hàng đầu vẫn là sức khỏe của con người, các tổ chức cũng đang tiếp nhận thông tin về những thách thức khác liên quan tới lực lượng lao động, sức khỏe, tinh thần của nhân viên. Giáo dục nhận thức cho nhân viên về COVID-19 là điều kiện cần, chuẩn bị kế hoạch truyền thông nội bộ để sẵn sàng ứng phó đợt nhiễm virus COVID-19 đợt 2.
Từ kinh nghiệm của các chuyên gia tài chính, họ có thể cung cấp những nhận định mang tính khách quan, suy nghĩ kỹ lưỡng cách thức phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Trên thực tế, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bí quyết kinh doanh thành công chính là thấu hiểu khách hàng, vấn đề họ đang gặp phải và giải quyết các thách thức, lo lắng này; giữ chân nhân viên chủ chốt; hệ thống quản lý rủi ro và tăng khả năng phục hồi của các tổ chức của họ; tăng cường công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa, tập trung quản lý vận hành ở các vị trí quan trọng, đảm bảo duy trì nguồn cung và cẩn trọng với lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.
Chuyển đổi kỹ thuật số
Một số tổ chức lớn đã đầu tư đáng kể vào chuyển đổi kỹ thuật số trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Do đó, họ đã chuẩn bị tốt và thậm chí có thể thấy sự cải thiện về năng suất làm việc trong quá trình vận hành. Theo khách quan, COVID-19 đã vô tình giúp tăng tốc chuyển đổi kinh doanh và tài chính kỹ thuật số trong mọi quy mô thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, nó đã tăng cường sử dụng các ứng dụng dựa trên đám mây và di động.
Trong tương lai, các doanh nghiệp đang ngày càng tìm cách đầu tư vào Fintech (Công nghệ tài chính) tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về đầu tư Fintech trong các tổ chức, doanh nghiệp cũng như cạnh tranh thu hút khách hàng, đặt ra nhiều thách thức cho các mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu. Vậy nên một số tổ chức, doanh nghiệp thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là sự cản trở lớn để phục hồi doanh nghiệp trong mùa dịch.
Với giai đoạn khủng hoảng này, người dân và doanh nghiệp đang chuyển sang sử dụng các nền tảng kỹ thuật số cho nhu cầu thiết yếu. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian hậu COVID-19, khi khách hàng đã trở nên quen thuộc với hành vi tiêu dùng mới, tìm ra những phương thức mới mang lại hiệu quả và thích nghi với phong cách sống mới sử dụng các nền tảng kỹ thuật số.
Kỹ năng mềm
Cuộc khủng hoảng COVID-19 cùng với việc chuyển đổi quy mô làm việc từ xa và phát triển khả năng cá nhân/người quản lý trước những thách thức của cách làm việc mới – Kỹ năng mềm là một trong những kỹ năng quan trọng cần nhấn mạnh trong quá trình chuyển đổi này.
Quá trình làm việc từ xa là minh chứng rõ rệt cho năng lực truyền cảm hứng từ đội ngũ lãnh đạo. Để quản trị “đội ngũ phân tán” thành công. Trước tiên, người quản trị cần ý thức nhân viên về tầm quan trọng của hiệu suất thay cho sự hiện diện, giúp họ cảm thấy năng lực được đánh giá đúng và cống hiến hết mình.
Hình thức làm việc tại nhà yêu cầu nhân viên phải có kỹ năng vi tính cơ bản và có thể sử dụng các công nghệ viễn thông đa dạng. Một số nhân viên có thể bị choáng ngợp bởi các yêu cầu công việc liên tục ập tới, cũng như các phần mềm làm việc nhóm và các công nghệ phức tạp cần phải làm quen. Tổ chức có thể hỗ trợ nhân viên bằng cách cung cấp đào tạo về kỹ năng kỹ thuật số và hỗ trợ công nghệ thông tin (CNTT) kịp thời.
Làm việc tại nhà đòi hỏi cả nhân viên và doanh nghiệp phải đầu tư vào CNTT nhiều hơn. Nhân viên cần được trang bị tối thiểu một máy tính, phần mềm cần thiết, camera và đường truyền internet ổn định. Các tổ chức có thể phải trả thêm phí sử dụng các phần mềm làm việc trực tuyến và các biện pháp bảo mật bổ sung để đảm bảo nhân viên có thể truy cập an toàn những nguồn dữ liệu trực tuyến. Đồng thời ngăn ngừa rủi ro từ việc lạm dụng tài nguyên của công ty một cách vô tình hay cố ý.
Tình hình môi trường kinh tế hiện nay đặt ra những thách thức lớn cho các tổ chức trong mọi lĩnh vực. Qua ba nhận định về chiến lược từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong hội đồng CIMA. Nhận thấy rằng, đội ngũ nhân viên đóng một vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp của chính họ, cũng như nền kinh tế địa phương và toàn cầu, giúp phục hồi khủng hoảng trở nên kiên cường và vững chắc hơn trong tương lai.
Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh quốc (CIMA) có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của Kế toán quản trị đặc biệt CIMA cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong việc thu thập dữ liệu, xử lý các thông tài chính để giúp cho nhà quản trị, các cấp điều hành lập kế hoạch, vận hành và đưa ra những quyết định chiến lược.
Có thể bạn sẽ thích
-
Nên học CMA hay ACCA?
Bài viết này sẽ giúp bạn thấy được sự khác nhau giữa CMA và ACCA qua đó giúp bạn định hướng chương trình học phù hợp nhất cho bản thân.
-
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả?
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả là câu hỏi mà bất kỳ học viên nào cũng đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu về ACCA.
-
16 việc bạn cần làm trước khi lập Báo cáo Tài chính
Mời các bạn cùng FTMS tìm hiểu 16 công việc cần làm trước khi lập Báo cáo tài chính để có một báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất.
-
Học ngành nào thì được thi chứng chỉ kế toán viên?
Một trong các điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán.
-
Lập Ngân sách và kế hoạch: Những bước đầu tiên cho quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Lập ngân sách và kế hoạch là những bước đầu tiên cần chuẩn bị để có một quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
-
CFA và MBA: Đâu là chứng chỉ dành cho bạn?
Mời các bạn cùng FTMS điểm qua một số so sánh về chi phí học, thời gian học, và mức độ chấp nhận trên toàn cầu giữa MBA và CFA.
-
Quản trị rủi ro cho Doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro là một vấn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
-
Chứng chỉ ACCA là gì Khóa học ACCA gồm những gì
Chứng chỉ ACCA là chứng chỉ kế toán được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (The Association of Chartered Certified Accountants)
-
10 Thói quen hiệu quả của Giám đốc Tài chính (CFO)
Đây là 10 thói quen hiệu quả dành cho Giám đốc Tài chính được chia sẻ bởi Jack McCullough, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Lãnh đạo CFO.
Bình luận