Vì sao nên chọn nghề kế toán và học thêm ACCA?
Khi đứng trước ngưỡng cửa phải chọn một nghề hay một công việc để làm, có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ chọn nghề Kế toán không? Và vì sao? Nếu đã chọn nghề kế toán là mục tiêu, tôi có cần học thêm chương trình nghề nghiệp như ACCA không?
Câu hỏi số 1: Vì sao nên chọn nghề kế toán?
Nghề kế toán được gọi là “profession”
Nếu tra cứu trong từ điển Cambridge, chữ “profession” được định nghĩa là một công việc đòi hỏi được đào tạo đặc biệt hoặc cần những kỹ năng đặc biệt, và là nghề nghiệp được trọng vọng bởi vì có liên quan đến trình độ giáo dục cao. Vì vậy Kế toán viên có thể sánh ngang các công việc danh giá như giáo viên, bác sĩ, luật sư, nhà khoa học…nghề kế toán cũng được ghi nhận vào nhóm nghề nghiệp được gọi là “profession”, chứ không đơn giản chỉ là “job”.
Nghề kế toán có cơ hội việc làm rất lớn và có tính ổn định cao
Chúng ta đều biết ở bất cứ cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức nào đều cần phải có kế toán. Tuỳ vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà số lượng nhân sự của bộ phận Tài chính Kế toán sẽ khác nhau, với doanh nghiệp nhỏ cần có 1 đến 3 nhân viên Kế toán, với doanh nghiệp lớn hơn nhu cầu có thể là hàng chục và hàng trăm nhân viên Kế toán.
Nói đến nghề kế toán, người ta thường nghĩ đến tính ổn định cao. Hầu hết công việc đều được xử lý trong khung giờ làm việc. Trừ các trường hợp làm báo cáo cuối năm, đến kỳ lập báo cáo,… kế toán viên sẽ bận rộn tổng kết và làm thêm giờ.
Kế toán là nghề nghiệp mang tính quốc tế
Kế toán ngày nay không còn là nghề nghiệp nhàm chán, bởi lẽ kế toán viên có thể di chuyển sang nhiều nơi, từ nước này sang nước khác. Sau khi đủ điều kiện trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp thì bạn có thể được thăng tiến lên chức vụ cao hơn về kế toán, kinh doanh hoặc tài chính.
Nghề kế toán có mức thu nhập cao và cơ hội thăng tiến vượt trội
Theo bảng khảo sát tiền lương của ngành Kế toán do PersolKelly công bố năm 2021 tại hai thành phố lớn của Việt Nam như bảng 1 và 2, cho thấy những vị trí quản lý cao cấp C-level có thể có mức lương gấp 10 lần một nhân viên bình thường và gấp rưỡi đến gấp 5 lần một nhân viên quản lý tầm trung.
Khi bạn đạt chứng chỉ ACCA, chắc chắn, ít nhất bạn sẽ là một Kế toán viên cấp cao (Senior Accountant) hoặc Kế toán trưởng (Chief Accountant); cộng với các kỹ năng mềm tích lũy qua thời gian như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý nhân viên, kỹ năng dẫn dắt đội nhóm, kỹ năng thương lượng/ đối thoại, kỹ năng khai vấn huấn luyện nhân viên,…bạn sẽ được thăng tiến lên những vị trí quản lý tầm trung như Manager.
Những vị trí cao cấp hơn nữa như Controller, Director hay CFO đòi hỏi bạn có thêm kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp và đầu tư, bạn sẽ trở thành một Business Partner với các nhà lãnh đạo khác trong công ty.
Trung bình, để đạt được trình độ Senior Accountant, một bạn mới ra trường cần 4 năm kinh nghiệm. Vị trí Manager đòi hỏi bạn có 7-10 năm kinh nghiệm. Vậy, nếu bắt đầu học ACCA từ sớm, cơ hội thăng tiến sẽ được đẩy nhanh trong sự nghiệp của bạn.
Câu hỏi số 2: Đã chọn nghề kế toán, có cần học thêm ACCA?
