Quy trình quyết toán thuế TNDN nhanh chóng và tiện lợi
Mọi kế toán đều cần thực hiện công việc quyết toán thuế TNDN thường kỳ. Tuy nhiên để làm tốt, kế toán cần nắm rõ những lưu ý quan trọng khi khai quyết toán thuế cũng như bộ hồ sơ quyết toán. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về thủ tục và quy trình quyết toán thuế doanh nghiệp nhé.
1. Quyết toán thuế TNDN là gì?
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp còn được gọi là khai quyết toán. Đây là việc doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai tổng số thuế thu nhập nộp cho cơ quan thuế. Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai trong trường hợp có quyết định về việc doanh nghiệp chia tách, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động và khai quyết thuế năm. Khi đó, quyết định quyết toán đến doanh nghiệp do cơ quan thuế quyết định, mục đích chủ yếu nhằm truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp có đặc điểm gì?
Đối với doanh nghiệp Việt Nam
Việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau đây:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN ( Mẫu 03/TNDN).
- Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định sáp nhập, giải thể, chia tách, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp và báo cáo tài chính năm quyết toán.
- Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp sẽ thêm những phụ lục bổ sung.
Đối với doanh nghiệp thiên về lĩnh vực xuất bán, khai thác khí thiên nhiên, dầu thô:
Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tập đoàn, công ty thuộc ngành khai thác, khí thiên nhiên, dầu thô như sau:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu 02/TNDN-DK) đối với dầu khí
- Phụ lục nghĩa vụ thuế cụ thể của những nhà thầu dầu khí (mẫu 01/PL-DK).
- BCTC năm hoặc báo cáo tài chính tính tại thời điểm kết thúc hợp đồng dầu khí.
Trường hợp nhà thầu nước ngoài
Người cung cấp cần bổ sung thêm các văn bản sau bên cạnh những giấy tờ kể trên.
- Giấy chứng nhận cư trú của năm quyết toán đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Xác nhận ký hợp đồng với bên liên quan.
- Tờ khai mẫu 03-TNDN về quyết toán thuế TNDN.
- Mẫu giải trình nếu không thể tập hợp đầy đủ hồ sơ ((mẫu 03/TNDN) hay hồ sơ miễn giảm thuế theo hiệp định.
3. Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế
Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN đúng quy định pháp luật. Trong Thông tư 156/2013/TT-BTC tại điểm đ khoản 3 điều 10, nội dung này đã được chỉ rõ.
- Theo đó, tính từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc dương lịch, thời hạn chậm nhất để nộp hồ sơ quyết toán thuế năm vào tháng 3 ngày cuối cùng. Như vậy, hạn chót nộp quyết toán thuế doanh nghiệp sẽ là ngày 31/3/2023 sau thời điểm kết thúc năm dương lịch 2022.
- Thời hạn đối với doanh nghiệp hợp nhất, chia tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hợp đồng chậm nhất là ngày 45 kể từ khi có quyết định.
- Doanh nghiệp có thể đề nghị hoặc xin gia hạn nộp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp trong trường hợp gặp tai nạn bất ngờ. Tuy nhiên cần có dấu của UBND nơi đăng ký kinh doanh hoặc công an. Tính từ ngày hết hạn nộp, thời gian gia hạn không quá 60 ngày.
Doanh nghiệp sẽ bị cơ quan thuế xử phạt nếu không nộp quyết toán thuế đúng hạn theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC. Cụ thể:
- Từ 1 – 5 ngày: Cảnh cáo (nếu có tình tiết giảm nhẹ)
- Từ 1 – 10 ngày: 400.000 – 1.000.000 VNĐ
- Từ 10 – 20 ngày: 800.000 – 2.000.000 VNĐ
- Từ 20 – 30 ngày: 1.200.000 – 3.000.000 VNĐ
- Từ 30 – 40 ngày: 1.600.000 – 4.000.000 VNĐ
- Hơn 40 ngày: 000.000 – 5.000.000 VNĐ
4. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại đâu?
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức sau để nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN.
- Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Kế toán sẽ nộp quyết toán thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp nếu thu nhập của người nộp thuế từ kinh doanh sản xuất hàng hóa. Công chức liên quan sẽ ghi đầy đủ các thông tin như số lượng tài liệu, ngày nộp hồ sơ, sổ văn thư liên quan và đóng dấu tiếp nhận.
- Nộp qua bưu chính: Cơ quan thuế sẽ ghi nhận vào sổ sách ngày nộp hồ sơ của doanh nghiệp.
- Nộp qua cổng thông tin điện tử của Cục thuế: Quy trình sẽ được hệ thống xử lý theo thứ tự tự tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và chấp nhận hồ sơ.
5. Thủ tục, quy trình khai quyết toán thuế TNDN
Bước 1: Lập hồ sơ và gửi lên cơ quan thuế
Doanh nghiệp cần lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế trong thời hạn quy định nếu thuộc diện quyết toán TNCN.
Quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN theo luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 như sau:
- Năm tài chính của doanh nghiệp trùng năm dương lịch: Tính từ ngày kết thúc năm dương lịch, hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày cuối cùng tháng 3, tức ngày 31/03/2023.
- Năm tài chính của doanh nghiệp khác năm dương lịch: Hạn cuối vào ngày cuối cùng tháng 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Đối với các trường hợp, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất ngày thứ 45 kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.
Lưu ý: Trường hợp pháp luật quy định phải có kiểm toán trong báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp thì phải nộp cả hồ sơ khai quyết toán TNCN qua mạng có đính kèm báo cáo kiểm toán.
Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp nộp trực tiếp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế:
- Công chức thuế tiếp nhận hồ sơ và thực hiện đóng dấu.
- Ghi nhận số lượng tài liệu và thời gian nhận hồ sơ.
- Ghi vào sổ văn thư cơ quan thuế.
Trường hợp nộp hồ sơ gián tiếp qua bưu chính:
- Công chức ghi ngày nhận hồ sơ và đóng dấu.
- Ghi vào sổ văn thư cơ quan thuế.
Trường hợp nộp hồ sơ qua hình thức trực tuyến:
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế sẽ tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ kê khai doanh nghiệp.
6. Lưu ý trong quy trình quyết toán thuế TNDN
- Nếu có sự chênh lệch giữa doanh thu trên tờ khai và doanh thu trên số tổng cần chuẩn bị bản giải trình.
- Đối với trường hợp có phát sinh, tiến hành giải trình việc ghi nhận doanh thu mà không có giá vốn.
- Giải trình giá vốn của một số nghiệp vụ lớn hơn doanh thu.
- Giải trình chênh lệch giữa phát sinh nợ TK 632 với phát sinh có TK 154.
- Các khoản dư có 131 chưa ghi nhận doanh thu cũng cần giải trình.
- Giải trình dư từ lâu không phát sinh hoặc có 131 lớn.
- Giải trình việc số dư hàng tồn kho cuối năm lớn và việc tổng hợp nhập xuất tồn kho không khớp với cân đối phát sinh trong năm.
- Tính từ năm chuyển lỗ đầu tiên nên chú ý về thời gian chuyển lỗ tối đa 5 năm.
- Về thời điểm ghi nhận doanh thu cần note lại.
- Thời gian hưởng ưu đãi và thuế suất đối với các doanh nghiệp được ưu đãi.
- Theo Luật Thuế và Luật Kế toán, giải trình sự chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế TNDN.
Bài viết trên đây đã bổ sung thêm các thông tin về quyết toán thuế TNDN bạn cần biết. Hy vọng giúp các kế toán viên dễ dàng thực hiện nghĩa vụ này hơn theo đúng quy định pháp luật.
Có thể bạn sẽ thích
-
Bốn thông tin cơ bản cần biết về chương trình ACCA
Bạn đã hiểu rõ về chương trình ACCA chưa? Hãy cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu bốn thống tin cơ bản cần biết về chương trình ACCA nhé!
-
6 Lý do CFA tạo nên “cơn sốt” khiến nhiều người theo đuổi
Kiến thức tài chính chuyên sâu, trải rộng của CFA từ lâu là tấm vé vàng thăng tiến trong các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
-
10 Thói quen hiệu quả của Giám đốc Tài chính (CFO)
Đây là 10 thói quen hiệu quả dành cho Giám đốc Tài chính được chia sẻ bởi Jack McCullough, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Lãnh đạo CFO.
-
Chuyển đổi VAS sang IFRS: Có phải là trách nhiệm của riêng kế toán?
Sự phát triển của thị trường chứng khoán và gia tăng toàn cầu hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự tương thích trong hệ thống báo cáo.
-
Cập nhật thay đổi chương trình đào tạo CFA 2024
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam cùng điểm qua một số thay đổi đáng chú ý trong chương trình đào tạo CFA kể từ năm 2024 trở đi nhé!
-
Quy trình tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh Graduate
Mời các bạn cùng khám phá một báo cáo P/L và phương thức phân tích P/L hiệu quả giúp tìm ra những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
-
3 câu hỏi dành cho sinh viên năm 1?
Trước thềm trở thành sinh viên năm 2, các bạn có bao giờ tự hỏi năm nhất mình đã trôi qua như thế nào và đã làm được những gì?
-
Thầy Dilshad Jiffry là giảng viên môn SBL (ACCA) kỳ tháng 06/2023
Với 18 năm kinh nghiệm giảng dạy CIMA, ACCA, CIM, và ICAEW, thầy Dilshad Jiffry sẽ giúp các học viên ACCA chinh phục môn SBL dễ dàng hơn.
-
Cậu bé 9 tuổi người Nhật đạt chứng chỉ kế toán do JCCI cấp
Cậu học sinh lớp ba Rikku Yamashita tại thành phố Ichikawa vừa vượt qua kỳ thi kế toán Boki cấp độ 3 do JCCI tổ chức khi chưa tròn 9 tuổi.
Bình luận