Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

Đăng ký ngay

    Cơ hội thăng tiến, cánh cửa phát triển trong tay bạn.

    Đăng ký ngay

      a

      FTMS Việt Nam

        /  Kiến thức   /  [Bật mí] Tổng hợp 5 câu hỏi bạn thường gặp về đào tạo kiểm toán
      đào tạo kiểm toán

      [Bật mí] Tổng hợp 5 câu hỏi bạn thường gặp về đào tạo kiểm toán

      Kiểm toán là một trong những hoạt động quan trọng mà mỗi doanh nghiệp, tổ chức hay cơ quan đều phải thực hiện. Đây là cũng là ngành học quen thuộc của các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế. Với mức lương ổn định và những cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở, kiểm toán vẫn luôn là sự lựa chọn được nhiều sinh viên theo đuổi.

      Vậy bạn đã hiểu hết về kiểm toán cũng như chương trình đào tạo kiểm toán chưa? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu tổng quan về ngành học này thông qua 5 câu hỏi thường gặp ngay dưới đây bạn nhé!

      Kiểm toán là gì?

      Để tìm hiểu chi tiết hơn về lĩnh vực này, trước tiên bạn cần biết được kiểm toán là gì. Kiểm toán hiểu một cách đơn giản là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực những con số của báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Từ đó, đội ngũ kiểm toán viên sẽ đưa ra các nhận định về thực trạng hoạt động tài chính của tổ chức hay doanh nghiệp.

      Nhân viên kiểm toán sẽ dùng các phương pháp đối chiếu, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê và thử nghiệm nhằm xác minh tính đúng đắn của các tài liệu và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính mà tổ chức hay doanh nghiệp đó cung cấp.

      Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào

      Cũng như những ngành nghề khác, kiểm toán rất da dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán tính quy tắc, kiểm toán hiệu quả và kiểm toán hiệu năng.

      Phân loại kiểm toán

      Xét về khía cạnh chủ thể, kiểm toán được phân thành 3 loại như sau:

      • Kiểm toán nhà nước: Đối tượng của kiểm toán hình thức này là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước; được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
      • Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên của các công ty độc lập chuyên về dịch vụ kiểm toán. Bên cạnh công việc chính là kiểm toán những báo cáo tài chính; các công ty kiểm toán còn có thêm nhiều dịch vụ khác về lĩnh vực tài chính và kinh tế, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Loại kiểm toán độc lập này nhận được sự tin cậy từ bên thứ 3 hay các nhà đầu tư.
      • Kiểm toán nội bộ: Được thực hiện bởi những kiểm toán viên trong nội bộ công ty, tổ chức công việc kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc công ty. Những báo cáo kiểm toán của hình thức này thường chỉ được sử dụng trong phạm vi nội bộ công ty.

      Mỗi loại kiểm toán sẽ có vai trò và công việc khác nhau

      Nhắc đến kiểm toán, có lẽ bạn đã từng ít nhất 1 lần nghe qua về 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới bao gồm: Ernst & Young, KPMG, PwCDeloitte. Big4 là cách mà mọi người thường dùng để gọi chung cho 4 công ty này.

      Qua đó phần nào thể hiện sự đình đám về cả quy mô, doanh thu lẫn bề dày lịch sử. Đây là những công ty hàng đầu mà rất nhiều sinh viên ngành kiểm toán khao khát làm việc.

      Có nên học ngành kiểm toán hay không?

      Kiểm toán từ lâu đã là ngành học quen thuộc của bao thế hệ sinh viên kinh tế, đào tạo kiểm toán cũng là một trong những ngành chính và có ở hầu hết tất cả các trường về kinh tế.

      Mặc dù sức nóng không còn như những ngày đầu, thế nhưng, kiểm toán vẫn là ngành học đáng quan tâm, bởi lẽ bất cứ doanh nghiệp, tổ chức hay cơ quan nào cũng đều cần phải kiểm toán cả. Vì vậy, đây có thể nói là ngành học tương đối ổn định cả về cơ hội làm việc sau khi ra trường cũng như mức lương, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

      Ngành kiểm toán có rất nhiều vị trí cho bạn lựa chọn

      Sau khi kết thúc chương trình đào tạo kiểm toán, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

      • Kiểm toán viên
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán
      • Chuyên viên giao dịch ngân hàng
      • Kiểm soát viên, thủ quỹ
      • Nghiên cứu viên và giảng dạy kiểm toán – kế toán
      • Tư vấn kế toán, thuế
      • Tư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp
      • Quản lý tài chính
      • Kế toán trưởng – trưởng phòng kế toán;
      • Giám đốc tài chính – CFO (Chief Financial Officer)
      • Thanh tra kinh tế.

