Chức năng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì?
Trong doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ có vai trò gì? Hiện nay, hệ thống quản trị kế toán, tài chính tại các công ty ngày càng cao. Vì vậy, vị trí kiểm toán cũng trở nên quan trọng hơn. Tuy vậy, chức năng chính của kiểm toán nội bộ là gì, hãy cùng bài viết này tìm hiểu.
1. Kiểm toán nội bộ là gì?
Kiểm toán nội bộ theo khái niệm của Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor), đây là hoạt động tư vấn độc lập và đảm bảo, khách quan được thiết kế với mục đích cải thiện và gia tăng các hoạt động trong một tổ chức. Thông qua hình thức áp dụng các phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống và nguyên tắc, kiểm toán nội bộ góp phần giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả quy trình kiểm soát và đánh giá rủi ro.
Theo đó, nói một cách dễ hiểu hơn, kiểm toán nội bộ là hoạt động tư vấn khách hàng, quản lý rủi ro, độc lập về tình hình quản trị và kiểm soát trong doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu ban đầu.
2. Tìm hiểu chức năng kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ có chức năng chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính. Đồng thời tập trung vào thông tin tài chính và công tác kiểm tra kế toán của công ty. Tuy nhiên hiện nay, tại các doanh nghiệp đã mở rộng hơn chức năng kiểm toán nội bộ. Bao gồm cả công tác kiểm toán tính tuân thủ, tính hiệu quả của mọi hoạt động cũng như đưa ra lời tư vấn về việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho nhà quản lý.
- Có thể nói, vai trò của kế toán nội bộ như người bảo vệ giá trị doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập đảm bảo hoạt động công ty làm đúng đạo đức kinh doanh, tuân thủ quy định pháp luật và quy chế hoạt động.
- Kiểm toán nội bộ giữ vai trò là người định hướng, tư vấn cho bán giám đốc về kiểm soát rủi ro, chịu trách nhiệm các sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chức năng của kế toán nội bộ còn hỗ công ty cải thiện nhưng hạn chế của hệ thống quản trị và quản lý của doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra, phân tích, giám sát, quy trình hoạt động của các phòng ban, kiểm toán nội bộ đưa ra phương án đưa công ty tăng năng suất làm việc hơn.
Bởi vậy, có nhiều người ví von kiểm toán nội bộ có chức năng tựa như ngọn hải đăng soi sáng đúng hướng cho con tàu doanh nghiệp không bị nhấn chìm giữa những cơn bão ngoài thị trường kinh doanh.
3. Vai trò trong doanh nghiệp của kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như quy trình quản trị các tổ chức:
- Nhận định, đánh giá hiệu quả, cung cấp khả năng quản lý rủi ro của hệ thống, quy trình kiểm soát nội bộ, quản trị công ty và kế toán doanh nghiệp.
- Tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn, quản trị và đánh giá rủi ro.
- Đưa ra các đánh giá khách quan nhất về hiệu quả, tính tuân thủ và hiệu suất kiểm toán qua quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra.
- Đánh giá nội bộ, báo cáo tình hình kinh doanh, tài chính cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Do đó, hệ thống kiểm toán nội bộ cần cập nhật và kiểm tra liên tục để hoàn thiện.
4. Phân biệt kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
Đa phần chúng ta thường nhầm lẫn giữa các hệ thống kiểm toán với nhau cũng như phạm vi công việc thực thụ của một kiểm toán viên. Vậy kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập khác nhau ở điểm nào? Trong khi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ do kiểm toán độc lập báo cáo lên cổ đông và bên liên quan. Thì kế toán nội bộ báo cáo hoạt động quản trị của doanh nghiệp cho hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao.
Xét về mục tiêu, đích đến của kiểm toán độc lập là làm tăng thêm sự tính nhiệm, tin cậy của cổ đông và các bên liên quan đến quyền lợi công ty. Họ sẽ trình bày báo cáo tài chính bằng cách đưa ra các ý kiến độc lập. Ngược lại, mục tiêu kế toán sẽ đưa ra các tư vấn, đánh giá cho Hội đồng quản trị, các quản lý cấp cao nhằm đảm bảo giúp hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, kiểm soát hoạt động tài chính và quản trị rủi ro.
Xét về tính trách nhiệm, trong việc tư vấn và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp, kiểm toán độc lập không có trách nhiệm. Họ sẽ chịu trách nhiệm lập các báo cáo các vấn đề có tác động xấu tới hệ thống quản trị rủi ro của công ty. Còn trách nhiệm của kế toán nội bộ là đánh giá rủi ro, kiểm soát, tư vấn và báo cáo rủi ro cho ban giám đốc doanh nghiệp.
