16 việc bạn cần làm trước khi lập Báo cáo Tài chính
Báo cáo tài chính được lập dựa trên các số liệu trên các chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán, phản ánh các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Vậy, những việc cần làm trước khi lập báo cáo tài chính ra sao? Cần kiểm tra những gì?
1. Nguồn tiền mặt
Kiểm tra nguồn tiền mặt tránh trường hợp bị âm.
Tiền mặt là khoản cần kiểm tra đầu tiên khi bắt đầu lập Báo cáo tài chính
2. Tiền ngân hàng
Lấy đầy đủ tài khoản ngân hàng và kiểm tra số dư tài khoản ngày 31/12 hàng năm khớp với số dư trên TK 112.
3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) khấu trừ
- Kiểm tra xem số dư ở chỉ tiêu 43 (Số Thuế được chuyển sang kỳ sau) trên tờ khai thuế GTGT tháng hoặc quý so với số dư ở tài khoản (TK) 1331 như thế nào?
- Nếu hóa đơn tháng/ quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau.
- Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý –> số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn số dư ở chỉ tiêu 43.
4. Công nợ phải thu phải trả
Đối chiếu với khách hàng sơ bộ tài khoản số công nợ phải thu này.
5. Tiền tạm ứng
Kiểm tra, đối chiếu để hoàn ứng nếu phát sinh tạm ứng mà chưa hoàn ứng.
6. Hàng tồn kho
- Kiểm tra hàng nhập đã đầy đủ chưa?
- Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?
- Không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
- Đối chiếu hàng hóa tồn kho với khách hàng.
- Đối với công ty có hoạt động xây lắp, xây dựng theo công trình. Số dư TK 154 chi tiết phải khớp với sổ chi tiết giá thành (Theo từng công trình cụ thể).
Kiểm tra báo cáo hàng tồn kho chính xác
7. Phân bổ chi phí trả trước
- Kiểm tra sổ chi tiết phân bổ 242, 142 so với số dư tài khoản 142, 242 trên Bảng cân đối số phát sinh.
- Loại chi phí nào hợp lý – chi phí nào không hợp lý.
8. Tài sản cố định
- Hồ sơ về tài sản cố định đã đầy đủ chưa?
- Đã khấu hao đủ chưa?
- Đối chiếu sổ chi tiết khấu hao với số dư TK 214 trên bảng Cân đối phát sinh
- Chi phí khấu hao nào hợp lý – chi phí nào chưa hợp lý?
9. Thuế phải nộp
- Thuế môn bài đã hạch toán chi phí và có biên lai đóng tiền chưa? Kiểm tra TK 3338.
- Thuế GTGT- Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa? Kiểm tra TK 3331.
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) – Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa? Kiểm tra TK 3335.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) – Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa? Kiểm tra TK 3334 (Lưu ý các bút toán nợ 821/ Có 3334, Nợ 3334/Có 111 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm).
- Các loại thuế khác nếu có phải thu thập đầy đủ biên lai nộp thuế để hạch toán.
10. Lương, BHXH, BHYT, BH tự nguyện, kinh phí công đoàn, thuế TNCN
- Hạch toán lương đã đầy đủ chưa, đối chiếu tài khoản 334 với tờ khai quyết toán thuế TNCN (hai số này phải khớp nhau).
- Nếu phát sinh bảo hiểm, đã đối chiếu với KH chưa, số liệu đã khớp với bảo hiểm chưa?
- Chi phí lương là khoản chi phí rất lớn trong doanh nghiệp (DN), đặc biệt đối với DN sản xuất, xây dựng. Vì vậy, cần yêu cầu KH cung cấp CMND đầy đủ để thực hiện quyết toán thuế TNCN, đồng thời lấy dữ liệu làm hợp đồng lao động (kèm CMND) để hợp lệ.
Kiểm tra kỹ các khoản Lương, BHXH, BHYT, BH tự nguyện, kinh phí công đoàn, thuế TNCN
11. Các khoản tiền vay, mượn
Rà soát lại các khoản vay mượn nội bộ, nếu tiền mặt tồn quỹ nên thực hiện trả nợ để giảm bớt số dư TK 331.
12. Kiểm tra Doanh thu trước khi lập Báo cáo tài chính
Doanh thu chịu thuế TNDN:
- Doanh thu bán hàng.
- Doanh thu tài chính
- Doanh thu khác.
Phần đánh giá chênh lệch tỷ giá từng lần thanh toán phải có file theo dõi để đối chiếu và hạch toán vào 515 nếu phát sinh lãi CLTG từng lần thanh toán. Riêng đối với hoạt động đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ thì chênh lệch lãi không phải là doanh thu chịu thuế TNDN.
Doanh thu là 1 danh mục cần thiết khi lập báo cáo tài chính
13. Giá vốn
- Đối với hoạt động thương mại: cơ sở tính giá vốn là sổ chi tiết nhập – xuất tồn hàng hóa. Kiểm tra số liệu, công thức trên file dữ liệu đã đầy đủ chưa, tránh trường hợp nhảy sai hoặc thiếu công thức và sai lệch trong giá vốn.
