
Ứng dụng Excel lập bảng khấu hao tài sản cố định
1. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng
+ Hàm sử dụng: SLN(cost,salvage,life)
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng như hình bên dưới

¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao:
- Số tiền khấu hao – [B8]=SLN($C$2,$C$3,$C$4)
- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)

- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8

¨ Copy công thức từ dòng 8 xuống đến dòng cuối cùng của bảng
¨ Tính tổng cộng (sử dụng hàm SUM)
¨ Kết quả bảng tính

= 59,000,000/12 = 4,916,667
Hình ảnh trang bảng tính:

2. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo tổng số năm sử dụng
+ Hàm sử dụng: SYD(cost,salvage,life,per)
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
Per: năm hiện tại tính khấu hao
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng giống phương pháp khấu hao theo đường thẳng
¨ Nhập thông tin về TSCĐ
¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao:
- Số tiền khấu hao – [B8]=SYD($C$2,$C$3,$C$4,A8)

- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)
- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8
¨ Copy công thức từ dòng 8 xuống đến dòng cuối cùng của bảng
¨ Tính tổng cộng (sử dụng hàm SUM)
¨ Kết quả bảng tính

¨ Lập bảng tính số tiền khấu hao hàng tháng của mỗi năm
- Tạo form như hình bên dưới
- Tạo danh sách năm cần tính số tiền khấu hao hàng tháng
– Đặt trỏ ô tại ô C16
– Data -> Data Validation -> tab Setting
Mục Allow: chọn List
Mục Source: quét chọn khối các năm từ ô A8:A12
– Chọn OK


Ta được danh sách chọn năm như hình sau:

- Lập công thức tính số tiền khấu hao hàng tháng – [C17]
Dùng hàm VLOOKUP() để truy xuất số tiền khấu hao của năm tương ứng (đã chọn trong ô C16) và chia cho 12 tháng.
[C17]=VLOOKUP(C16,$A$8:$B$12,2,0)/12
Kết quả sau khi chọn năm tương ứng

Hình ảnh trang bảng tính:

3. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh
+ Hàm sử dụng: VDB(cost,salvage,life,start_period,end_period,[factor],[no_switch])
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
Start_period: năm trước năm tính khấu hao
End_period: năm hiện tại tính khấu hao
Factor: hệ số điều chỉnh, mặc định chính là hệ số 2

No_switch: có/không có điều chỉnh phương pháp khấu hao từ số dư giảm dần sang phương pháp đường thẳng, mặc định chính là False – có điều chỉnh phương pháp khấu hao sang khấu hao đường thẳng
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng như hình bên dưới

¨ Lập công thức tính hệ số khấu hao nhanh – [C5]
[C5]=IF(C4<=4,1.5,IF(C4<=6,2,2.5))
¨ Nhập thông tin về TSCĐ
¨ Xử lý dữ liệu về thời gian để dùng trong công thức tính khấu hao:
Vì hàm VDB() đòi hỏi phải đưa vào cặp số năm của thời gian tính khấu hao hiện tại, cụ thể:
Tính khấu hao năm thứ nhất:
Start_period: 0
End_period: 1
Tính khấu hao năm thứ 2:
Start_period: 1
End_period: 2
Tính khấu hao năm thứ 3:
Start_period: 2
End_period: 3
…
Do vậy ta phải xử lý để có năm 0 tương ứng sử dụng trong công thức, thao tác:
– Nhập số 0 vào ô chứa tiêu đề Năm (ô A7)
– Chọn ô A7, mở Format Cells -> tab Number -> nhóm Custom, nhập mã định dạng trong hộp Type: ″Năm″ ->chọn OK

¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao
- Số tiền khấu hao – [B8]=VDB($C$2,$C$3,$C$4,A7,A8,$C$5,False)
- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)
- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8

Lập bảng tính số tiền khấu hao hàng tháng của mỗi năm (thực hiện giống phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng)
Hình ảnh trang bảng tính:

Có thể bạn sẽ thích
-
4 hiểu nhầm phổ biến về môn học Ethics trong chương trình CFA
Đây là 4 hiểu nhầm thường thấy tạo nên thành kiến của người học với Ethics và song song đó là chỉ ra những điều mà bạn cần xem xét lại.
-
Top 10 website hữu ích nhất cho dân tài chính
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua 10 website hữu ích dành cho dân kinh tế tài chính với các kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia nhé.
-
3 Chiến lược phục hồi dành cho Kế toán quản trị
Khả năng phục hồi, chuyển đổi kỹ thuật số và kỹ năng mềm là ba chiến lược phục hồi doanh nghiệp được các chuyên gia từ Hội đồng CIMA đưa ra.
-
5 lý do nên theo đuổi chứng chỉ ACCA
ACCA là sự giao thoa về bằng cấp học thuật và là chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.
-
Bắt kịp xu hướng kế kiểm, bạn có đang đúng hướng?
Theo một khảo sát mới công bố, ngành kế toán kiểm toán có số lượng tìm việc đông nhất, với 16,9% tại Hà Nội và 30% tại TP.Hồ Chí Minh.
-
Top 5 sách hay về kế toán dân trong ngành không thể bỏ qua
Hãy cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu về top 5 những cuốn sách hay về kế toán, được nhiều người yêu thích nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé.
-
Bí quyết thi đậu ACCA môn SBL 89%
Dành ra vài giờ mỗi ngày để ôn tập ACCA, tham gia đầy đủ 84 giờ học SBL tại FTMS, tuân thủ theo hướng dẫn của giảng viên
-
Top 5 chứng chỉ tài chính hàng đầu giúp bạn gặt hái thành công
Tham gia 5 khóa học chứng chỉ tài chính được đánh giá cao sau đây, bạn sẽ tự tin chinh phục công việc mơ ước ở các công ty lớn.
-
Quyết toán thuế TNCN và những thông tin bạn chưa biết
Quyết toán thuế TNCN là gì? Thời hạn nộp thuế trong bao lâu? Làm thế nào để có thể quyết toán thuế nhanh chóng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn nhé.
Bình luận