Những thông tin về thực tập kế toán bạn cần biết
Thực tập kế toán, cơ hội giúp các bạn sinh viên được trải nghiệm thực tế, xây dựng nền tảng kinh nghiệm cho bản thân trước khi ra trường. Để hiểu rõ hơn về thực tập sinh kế toán cũng như các công việc cần thực hiện, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Thực tập kế toán là gì?
Thực tập sinh kế toán, một công việc không mang tính cố định tại một công ty. Đa số, sinh viên đại học năm cuối sẽ nộp đơn với vai trò thực tập sinh nhằm có được trải nghiệm thực tế trước khi ra trường, tốt nghiệp. Tùy vào quy định của công ty hoặc nhà nước, những thực tập sinh kế toán sẽ có thời gian làm việc cụ thể.
Những chính sách đãi ngộ cho thực tập sinh không giống một nhân viên fulltime vì vị trí này không cố định. Bạn cần phải có giấy giới thiệu của giáo viên đại diện và nhà trường để trở thành thực tập sinh. Tuy nhiên, có một số công ty kinh doanh cũng có tuyển kiếm toán kế toán vị trí thực tập cho phép bạn học hỏi kinh nghiệm. Khi trở thành thực tập sinh, bạn cần thực hiện đúng các quy định của công ty như một nhân viên chính thức.
Công việc của thực tập sinh kế toán
Trong doanh nghiệp, thực tập sinh kế toán sẽ hỗ trợ các công việc theo sự chỉ dẫn của người quản lý. Công việc này phù hợp cho người mới ra trường, sinh viên năm 3, năm 4 chưa có kinh nghiệm thực tiễn.
Đối với vị trí kế toán được phân chia thành từng mảng khác nhau. Mỗi công việc, nhiệm vụ ở từng vị trí kế toán cũng có sự riêng biệt. Từ đó, bạn sẽ học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho sự nghiệp sau này.
Một số công việc của thực tập kế toánphổ biến dưới đây như:
- Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của người hướng dẫn là trưởng phòng kế toán, nhân viên kế toán.
- Hỗ trợ các công việc của phòng kế toán tại công ty.
- Thu thập từ tài khoản kế toán các dữ liệu thô.
- Phân tích các khoản thu chi, thanh toán, các tài khoản kiểm soát và đối chiếu với ngân hàng.
- Xử lý các hồ sơ kế toán.
- Thông qua điện thoại, giải quyết các truy vấn.
- Thực hiện các báo cáo thu thập, xử lý các bảng cân đối kế toán và tài chính khác theo hướng dẫn.
- Rà soát hồ sơ biên chế và chi phí theo sự phân công phòng ban.
- Dựa trên cơ sở dữ liệu, cập nhật các dữ liệu mới nhất và chính xác nhất.
- Hỗ trợ chuẩn bị các loại báo cáo theo tuần, tháng, quý, năm với kế toán viên.
Yếu tố để trở thành thực tập sinh kế toán
Kiến thức và trình độ chuyên môn
Đối với vị trí thực tập kế toán, các yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn không quá khắt khe. Các công ty thường đặt ra yêu cầu cho sinh viên ứng tuyển thực tập sinh như sau:
- Học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính hoặc các ngành liên quan cấp bậc đại học, cao đẳng.
- Ứng viên có chứng chỉ Kế toán viên (CPA) công chứng là một lợi thế.
- Có đầu óc nhanh nhạy trong phân tích, nghiên cứu, xử lý số liệu.
- Khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm về kế toán.
- Có nền tảng kiến thức về thông lệ báo cáo và nguyên tắc kế toán công ty.
Kỹ năng
Kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng bên cạnh bằng cấp và kinh nghiệm giúp bạn hoàn thành công việc tốt. Thực tập kế toán cần có một số kỹ năng sau:
- Tin học văn phòng: Dùng thành thạo Microsoft Office, nhất là Excel. Ngoài ra còn biết cách sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting, MISA SME.NET, …
- Kỹ năng quan sát tổng hợp và phân tích
- Khả năng chịu áp lực công việc. Đối với ngành kế toán, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp nên áp lực của nghề này khá lớn.
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tạo dựng tốt các mối quan hệ giúp bạn xây dựng tình đồng nghiệp tốt nơi làm việc.
Phẩm chất
Đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng làm việc, bạn cũng cần có các phẩm chất cần thiết khi làm nghề như những lao động khác:
- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong việc.
- Biết tiếp thu và lắng nghe ý kiến, làm việc hiệu quả.
- Tích cách tỉ mỉ, chú trọng các tiểu tiết.
- Biết vận dụng kỹ năng và kiến thức đã học vào công việc.
- Tính trung thực. Một nhân viên kế toán cần thực hiện các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, kinh tế, tài chính của công ty. Vì vậy một nhân viên hay thực tập kế toán cần có đức tính trung thực.
Các yêu cầu bên trên đều được các công ty đặt ra cho những sinh viên thực tập việc kế toán. Tuy nhiên, một số công ty TNHH, công ty công nghệ hoặc xuất nhập khẩu uy tín và có quy mô lớn sẽ đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn.
