Những kỹ năng cần có của một CFO
Chặng đường trở thành CFO sẽ không thể suôn sẻ nếu bạn không trang bị cho mình tác phong và kỹ nghệ làm nghề của một Giám đốc tài chính thời đại 4.0.
Hiểu sâu về Tài chính – Kế toán
CFO có tiền thân là Kế toán trưởng, chính vì vậy, để đảm nhiệm trọng trách của một CFO, bạn cũng cần “công phá” các kỹ năng của một Kế toán trưởng như quản lý công nợ – chứng từ – dòng tiền ra vào tổ chức, nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Để làm được điều này, CFO cần “trăm hay không bằng tay quen” các kỹ năng đọc bảng tính, ghi chép chứng từ, sổ sách, đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính,…Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng vai trò của CFO trong thời đại mới là tư vấn tài chính cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi Giám đốc tài chính cần có kiến thức về chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư, bất động sản,…
Đầu óc chiến lược
Một CFO lý tưởng là người có khả năng nhìn xa trông rộng, hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp, quản lý ngân sách cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, các hoạt động đầu tư,…
Vì thế, Giám đốc tài chính tương lai cần tập dượt lập kế hoạch quản lý dòng tiền, hoạch định và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách cho một tổ chức nhỏ, song song với việc dự toán các cơ hội và rủi ro trong tầm tay nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài và sự phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, muốn tư duy chiến lược thì CFO cũng cần tư duy sự sáng tạo và cập nhật các xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp.
Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ
Việc làm CFO không đơn thuần là xử lý các báo cáo tài chính, theo dõi và giám sát chiều hướng sử dụng ngân sách doanh nghiệp mà còn là cầu nối cho các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
Nghĩa là CFO cần xây dựng kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục thành công để làm việc nhóm hiệu quả với CHRO – Giám đốc nhân sự, CCO – Giám đốc kinh doanh, CMO – Giám đốc Marketing, CIO – Giám đốc công nghệ thông tin,… để đảm bảo ngân sách cho các hoạt động được phân bổ và khai thác hiệu quả.
Làm thế nào để xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác, cổ đông trong doanh nghiệp để công việc của Giám đốc tài chính được “thuận buồm xuôi gió”. Đặc biệt, CFO cần làm việc khéo léo với CEO bởi việc làm CFO chỉ thực sự có ý nghĩa khi trở thành đối tác tin cậy của Giám đốc điều hành doanh nghiệp trong việc thúc đẩy cán cân doanh số và thứ hạng của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường.
Một đối tác quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của CFO chính là các cổ đông bởi trước hết đó chính là một trong những mục tiêu quan trọng mà Giám đốc tài chính phải thực hiện, đồng thời xét về lâu về dài sẽ có lợi nhiều hơn cho việc xử lý khủng hoảng doanh nghiệp, đặc biệt trong vấn đề gọi vốn đầu tư.
Nỗ lực trở thành hi-tech CFO
Công nghệ các doanh nghiệp đang lỗi thời và cẩn được cập nhật những bước tiến mới. Chính vì vậy, việc ứng dụng điện toán đám mây và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong việc tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế giúp nâng cao hiệu suất làm việc của toàn nhân viên vừa giúp tiết kiệm “hầu bao” doanh nghiệp. Công nghệ 4.0 sẽ vô cùng có lợi cho các CFO trong việc gia tăng sự minh bạch của các hoạt động tài chính, đặc biệt là các báo cáo thuế, quản lý sổ sách, chứng từ, hoạch định các chiến lược kinh doanh thông minh…
Thử hỏi bạn có thể “low – tech” khi bất kể ngành nghề trong xã hội đều ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo? Hãy cập nhật ngay các tiện ích công nghệ trong việc kết nối và phát triển mạng lưới khách hàng bằng việc đầu tư hệ thống chatbox, hệ thống ký kết hợp đồng, thanh toán hóa đơn điện tử, giao dịch với ngân hàng 24/7, triển khai các dự án đầu tư online và đầu tư vào công nghệ sản xuất mới nhất,… Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và minh bạch trong việc lưu động dòng tiền,…
Kỹ năng xử lý khủng hoảng
Những rủi ro mà CFO gặp phải thường liên quan đến trọng trách của người quán xuyến tài chính của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chăm sóc các cổ đông. Hay nói cách khác, CFO luôn cần cân nhắc “bên nào nặng, bên nào nhẹ” giữa các nhóm lợi ích để đưa ra những quyết định tài chính không hổ với lương tâm của một nhân sự cấp cao đầu ngành.
Chưa kể rằng, CFO cần ứng biến những tình huống trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và các yếu tố dao động liên tục như thị hiếu của khách hàng và chiến lược cạnh tranh của các đối thủ. Từ đó, Giám đốc tài chính trong thời đại 4.0 cần không ngừng theo đuổi con đường của một “Gia Cát Dự” về các rủi ro khiến tài chính doanh nghiệp biến động và luôn có kế sách dự phòng.
CMA – chương trình Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ – chương trình nghề nghiệp chuyên nghiệp mang tính thực tiễn cao dành cho những người muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực kế toán, quản trị kinh doanh, giúp người học có thể phát triển nghề nghiệp tới các vị trí đáng mơ ước như Chuyên viên tài chính cấp cao, hay giám đốc tài chính (CFO).
Có thể bạn sẽ thích
-
Tầm quan trọng của tiếng Anh ngành kế toán trong thời đại 4.0
Tiếng Anh ngành kế toán là trang bị cần thiết cho bạn một tương lai tốt hơn. Và bài viết này sẽ mách bạn cách học tiếng Anh ngành kế toán dễ nhất.
-
Khai quát về quản trị công chứng Anh Quốc CIMA
Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CIMA) là chứng chỉ thiết yếu dành cho những ai học tập và làm việc trong lĩnh vực kế toán tài chính.
-
Học ngành nào thì được thi chứng chỉ kế toán viên?
Một trong các điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán.
-
Top 8 bằng kế toán quốc tế giúp bạn đánh gục nhà tuyển dụng
Đối với ngành kế toán, ngoài các bằng cấp thông thường, bạn nên trang bị thêm các bằng kế toán quốc tế để mở rộng cơ hội tìm việc làm tốt hơn.
-
Kỹ năng tài chính là tấm vé vào nghề nhưng làm CFO bạn cần nhiều hơn thế!
CFO của Epicor, ông David Mehok, cho rằng các kỹ năng tài chính bây giờ là một tấm vé vào nghề nhưng CFO trong thế kỷ 21 cần nhiều hơn thế.
-
Học phí ngành kế toán năm 2023 là bao nhiêu?
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua học phí ngành kế toán của một số trường đại học lớn trong cả nước nhé!
-
Lập Ngân sách và kế hoạch: Những bước đầu tiên cho quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Lập ngân sách và kế hoạch là những bước đầu tiên cần chuẩn bị để có một quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
-
6 Lý do CFA tạo nên “cơn sốt” khiến nhiều người theo đuổi
Kiến thức tài chính chuyên sâu, trải rộng của CFA từ lâu là tấm vé vàng thăng tiến trong các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
-
Lộ trình học ACCA từ A tới Á
Lại một mùa ACCA sắp đến, hãy cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu về lộ trình lý tưởng khi học ACCA tại Việt Nam nhé!
Bình luận