- Đối với hoạt động thương mại, sản xuất có phát sinh hoạt động xuất, nhập khẩu:cơ sở tính giá vốn là File theo dõi giá vốn hàng nhập khẩu, là cơ sở để kiểm tra và phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện.
- Đối với hoạt động sản xuất:cơ sở để tính giá vốn là định mức sản xuất.
- Kiểm tra lại các nguyên vật liệu đầu vào so với định mức có bị âm không? Nếu có ta có thể linh động điều chỉnh định mức. Các chi phí sản xuất chung trong việc hình thành nên giá thành phải có hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ.
- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa.
- Kiểm tra tỷ lệ giá vốn/doanh thu đối với năm nay so với năm ngoái như thế nào. Nếu tăng/giảm đột biến so với năm trước thì phải xem lại
14. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý
- Chi phí đã có hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ chưa.
- Đối với chi phí bị khống chế:tiếp khách, hội nghị, khánh tiết… có vượt mức 15% Tổng chi phí được trừ (không bao gồm giá vốn hàng bán đối với DN thương mại). Nếu chưa đến mức bị loại trừ thì tất cả được tính; nếu vượt quá 15% tổng chi phí thì phải làm 1 bảng tính để theo dõi các chi phí được trừ, và dễ dàng kiểm tra đối chiếu.
15. Chi phí tài chính
- Kiểm tra xem chi phí lãi vay trong chi phí tài chính chiếm bao nhiêu.
- Nếu tiền mặt dư quá nhiều và phát sinh chi Phí tài chính thì có thể chi phí này bị loại trong quyết toán thuế (Nếu DN không giải trình được tại sao phát sinh chi phí lãi vay này).
- Phần đánh giá chênh lệch tỷ giá từng lần thanh toán phải có file theo dõi để đối chiếu và hạch toán vào 635 nếu phát sinh lỗ CLTG từng lần thanh toán.
- Khi đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ, nếu phát sinh lỗ thì chi phí này bị loại trừ khi tính thuế TNDN
16. Kết chuyển
- Bút toán kết chuyển đã được phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên phải kiểm tra, rà soát lại nếu phát hiện thấy TK từ loại 5 và loại 9 còn số dư. Sau khi thực hiện đối chiếu hoàn thành, đưa lên mã vạch ở hỗ trợ kê khai.
- Báo cáo tài chính năm.
+ Bảng cân đối kế toán mẫu số B01 – DN.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B02 – DN.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B03 – DN.
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B09 – DN.
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN.
- Báo cáo quyết toán thuế TNDN: Nộp Thuế TNDN năm nếu có lãi, nếu lãi thì phải làm thêm phụ lục 03-2A- TNDN chuyển lỗ năm trước sang.
Trên đây là 16 việc bạn cần phải kiểm tra lại trước khi bắt tay vào công cuộc lập Báo cáo tài chính. Hy vọng bài viết này từ FTMS sẽ giúp bạn có thể lập được một Báo cáo tài chính chính xác và đầy đủ nhất.
Có thể bạn sẽ thích
-
Học và thi CFA: Những điều cần lưu ý về Corporate finance – Môn học nền tảng quan trọng
Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp) là môn học quan trọng bởi nó chính là nền tảng để giúp học viên thực hiện các nhiệm vụ của mình.
-
Top 10 quyển sách quản trị tài chính không thể bỏ qua
Cùng FTMS tìm hiểu 10 quyển sách quản trị tài chính cung cấp rất nhiều dẫn chứng thực tế điển hình giúp người đọc tìm hiểu sâu về tài chính nhé.
-
[Bật mí] Tổng hợp 5 câu hỏi bạn thường gặp về đào tạo kiểm toán
Kiểm toán là gì? Kiểm toán và kế toán khác nhau ra sao? Cùng tìm hiểu tất tần tật về đào tạo kiểm toán ngay trong bài viết này bạn nhé!
-
Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm toán nội bộ, hãy cùng FTMS Việt Nam phân tích quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ nhé!
-
Vì sao nên chọn nghề kế toán và học thêm ACCA?
Khi bạn đã quyết định chọn nghề kế toán, danh hiệu Hội viên ACCA sẽ xây thêm một nấc thang để bạn vững vàng bước lên những vị trí cấp cao.
-
CIMA – Quản trị nguồn thông tin & dữ liệu
Để đưa ra những quyết định đúng đắn, người đứng đầu doanh nghiệp cần nguồn thông tin kinh doanh và dữ liệu đa chiều và chất lượng.
-
IFRS 16 – LEASE
Hãy cùng FTMS tìm hiểu thêm về chuẩn mực IFRS 16 này thông qua chia sẻ của giảng viên IFRS tại FTMS Việt Nam – Cô Trần Thị Đức nhé!
-
Sinh viên kiểm toán nên học gì?
Để có thể tìm được một công việc tốt, ngoài việc rèn luyện trên trường Đại học, sinh viên Kiểm toán cần trang bị rất nhiều kiến thức khác.
-
Quy trình tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh Graduate
Mời các bạn cùng khám phá một báo cáo P/L và phương thức phân tích P/L hiệu quả giúp tìm ra những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
Bình luận