Quyền lợi của thực tập sinh kế toán
Dấu xác nhận thực tập
Sinh viên sẽ được nhận dấu mộc xác nhận thực tập tại công ty ứng tuyển sau khi kết thúc thời gian thực tập, khoảng 36 tháng. Dấu xác nhận thực tập đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp.
Kinh nghiệm thực tiễn
Tất nhiên, sau khi hoàn thành quá trình thực tập, sinh viên sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế có ích cho tương lai. Được sự hướng dẫn của quản lý và làm việc trong môi trường năng động, bạn có cơ hội va chạm, xử lý công việc như một kế toán thực tế. Đó là điều quan trọng giúp sinh viên ra trường tìm việc dễ hơn.
Mở ra nhiều cơ hội việc làm
Kỳ thực tập chính là cơ hội tốt giúp bạn ứng tuyển trở thành nhân viên chính thức của một công ty sau khi tốt nghiệp, được làm việc và gắn bó lâu dài cùng công ty đó. Các ứng viên sở hữu hành trang kinh nghiệm có lợi thế hơn và dễ thích ứng với môi trường mới. Có thể ứng dụng những gì học được sau thời gian thực tập vào công việc chính.
Đặc biệt, các công ty thương mại, tập đoàn lớn thường ưu tiên tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm.
Kiếm thêm thu nhập
Vị trí thực tập kế toán thường duy trình từ 3-6 tháng và chưa cố định. Do đó, nhiều công ty chỉ có hỗ trợ phụ cấp cho thực tập sinh mà không chú trọng trả lương. Tuy nhiên, khoản phụ cấp cũng giúp các bạn có thêm nguồn thu nhập phục vụ đời sống hàng ngày. Mức trợ cấp dao động cho một thực tập sinh từ 1,5 – 2 triệu đồng/tháng.
Những điều cần tránh khi trở thành thực tập kế toán
Là một thực tập sinh kế toán, bạn cần tránh những điều sau trong quá trình thực tập:
- Trang phục thiếu gọn gàng, chỉnh chu, phong cách xuề xòa
- Thường xuyên nói chuyện, làm việc riêng như nhắn tin, ăn vặt, lướt web trong giờ làm việc hoặc đi muộn về sớm.
- Không tập trung và thường xuyên lơ là trong công việc.
- Giữ tâm lý ngại làm phiền mà không chịu hỏi người hướng dẫn những vấn đề chưa thực sự hiểu rõ.
- Tỏ thái độ thiếu chuyên nghiệp khi bị cấp trên la mắng hoặc gặp điều không vừa ý.
- Không hoàn thành đúng thời hạn công việc được giao.
Khi đi thực tập bạn nên tránh tuyệt đối những điều trên nếu không muốn thất bại hoàn toàn trong kỳ thực tập và không có dấu xác nhận. Không nên nghĩ rằng thực tập chỉ là hình thức giúp bạn đủ điều kiện tốt nghiệp. Cần loại bỏ ngay quan niệm sai lầm này nếu không muốn hối hận về sau.
Thực tập kế toán là một công việc bắt buộc bạn cần trải qua nếu theo học ngành nghề này. Hãy coi kỳ thực tập như trải nghiệm thực tiễn giúp bạn trau dồi nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ các anh chị có chuyên môn. Nhờ đó, tương lai của bạn sẽ mở rộng hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm hành trang chuẩn bị cho kỳ thực tập sắp tới của mình.
Có thể bạn sẽ thích
-
Học CFA quan trọng nhất là có giảng viên đồng hành chất lượng?
Học CFA với những giảng viên là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp bạn có nền tảng và lộ trình vững chắc, định hướng thấu đáo.
-
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả?
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả là câu hỏi mà bất kỳ học viên nào cũng đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu về ACCA.
-
Học phí ngành kế toán năm 2023 là bao nhiêu?
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua học phí ngành kế toán của một số trường đại học lớn trong cả nước nhé!
-
Nên học kế toán quản trị ở đâu?
Học kế toán quản trị ở đâu đang là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất kể cả khi công việc Kế toán Quản trị còn chưa được phổ biến tại Việt Nam.
-
Học ngành nào thì được thi chứng chỉ kế toán viên?
Một trong các điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán.
-
Những thách thức của các công ty kế toán, kiểm toán trong tương lai
Theo khảo sát do PCAOB thực hiện, các công ty kế toán, kiểm toán hàng đầu đã xác định 20 vấn đề lớn mà họ sẽ phải giải quyết trong tương lai.
-
Bản tin IFRS: Điểm sửa đổi của Chuẩn mực Kế toán Quốc tế 16 – Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 16 Tài sản cố định hữu hình đã có nhiều sửa đổi đáng lưu ý và có thể có tác động đáng kể đến các doanh nghiệp.
-
Phân tích phương sai bán hàng (Sales Variance Analysis)
Các công ty thường xuyên phân tích các phương sai bán hàng để giải thích hiệu suất doanh thu theo chu kỳ kế toán.
-
FA/F3 Chìa khóa để chinh phục thành công ACCA
Hãy cùng FTMS tìm hiểu thêm về bản chất môn FA/F3 – Kế toán tài chính cũng như những ứng dụng của nó vào thực tiễn doanh nghiệp nhé.
Bình luận