Top 5 chứng chỉ tài chính hàng đầu giúp bạn gặt hái thành công
Lĩnh vực tài chính chung quy rất rộng và có nhiều cơ hội việc làm cho những ai tích lũy đủ vốn kiến thức và kinh nghiệm. Để có được kiến thức nền tảng phù hợp với tính chất công việc bạn đang hướng đến, đừng chần chừ tham gia vào 5 khóa học chứng chỉ tài chính được đánh giá cao hiện nay sau đây nhé.
ICAEW ACA (Institute of Chartered Accountant in England and Wales)
Giới thiệu ICAEW
ICAEW là một chứng chỉ tài chính nổi tiếng của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales. Chứng chỉ này ra mắt vào năm 1880, hiện đã có mặt ở khắp 165 quốc gia cùng hơn 140,000 Hội viên Chartered Accountants theo học trên thế giới.
Được biết, ICAEW là thành viên sáng lập của GAA và Chartered Accountants Worldwide.
Điều kiện học ICAEW
Chứng chỉ ICAEW dành cho mọi đối tượng, bao gồm:
- Học sinh đã tốt nghiệp THPT.
- Sinh viên đại học hoặc đã tốt nghiệp Đại Học.
- Người đã đi làm hoặc muốn chuyển sang ngành kinh doanh và tài chính.
Chương trình học ICAEW
- Module Chứng chỉ:
- C1: Accounting
- C2: Assurance
- C3: Business and Finance
- C4: Law
- C5: Managment Infomation
- C6: Principles of Taxation
- Module Chuyên nghiệp:
- P1: Audit and Assurance
- P2: Financial Accounting and Reporting
- P3: Financial Management
- P4: Tax Compliance
- P5: Business Planning
- P6: Business Strategy
- Module Cao cấp:
- C1: Corporate Reporting
- C2: Strategic Business Management
- C3: Case Study.
ACCA (Association of Chartered Certified Accountants)
Giới thiệu ACCA
ACCA là chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc, chính thức ra đời vào năm 1904. Đến nay chứng chỉ ACCA đã được công nhận toàn cầu trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán. Có thể nói, tốc độ phát triển của ACCA cực kỳ nhanh so với các chứng chỉ khác, khi có tới hơn 170.000 hội viên và 436.000 học viên tham gia, trải đều hơn 183 quốc gia.
Điều kiện tham dự kỳ thi ACCA
Các đối tượng sau đây sẽ được tham gia học chứng chỉ tài chính ACCA:
- Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
- Sinh viên đại học, cao đẳng ngành kinh tế đã hoàn tất các môn chuyên ngành.
- Có chứng chỉ Kế toán và kinh doanh của ACCA (Nằm trong chương trình FIA).
- Có chứng chỉ CAT.
Điều kiện nhận chứng chỉ tài chính ACCA
- Thi đậu 14 môn của chứng chỉ tài chính ACCA.
- Hoàn thành môn Đạo đức nghề nghiệp.
- Có 3 năm làm việc liên quan.
Chương trình học của ACCA
- Cấp độ Applied Knowledge:
- AB (F1) – Accountant in Business.
- MA (F2) – Management Accounting.
- FA (F3) – Financial Accounting.
- Cấp độ Applied skills:
- LW (F4) – VNM Corporate and Business Law.
- PM (F5) – Performance Management.
- TX (F6) – VNM Taxation.
- FR (F7) – Financial Reporting.
- F8 AA (F8) – Audit & Assurance.
- FM (F9) – Financial Management.
- Cấp độ Professionals:
- Bắt buộc:
- SBL Strategic Business Leader.
- SBR Strategic Business Reporting.
- Tự chọn 2 trong 4 môn:
- AFM – P4: Advanced Financial Management.
- APM – P5: Advanced Performance Management.
- ATX – P6: Advanced Taxation.
- AAA – P7: Advanced Audit & Assurance.
- Bắt buộc:
CFA (Chartered Financial Analyst)
Giới thiệu CFA
CFA là một chứng chỉ tài chính do viện CFA (CFA Institute) cấp. Để trở thành nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, bạn cần hoàn thành tốt tất cả các kỳ thi trong chương trình học CFA.
Chứng chỉ CFA được giới thiệu từ năm 1962 tại Hoa Kỳ. Với hành trình phát triển lâu dài, CFA đã trở thành tấm bằng tài chính quan trọng được nhiều quốc gia công nhận. Theo thống kê, có tới hơn 30,000 doanh nghiệp sử dụng CFA như một tiêu chuẩn tuyển dụng và thăng chức.