Khi bạn đã quyết định chọn bước vào cánh cửa của nghề kế toán, danh hiệu “hội viên ACCA” (ACCA members) sẽ xây thêm một nấc thang để bạn vững vàng bước lên những vị trí cấp cao của nghề nghiệp này.
ACCA là chương trình nghề nghiệp của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc – một trong những Hiệp hội phát triển nhanh nhất trên thế giới. Chương trình học ACCA sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng và kiến thức cập nhật nhất để trở thành chuyên gia trong ngành tài chính.
Nội dung đào tạo của ACCA khá toàn diện thông qua 15 môn học được phân loại theo những nội dung chính và được phân chia thành 3 cấp độ như bảng bên dưới. Tuy nhiên học viên không chỉ cần hoàn tất 13/15 môn học, tích luỹ 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan và hoàn thành bài thi Đạo đức nghề nghiệp trực tuyến để trở thành Hội viên ACCA.
Nội dung và các môn học ACCA | Kế toán tài chính | Kế toán quản trị | Quản trị doanh nghiệp/đầu tư | Thuế | Luật | Kiểm toán |
Cấp độ Kiến thức ứng dụng (Fundamentals Level – Konwledge Module) | FA Financial Accounting | MA Management Accounting | BT Business and Technology | |||
Cấp độ Kỹ năng ứng dụng (Fundamentals Level – Skills Module) | FR Financial Reporting | PM Performance Management | FM Financial Management | TX Taxation | LW Corporate & Business Law | AA Audit and Assurance |
Cấp độ Chiến lược Chuyên nghiệp (Strategic Professional Level) | SBR Strategic Business Reporting | APM Advanced Performance Management | AFM Advanced Financial Management SBL Strategics Business Leader | ATX Advanced Taxation | AAA Advanced Audit and Assurance |
Có thể bạn sẽ thích
-
5 lý do nên theo đuổi chứng chỉ ACCA
ACCA là sự giao thoa về bằng cấp học thuật và là chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.
-
7 Bí mật cho buổi thuyết trình báo cáo tài chính suôn sẻ
Chìa khóa then chốt để thành công trong buổi thuyết trình báo cáo tài chính là suy nghĩ thực tế khi trình bày báo cáo và thông tin tài chính.
-
CMA là gì? Toàn tập về Certified Management Accountant
CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ chứng nhận khả năng chuyên môn về kế toán quản trị và quản trị tài chính được cấp bởi IMA.
-
Kiểm toán Nhà nước là gì? Tất tần tật về Kiểm toán Nhà nước!
Kiểm toán Nhà nước (State Audit) là cơ quan chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán ngân sách và tài chính công.
-
Kế toán quản trị là gì trong các doanh nghiệp hiện nay
Kế toán quản trị là gì, trong doanh nghiệp, kế toán quản trị giữ vai trò như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nhiệm vụ của kế toán quản trị.
-
Bí quyết thi đậu ACCA môn SBL 89%
Dành ra vài giờ mỗi ngày để ôn tập ACCA, tham gia đầy đủ 84 giờ học SBL tại FTMS, tuân thủ theo hướng dẫn của giảng viên
-
Nguyên tắc phù hợp: Khái niệm nền tảng nhất của kế toán
Nguyên tắc phù hợp (Matching principle) là một trong những khái niệm nền tảng nhất mà bất cứ ai theo đuổi nghề kế toán, kiểm toán đều phải biết.
-
Top 10 quyển sách quản trị tài chính không thể bỏ qua
Cùng FTMS tìm hiểu 10 quyển sách quản trị tài chính cung cấp rất nhiều dẫn chứng thực tế điển hình giúp người đọc tìm hiểu sâu về tài chính nhé.
-
Bắt kịp xu hướng kế kiểm, bạn có đang đúng hướng?
Theo một khảo sát mới công bố, ngành kế toán kiểm toán có số lượng tìm việc đông nhất, với 16,9% tại Hà Nội và 30% tại TP.Hồ Chí Minh.
Bình luận