Dẫn Dắt Thay Đổi Trong Thời Đại Mới Với Bậc Thầy Ashim Kumar
Thay đổi dường như là một điều gì đó vô cùng khó khăn, rắc rối và cũng thật đáng sợ. Và nó cũng thường bị dẫn dắt sai hướng.
Trong buổi chiều mưa hè tầm tã của Sài Gòn, mọi người vẫn đến chật khán phòng của FTMS TP.HCM để được lắng nghe những chia sẻ của bậc thầy Ashim Kumar trong hội thảo: “Leading through change” được FTMS Việt Nam và ACCA Việt Nam phối hợp tổ chức.
Mở đầu hội thảo là những công bố gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người với con số lên đến 65-70% các dự án trên toàn cầu áp dụng thay đổi và đã thật bại. Nguyên nhân chính đến từ con người. Quả vậy, chúng ta có thể liệt kê một số lý do như: sự bất hợp tác của nhân viên, thiếu kết nối của các bộ phận liên quan, kế hoạch thay đổi yếu kém không hợp xu thế, thiếu rõ ràng trong mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động…
Rõ ràng muốn thành công, chúng ta phải thay đổi!
Thay đổi đó phải thực hiện liên tục, không ngừng. Ngay cả một “phù thủy” trong ngành marketing cũng phải thừa nhận rằng khái niệm “cạnh tranh bền vững” đã không còn bền vững nữa, nhưng bạn vẫn phải cố tìm ra lợi thế cạnh tranh.
Thầy Ashim đã đưa ra những bước gợi ý để chúng ta có được những gợi ý để dẫn dắt sự thay đổi:
Bước 1: Xác định giá trị văn hóa: văn hóa trong hầu hết tổ chức quá nguyên tắc, chú trọng kiểm soát, tránh rủi ro…nên chẳng đủ để giải phóng tiềm năng của những con người trong tổ chức. Phát triển một ý tưởng mới đòi hỏi một cách tiếp cận phi cấu trúc.
Bước 2: Xây dựng niềm tin: hãy thể hiện sự tin tưởng, chân thành trong việc chỉ dẫn người khác, hãy chịu trách nhiệm, biết lắng nghe và luôn thực hiện đúng lời hứa… Nhiều người trong chúng ta thường bỏ qua các điều trên mà thường chỉ tập trung vào các kết quả hữu hình?!
Bước 3: Thể hiện vị thế người dẫn đắt: Learn. Grow. Lead. Trong thời buổi mọi thứ dường như luôn không chắc chắn thì vai trò người lãnh đạo phải được thể hiện rõ nét: đầy năng lượng, nhiệt huyết và tạo động lực…
Bước 4: Nhãn quan nhân sự: hãy chọn những con người phù hợp vào đúng những việc phù hợp để phát huy tối đa thế mạnh của từng người trong tập thể.
Bước 5: Người lãnh đạo giao tiếp hiệu quả: không cần phải nói quá nhiều về tầm quan trọng của giao tiếp, hãy trở thành “thỏi nam châm” trong giao tiếp để đạt được những điều bạn muốn.
Trước khi bạn có thể lãnh đạo bất cứ ai, bạn cần phải lãnh đạo chính mình. Bạn đang làm gì hôm nay để chuẩn bị cho những thách thức của sự thay đổi vào ngày mai?
Tất cả những chia sẻ trên hẳn sẽ là một công cụ hữu ích để giúp mọi người trả lời cho câu hỏi trên và dẫn dắt thay đổi cho chính mình!
Chúc mọi người sẽ luôn thành công trên chặng đường sự nghiệp chông gai phía trước!
Có thể bạn sẽ thích
-
Giải mã ACCA: Bí quyết đạt 78/100 điểm môn SBL (ACCA)
Mời các bạn cùng tham khảo bí quyết đạt 78/100 điểm môn ACCA từ anh Nguyễn Quốc Tuấn, học viên FIA và ACCA tại FTMS Việt Nam nhé!
-
Mức lương của CFA Charter Holder có khiến bạn tò mò
Các chuyên gia tư vấn tài chính là Charterholder có thu nhập cao hơn khoảng 24% so với những người sở hữu những loại chứng chỉ khác.
-
13 mẹo giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng trên LinkedIn
Dưới đây là 13 mẹo giúp cải thiện hồ sơ LinkedIn với những thông số do chính LinkedIn cung cấp, góp phần mang lại hình ảnh chuyên nghiệp.
-
FTMS đào tạo level cao nhất trong CFA – CFA Level 3 khai giảng trong tháng 8
FTMS là một trong số ít những trung tâm đào tạo đủ cả 3 level của CFA. Đặc biệt, CFA Level 3 được đánh giá là vô cùng khó và phức tạp, đòi hỏi chất lượng giảng dạy cao cấp,
-
Bản dịch 362 thuật ngữ IFRS từ tiếng Anh sang tiếng Việt
Danh sách 362 thuật ngữ IFRS và giải thích thuật ngữ bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt giúp các bạn hiểu rõ hơn về Chuẩn mực BCTC quốc tế.
-
Sự khác biệt chính giữa các level trong CFA là gì?
Trước khi bước chân vào con đường đầy khó khăn là trở thành CFA charterholder, hãy cùng FTMS điểm lại những gì bạn sẽ phải vượt qua nhé!
-
Kỹ năng tài chính là tấm vé vào nghề nhưng làm CFO bạn cần nhiều hơn thế!
CFO của Epicor, ông David Mehok, cho rằng các kỹ năng tài chính bây giờ là một tấm vé vào nghề nhưng CFO trong thế kỷ 21 cần nhiều hơn thế.
-
FA/F3 Chìa khóa để chinh phục thành công ACCA
Hãy cùng FTMS tìm hiểu thêm về bản chất môn FA/F3 – Kế toán tài chính cũng như những ứng dụng của nó vào thực tiễn doanh nghiệp nhé.
-
Tầm quan trọng của tiếng Anh ngành kế toán trong thời đại 4.0
Tiếng Anh ngành kế toán là trang bị cần thiết cho bạn một tương lai tốt hơn. Và bài viết này sẽ mách bạn cách học tiếng Anh ngành kế toán dễ nhất.
Bình luận