Điều kiện nhận chứng chỉ tài chính CFA
- Vượt qua 3 level của kỳ thi.
- Có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc lĩnh vực liên quan.
- Là thành viên của Viện CFA Hoa Kỳ.
Chương trình học CFA
Chương trình học CFA gồm 10 môn học chia thành 3 cấp độ như sau:
- Cấp độ 1 – Cấp độ kiến thức cơ bản về tài chính;
- Cấp độ 2 – Cấp độ kỹ năng phân tích tài chính và sử dụng công cụ.
- Cấp độ 3 – Cấp độ ứng dụng tập trung vào các kỹ năng quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch.
Hệ thống 10 môn học thuộc chương trình đào tạo CFA là:
- Ethical and Professional Standards.
- Quantitative methods.
- Financial Reporting and Analysis.
- Corporate Finance/Corporate Issuers.
- Equity Investment.
- Fixed Income.
- Alternative Investments
- Portfolio Management and Wealth Planning.
CIMA (Chartered Institute of Management Accountants)
Giới thiệu CIMA
CIMA là Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc, ra đời từ năm 1919. Chứng chỉ CIMA hiện có giá trị toàn cầu, với hơn 227.000 hội viên ở khắp 179 quốc gia. Chứng chỉ này tập trung trọng điểm về lĩnh vực quản trị tài chính và quản trị chiến lược. Qua đó giúp người học vừa nâng cao kiến thức chuyên sâu, vừa mang tính thực tế, tạo điều kiện để thành công trong công việc.
Hồ sơ đăng ký học CIMA
- Thông tin đăng ký trực tuyến theo mẫu.
- Đối với học viên đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, sẽ được miễn một số môn học và yêu cầu nộp thêm:
- Bằng tốt nghiệp đại học (tiếng Anh có công chứng).
- Bảng điểm các năm đại học (tiếng Anh có công chứng).
- Đối với học viên đã hoàn tất một số môn ACCA, cũng sẽ được miễn các môn cơ bản và nộp thêm:
- Bảng điểm ACCA.
Chương trình học CIMA
Học viên cần tham gia học và thi đủ 17 môn trong chương trình CIMA. Chương trình học được chia thành 4 cấp độ, bao gồm:
- Cấp độ cơ bản: Chứng chỉ về kế toán doanh nghiệp
- C01: Kiến thức cơ bản về kế toán quản trị
- C02: Kiến thức cơ bản về kế toán tài chính
- C03: Kiến thức cơ bản về toán kinh tế
- C04: Kiến thức cơ bản về kinh tế học trong kinh doanh
- C05: Kiến thức cơ bản về luật doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp.
- Cấp độ tác nghiệp:
- E1: Quản trị tổ chức
- P1: Kế toán quản trị
- F1: Lập báo cáo tài chính & thuế
- OCS: Bài thi tình huống tổng hợp.
- Cấp độ quản lý:
- E2: Quản lý mối quan hệ và dự án
- P2: Kế toán quản trị nâng cao
- F2: Lập báo cáo tài chính nâng cao
- MCS: Bài thi tình huống tổng hợp.
- Cấp độ chiến lược:
- E3: Quản trị chiến lược
- P3: Quản trị rủi ro
- F3: Chiến lược tài chính
- SCS: Bài thi tình huống tổng hợp.
Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants)
Với chứng chỉ tài chính CPA, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 loại sau đây:
Chứng chỉ CPA Việt Nam
CPA Việt Nam là loại chứng chỉ kiểm toán viên. Thông thường sinh viên tốt nghiệp đi làm chỉ mới là trợ lý kiểm toán viên. Để trở thành kiểm toán viên thực thụ, bạn cần hoàn thành chương trình CPA Việt Nam.
Điều kiện dự thi
Bằng cấp:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, thuộc chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán.
- Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác. Trong đó, tổng số đơn vị học các môn học Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính & Thuế bắt buộc trên 7% tổng số khóa học.
- Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác, kèm theo văn bằng, chứng chỉ các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp. Văn bằng, chứng chỉ này cần đảm bảo quy định tại Điều 9 Thông tư 129/2012/TT-BTC.
Kinh nghiệm làm việc:
Có thời gian làm việc thực tế trong ngành tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên. Hoặc làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng. Thời gian tham gia thi lấy chứng chỉ CPA tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.