5. Các giai đoạn trong quy trình kiểm toán nội bộ
Quy trình kiểm toán nội bộ được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
Lên kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán viên nội bộ theo chuẩn mực của IIA cần phải ghi chép và xây dựng một kế toán cho mỗi cuộc tư vấn hoặc kiểm toán. Gồm có: phạm vi, mục tiêu, thời gian, phân bổ nguồn lực. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện lập biên bản kế hoạch, phạm vi kiểm toán, mục tiêu, nội dung ưu tiên kiểm toán và đánh giá rủi ro. Biên bản này cũng đóng vai trò quan trọng để các thành viên trong nhóm kiểm toán trao đổi phạm vi và mục tiêu kiểm toán cũng như các thông tin quan trọng.
Thực hiện kiểm toán
Ở giai đoạn này, kiểm toán nội bộ sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm soát cơ bản. Sau đó ghi chép kết quả nhằm mục đích làm bằng chứng đánh giá hiệu quả quy trình kiểm soát doanh nghiệp.
Các kiểm toán viên nội bộ cần xem xét những điều sau trước khi thực hiện kiểm toán:
Tài liệu kế hoạch kiểm toán bao gồm thời gian, thủ tục kiểm toán và nguồn lực thực hiệu để nắm rõ phạm vi, mục tiêu và chương trình kiểm toán.
Xác định hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp có kỳ vọng gì để phản ánh thông tin cần thiết. Từ đó mục tiêu kiểm toán đạt hiệu quả cao hơn.
Các quy định và chính sách pháp lý liên quan đến thông tin cá nhân. Để làm rõ các thắc mắc, quan ngại có thể nảy sinh khi dùng tới thông tin cá nhân, kiểm toán viên nội bộ cần tư vấn với chuyên gia hoặc luật sư của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kiểm toán
Kế toán nội bộ bắt buộc phải thực hiện báo cáo định kỳ lên hội đồng cấp cao của doanh nghiệp theo chuẩn mực của IIA. Tùy thuộc vào mức độ cấp thiết của hành động cần có sự thực hiện của lãnh đạo và tầm quan trọng của báo cáo để xác định nội dung và tần suất báo cáo.
Kết quả báo cáo của kiểm toán nội bộ phải theo các tiêu chí, yêu cầu phát hành, gửi báo cáo và chất lượng. Ngoài ra, kiểm toán viên nội bộ cần đưa ra ý kiến tổng thể nếu trong quy định công ty yêu cầu. Quy định về báo cáo kết quả kiểm toán và công tác trao đổi thường được xây dựng và bảo hành. Từ đó đảm bảo hiệu quả trong việc báo cáo cũng như tính nhất quán. Quy định này dựa trên quy trình và chính sách của các bên liên quan và kỳ vọng của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Các kiểm toán viên nội bộ xác định mẫu biểu nên sử dụng theo quy trình và chính sách của mình.
Trên đây là những thông tin bạn cần rõ về kiểm toán nội bộ. Đối với hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, kiểm toán viên nội bộ đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, khi nắm rõ về chức năng của kiểm toán nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng mục tiêu đề ra.
Có thể bạn sẽ thích
-
Top 10 website hữu ích nhất cho dân tài chính
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua 10 website hữu ích dành cho dân kinh tế tài chính với các kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia nhé.
-
Tại sao CMA lại là chứng chỉ cần thiết của dân tài chính?
Theo khảo sát lương năm 2018, các chuyên gia tài chính có CMA có tổng thù lao trung bình cao hơn 67% so với những người không có CMA.
-
Quản trị rủi ro cho Doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro là một vấn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
-
Tổng quan về IFRS 15: Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng
Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin về IFRS 15 như tầm quan trọng, các tác động đến doanh nghiệp và các vấn đề cần cân nhắc nhé!
-
Một số điều chỉnh bắt buộc khi áp dụng IFRS lần đầu tiên
Đây là một số các điều chỉnh bắt buộc quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) lần đầu tiên.
-
Bảng cân đối kế toán là gì? Nội dung bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là gì và đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải thích khái niệm bảng cân đối kế toán.
-
Giải mã ACCA: Bí quyết đạt 78/100 điểm môn SBL (ACCA)
Mời các bạn cùng tham khảo bí quyết đạt 78/100 điểm môn ACCA từ anh Nguyễn Quốc Tuấn, học viên FIA và ACCA tại FTMS Việt Nam nhé!
-
Tài chính ứng dụng #2: Tăng lợi nhuận ngay cả khi không tăng doanh số bằng cách nào?
Mời các bạn cùng khám phá một báo cáo P/L và phương thức phân tích P/L hiệu quả giúp tìm ra những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
-
8 dấu hiệu khả nghi cần chú ý khi đọc Báo Cáo Tài Chính
Hãy cùng FTMS Việt Nam khám phá 8 dấu hiệu khả nghi chỉ ra vấn đề bất thường của một công ty dựa trên việc phân tích báo cáo tài chính nhé!
Bình luận