
Dẫn Dắt Thay Đổi Trong Thời Đại Mới Với Bậc Thầy Ashim Kumar
Thay đổi dường như là một điều gì đó vô cùng khó khăn, rắc rối và cũng thật đáng sợ. Và nó cũng thường bị dẫn dắt sai hướng.
Trong buổi chiều mưa hè tầm tã của Sài Gòn, mọi người vẫn đến chật khán phòng của FTMS TP.HCM để được lắng nghe những chia sẻ của bậc thầy Ashim Kumar trong hội thảo: “Leading through change” được FTMS Việt Nam và ACCA Việt Nam phối hợp tổ chức.
Mở đầu hội thảo là những công bố gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người với con số lên đến 65-70% các dự án trên toàn cầu áp dụng thay đổi và đã thật bại. Nguyên nhân chính đến từ con người. Quả vậy, chúng ta có thể liệt kê một số lý do như: sự bất hợp tác của nhân viên, thiếu kết nối của các bộ phận liên quan, kế hoạch thay đổi yếu kém không hợp xu thế, thiếu rõ ràng trong mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động…
Rõ ràng muốn thành công, chúng ta phải thay đổi!
Thay đổi đó phải thực hiện liên tục, không ngừng. Ngay cả một “phù thủy” trong ngành marketing cũng phải thừa nhận rằng khái niệm “cạnh tranh bền vững” đã không còn bền vững nữa, nhưng bạn vẫn phải cố tìm ra lợi thế cạnh tranh.
Thầy Ashim đã đưa ra những bước gợi ý để chúng ta có được những gợi ý để dẫn dắt sự thay đổi:
Bước 1: Xác định giá trị văn hóa: văn hóa trong hầu hết tổ chức quá nguyên tắc, chú trọng kiểm soát, tránh rủi ro…nên chẳng đủ để giải phóng tiềm năng của những con người trong tổ chức. Phát triển một ý tưởng mới đòi hỏi một cách tiếp cận phi cấu trúc.
Bước 2: Xây dựng niềm tin: hãy thể hiện sự tin tưởng, chân thành trong việc chỉ dẫn người khác, hãy chịu trách nhiệm, biết lắng nghe và luôn thực hiện đúng lời hứa… Nhiều người trong chúng ta thường bỏ qua các điều trên mà thường chỉ tập trung vào các kết quả hữu hình?!
Bước 3: Thể hiện vị thế người dẫn đắt: Learn. Grow. Lead. Trong thời buổi mọi thứ dường như luôn không chắc chắn thì vai trò người lãnh đạo phải được thể hiện rõ nét: đầy năng lượng, nhiệt huyết và tạo động lực…

Bước 4: Nhãn quan nhân sự: hãy chọn những con người phù hợp vào đúng những việc phù hợp để phát huy tối đa thế mạnh của từng người trong tập thể.
Bước 5: Người lãnh đạo giao tiếp hiệu quả: không cần phải nói quá nhiều về tầm quan trọng của giao tiếp, hãy trở thành “thỏi nam châm” trong giao tiếp để đạt được những điều bạn muốn.
Trước khi bạn có thể lãnh đạo bất cứ ai, bạn cần phải lãnh đạo chính mình. Bạn đang làm gì hôm nay để chuẩn bị cho những thách thức của sự thay đổi vào ngày mai?
Tất cả những chia sẻ trên hẳn sẽ là một công cụ hữu ích để giúp mọi người trả lời cho câu hỏi trên và dẫn dắt thay đổi cho chính mình!
Chúc mọi người sẽ luôn thành công trên chặng đường sự nghiệp chông gai phía trước!
Có thể bạn sẽ thích
-
Chứng chỉ ACCA là gì Khóa học ACCA gồm những gì
Chứng chỉ ACCA là chứng chỉ kế toán được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (The Association of Chartered Certified Accountants)
-
Kinh nghiệm thi môn SBL ACCA từ Prize Winner
Đây là những kinh nghiệm cực kỳ quý báu từ Ngô Hoàng Đông Anh, Prize Winner môn SBL trong kỳ thi ACCA tháng 06/2023.
-
Một trong những Big 4 của ngành kiểm toán có doanh thu gần 1.000 tỷ đồng tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2017-2021, công ty EY Việt Nam có doanh thu bình quân đạt 1.050 tỷ đồng/năm và có lãi khoảng 8,5 tỷ đồng/năm.
-
Bí quyết thi đậu ACCA môn SBL 89%
Dành ra vài giờ mỗi ngày để ôn tập ACCA, tham gia đầy đủ 84 giờ học SBL tại FTMS, tuân thủ theo hướng dẫn của giảng viên
-
Lộ trình học ACCA từ A tới Á
Lại một mùa ACCA sắp đến, hãy cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu về lộ trình lý tưởng khi học ACCA tại Việt Nam nhé!
-
16 việc bạn cần làm trước khi lập Báo cáo Tài chính
Mời các bạn cùng FTMS tìm hiểu 16 công việc cần làm trước khi lập Báo cáo tài chính để có một báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất.
-
Sinh viên kiểm toán nên học gì?
Để có thể tìm được một công việc tốt, ngoài việc rèn luyện trên trường Đại học, sinh viên Kiểm toán cần trang bị rất nhiều kiến thức khác.
-
6 rủi ro từ ChatGPT mà kiểm toán nội bộ cần lưu ý
Theo nghiên cứu của Gartner, các nhà lãnh đạo pháp lý, kiểm toán nội bộ và tuân thủ đã xác định được 6 rủi ro mà ChatGPT gây ra.
-
5 Vấn đề người làm Kế toán Quản trị phải biết?
Mỗi ngành kinh doanh sẽ có vấn đề cụ thể khác nhau, đó là một trong những điều mà người làm kế toán quản trị phải nắm được.
Bình luận