Ứng dụng Excel lập bảng khấu hao tài sản cố định
1. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng
+ Hàm sử dụng: SLN(cost,salvage,life)
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng như hình bên dưới
¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao:
- Số tiền khấu hao – [B8]=SLN($C$2,$C$3,$C$4)
- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)
- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8
¨ Copy công thức từ dòng 8 xuống đến dòng cuối cùng của bảng
¨ Tính tổng cộng (sử dụng hàm SUM)
¨ Kết quả bảng tính
= 59,000,000/12 = 4,916,667
Hình ảnh trang bảng tính:
2. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo tổng số năm sử dụng
+ Hàm sử dụng: SYD(cost,salvage,life,per)
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
Per: năm hiện tại tính khấu hao
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng giống phương pháp khấu hao theo đường thẳng
¨ Nhập thông tin về TSCĐ
¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao:
- Số tiền khấu hao – [B8]=SYD($C$2,$C$3,$C$4,A8)
- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)
- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8
¨ Copy công thức từ dòng 8 xuống đến dòng cuối cùng của bảng
¨ Tính tổng cộng (sử dụng hàm SUM)
¨ Kết quả bảng tính
¨ Lập bảng tính số tiền khấu hao hàng tháng của mỗi năm
- Tạo form như hình bên dưới
- Tạo danh sách năm cần tính số tiền khấu hao hàng tháng
– Đặt trỏ ô tại ô C16
– Data -> Data Validation -> tab Setting
Mục Allow: chọn List
Mục Source: quét chọn khối các năm từ ô A8:A12
– Chọn OK
Ta được danh sách chọn năm như hình sau:
- Lập công thức tính số tiền khấu hao hàng tháng – [C17]
Dùng hàm VLOOKUP() để truy xuất số tiền khấu hao của năm tương ứng (đã chọn trong ô C16) và chia cho 12 tháng.
[C17]=VLOOKUP(C16,$A$8:$B$12,2,0)/12
Kết quả sau khi chọn năm tương ứng
Hình ảnh trang bảng tính:
3. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh
+ Hàm sử dụng: VDB(cost,salvage,life,start_period,end_period,[factor],[no_switch])
Trong đó:
Cost: nguyên giá tài sản cố định (xác định theo TT45)
Salvage: giá trị thu hồi khi thanh lý (tại VN hay áp dụng giá trị này là 0 đồng)
Life: thời gian khấu hao
Start_period: năm trước năm tính khấu hao
End_period: năm hiện tại tính khấu hao
Factor: hệ số điều chỉnh, mặc định chính là hệ số 2
No_switch: có/không có điều chỉnh phương pháp khấu hao từ số dư giảm dần sang phương pháp đường thẳng, mặc định chính là False – có điều chỉnh phương pháp khấu hao sang khấu hao đường thẳng
+ Cách lập bảng tính khấu hao
¨ Tạo cấu trúc bảng như hình bên dưới
¨ Lập công thức tính hệ số khấu hao nhanh – [C5]
[C5]=IF(C4<=4,1.5,IF(C4<=6,2,2.5))
¨ Nhập thông tin về TSCĐ
¨ Xử lý dữ liệu về thời gian để dùng trong công thức tính khấu hao:
Vì hàm VDB() đòi hỏi phải đưa vào cặp số năm của thời gian tính khấu hao hiện tại, cụ thể:
Tính khấu hao năm thứ nhất:
Start_period: 0
End_period: 1
Tính khấu hao năm thứ 2:
Start_period: 1
End_period: 2
Tính khấu hao năm thứ 3:
Start_period: 2
End_period: 3
…
Do vậy ta phải xử lý để có năm 0 tương ứng sử dụng trong công thức, thao tác:
– Nhập số 0 vào ô chứa tiêu đề Năm (ô A7)
– Chọn ô A7, mở Format Cells -> tab Number -> nhóm Custom, nhập mã định dạng trong hộp Type: ″Năm″ ->chọn OK
¨ Lập công thức tính số liệu trong bảng khấu hao
- Số tiền khấu hao – [B8]=VDB($C$2,$C$3,$C$4,A7,A8,$C$5,False)
- Số khấu hao lũy kế – [C8]=SUM($B$8:B8)
- Giá trị còn lại – [D8]=$C$2-C8
Lập bảng tính số tiền khấu hao hàng tháng của mỗi năm (thực hiện giống phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng)
Hình ảnh trang bảng tính:
Có thể bạn sẽ thích
-
6 Nhóm năng lực mà chuyên gia tài chính kế toán cần có trong thời đại công nghệ hiện nay
Hiệp hội IMA đã chắt lọc và tổng hợp thành 6 nhóm năng lực mà các chuyên gia tài chính kế toán nào cũng cần có trong thời đại công nghệ.
-
Top 5 sách hay về kế toán dân trong ngành không thể bỏ qua
Hãy cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu về top 5 những cuốn sách hay về kế toán, được nhiều người yêu thích nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé.
-
Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting)
Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting) là quá trình một doanh nghiệp thực hiện để đánh giá các dự án đầu tư tiềm năng.
-
Big 4 kiểm toán kinh doanh ra sao tại Việt Nam?
Big 4 kiểm toán đang kiểm toán 35% doanh nghiệp đại chúng ở Việt Nam, có đơn vị thu cả nghìn tỷ nhưng lãi vỏn vẹn vài tỷ đồng.
-
Cơ hội nghề nghiệp không giới hạn khi sở hữu chứng chỉ ACCA
Chứng chỉ ACCA chính là nền tảng hoàn hảo giúp cho các sinh viên kế kiểm, tài chính, thuế mở rộng cơ hội nghề nghiệp tại 1000+ doanh nghiệp.
-
Tất tần tật về môn F3 ACCA
F3 ACCA là môn Kế toán Tài chính thuộc cấp độ cơ bản của ACCA và là môn đầu tiên trong dòng kế toán tài chính của chương trình này.
-
Top 10 website hữu ích nhất cho dân tài chính
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua 10 website hữu ích dành cho dân kinh tế tài chính với các kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia nhé.
-
Nên chọn học CMA hay CIMA
CMA và CIMA có gì khác nhau? Vì sao bạn nên chọn học CMA thay vì CIMA hoặc ngược lại? Cùng FTMS tìm hiểu về vấn đề này nhé!
-
Ngân hàng đầu tư là gì? Đặc điểm, chức năng và nghiệp vụ
Ngân hàng đầu tư là một trong những chủ thể tất yếu trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Vậy chức năng của nó là gì?
Bình luận