      Kiểm toán và kế toán khác nhau như thế nào?

      Nếu là một người không chuyên về lĩnh vực kinh tế, có lẽ bạn cũng đã từng ít nhất một lần nhầm lẫn giữa kiểm toán và kế toán. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa kiểm toán và kế toán thông qua 3 điểm khác nhau cơ bản dưới đây bạn nhé!

      • Kế toán trình bày cụ thể thông tin về các giao dịch và tài sản trong tổ chức; trong khi đó, kiểm toán sẽ kiểm tra và xác nhận độ chính xác của những số liệu mà kế toán đưa ra.
      • Kế toán là hoạt động diễn ra liên tục, quanh năm; còn kiểm toán được thực hiện định kỳ theo mốc thời gian cụ thể.
      • Thời điểm mà kế toán kết thúc (chốt sổ theo tháng/quý/năm) cũng là lúc kiểm toán mới bắt đầu vào cuộc.

      Kiểm toán và kế toán có sự khác biệt lớn trong phạm vi công việc lẫn thời gian

      Học gì để trở thành kiểm toán viên?

      Để trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp, mỗi sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh.

      Các kiến thức trên được cập nhật thông qua các nghiệp vụ kế toán như: tính toán chi phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý thu ngân,… cùng các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho nghiệp vụ như: báo cáo tài chính, phân tích tài chính, kỹ năng thương lượng, đàm phán,…

      Bên cạnh chương trình đào tạo kiểm toán như trên, mỗi sinh viên cũng cần có thêm các kỹ năng cần mềm cần thiết như: làm việc nhóm, lập kế hoạch, ngoại ngữ, tin học, giải quyết các tình huống trong kế toán – kiểm toán,…

      Để trở thành kiểm toán viên, bạn cần học qua các chương trình đào tạo kiểm toán và trau dồi các kỹ năng cần thiết

      Tóm lại, một số kỹ năng chính mà một kiểm toán viên cần có bao gồm:

      • Sự chú ý, tỉ mỉ đến từng chi tiết
      • Năng khiếu về toán học
      • Kỹ năng giải quyết vấn đề
      • Quan tâm sâu sắc đến hệ thống tài chính
      • Có khả năng làm việc đúng hạn, chịu được áp lực cao trong công việc
      • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
      • Kỹ năng về tin học
      • Kỹ năng giao tiếp tốt
      • Kỹ năng trình bày và viết báo cáo tốt

      Đặc biệt, nếu bạn là một người có tham vọng và muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực tài chính này thì hãy đầu tư vào các chứng chỉ kế – kiểm quốc tế uy tín như:

      Đây đều là những chứng chỉ được ví như “tấm hộ chiếu” để bạn bước đầu bước vào thị trường kiểm toán kế toán quốc tế đấy!

      Nên lựa chọn đào tạo kiểm toán ở trường đại học nào?

      Vì kiểm toán là liên quan chặt chẽ đến kế toán, do đó nó thường được tuyển sinh theo chuyên ngành thuộc ngành kế toán của nhiều trường. Hầu hết các trường kinh tế đều đào tạo kiểm toán, môi trường với những cách giảng dạy, chương trình đào tạo, điểm mạnh riêng.

      Nếu còn đang băn khoăn học kiểm toán ở đâu tốt thì bạn có thể tham khảo qua một vài cái tên nổi bật về độ uy tín, chất lượng trong ngành kiểm toán như: Đại học Tài chính – Marketing, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngân hàng…

      Một môi trường học kiểm toán uy tín, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có nền tảng kiến thức vững chắc

      Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành kiểm toán mà chúng mình muốn mang đến cho bạn. Hy vọng đã giúp ích được bạn trong quá trình tìm hiểu về chương trình đào tạo kiểm toán rồi nhé! Và cũng đừng quên theo dõi FTMS Việt Nam để cập nhập thêm những tin tức mới thú vị mỗi ngày bạn nhé!

      Có thể bạn sẽ thích

      Bình luận

      error: Content is protected !!