Tóm lại, bạn cần có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm đối với trợ lý kiểm toán viên; hoặc 5 năm kinh nghiệm với vai trò nhân viên kế toán – tài chính.
Chương trình thi
Chương trình thi CPA gồm:
- 6 môn thi viết (180 phút/1 môn).
- 1 môn Ngoại ngữ (trình độ C). Lựa chọn 1 trong 5 ngoại ngữ là Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, hoặc Đức. Thời gian thi 120 phút.
Chứng chỉ CPA Úc
Đây là chứng chỉ tài chính – kế toán – kiểm toán viên của Úc. Vì thế nó có giá trị sử dụng ở nhiều quốc gia như Úc, Mỹ, Anh, Hồng Kông… Để tham gia học và lấy chứng chỉ CPA Úc, bạn sẽ được yêu cầu làm hồ sơ xét duyệt đầu vào dựa trên các môn học và bằng cấp của trường đại học được công nhận.
Chương trình học CPA Úc được chia thành 2 cấp độ:
Cấp độ cơ bản, gốm 6 môn:
- Economics & Markets
- Foundation of Accounting
- Fundamentals of Business Law
- Business Finance
- Financial Accounting & Reporting
- Management Accounting
Cấp độ chuyên sâu, gồm:
- Môn bắt buộc:
- Ethics & Governance
- Strategic Management Accounting
- Financial Reporting
- Global Strategic Leadership
- Môn tự chọn (chọn 2 trong số 8 môn):
- Advanced Taxation
- Financial Risk Management
- Advanced Audit & Assurance
- Contemporary Business Issues
- Financial Planning Fundamentals
- Superannuation & Retirement Planning
- Investment Strategies
- Risk Advice & Insurance.
Như vậy với danh sách các chứng chỉ tài chính tiêu biểu đã được thế giới công nhận và có tính ứng dụng cao trên đây, bạn có thể dễ dàng chọn được cho mình một khóa học phù hợp với định hướng nghề nghiệp nhé.
Có thể bạn sẽ thích
-
Cập nhật mới nhất Lịch thi và lệ phí thi ACCA tháng 9/2024
Kỳ thi ACCA sẽ diễn ra từ 2/9 - 6/9, đây sẽ là một trong những cột mốc quan trọng, các bạn học viên cần nắm rõ các điều khoản của kỳ thi để đảm bảo hoàn thành bài thi
-
4 bước chuẩn bị để học môn MCS (CIMA) hiệu quả
Môn MCS (Management Case Study) của chương trình CIMA được đánh giá là một trong những môn học có tính thực hành cao.
-
Tổng hợp các trung tâm đào tạo kế toán chuyên nghiệp
Nên tham gia khóa học đào tạo kế toán ở đâu đảm bảo kiến thức đầy đủ để theo đuổi sự nghiệp kế toán viên? Cùng theo dõi lời giải trong bài viết sau bạn nhé.
-
Tất tần tật về môn F3 ACCA
F3 ACCA là môn Kế toán Tài chính thuộc cấp độ cơ bản của ACCA và là môn đầu tiên trong dòng kế toán tài chính của chương trình này.
-
Ôn thi Big 4 bao nhiêu là đủ?
Nếu tháng 12 là mùa bận của kiểm toán viên thì tháng 8 là mùa bận của sinh viên năm 4 trong cuộc chiến giành cơ hội thực tập trong mơ tại Big4!
-
Sinh viên kiểm toán nên học gì?
Để có thể tìm được một công việc tốt, ngoài việc rèn luyện trên trường Đại học, sinh viên Kiểm toán cần trang bị rất nhiều kiến thức khác.
-
Bắt kịp xu hướng kế kiểm, bạn có đang đúng hướng?
Theo một khảo sát mới công bố, ngành kế toán kiểm toán có số lượng tìm việc đông nhất, với 16,9% tại Hà Nội và 30% tại TP.Hồ Chí Minh.
-
Cậu bé 9 tuổi người Nhật đạt chứng chỉ kế toán do JCCI cấp
Cậu học sinh lớp ba Rikku Yamashita tại thành phố Ichikawa vừa vượt qua kỳ thi kế toán Boki cấp độ 3 do JCCI tổ chức khi chưa tròn 9 tuổi.
-
Tài chính ứng dụng #2: Tăng lợi nhuận ngay cả khi không tăng doanh số bằng cách nào?
Mời các bạn cùng khám phá một báo cáo P/L và phương thức phân tích P/L hiệu quả giúp tìm ra những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
Bình luận