Lập Ngân sách và kế hoạch: Những bước đầu tiên cho quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Nếu ai đó có thắc mắc làm thế nào để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả hay cụ thể hơn là kinh doanh thành công bền vững, câu trả lời thật đơn giản rằng diễn giải một chu trình kinh doanh hiệu quả thật ra chỉ là 1 hình vẽ:
Tiền kiếm được, buộc phải dùng để duy trì vị thế. Nhưng nếu không biết dùng tiền hiệu quả, bắt đầu có những tay chơi rơi rụng dần ở bước này. Có những trường hợp đáng kể vượt qua ải thách thức này thì lại duy trì được khả năng kiếm tiền của mình. Cho đến khi có những kẻ kiếm tốt hơn mình lại biết cách dùng tiền hiệu quả hơn, họ sẽ lại tiếp thục thách thức mình vì khi có nhiều tiền hơn, chi tiêu mạnh hơn, vị thế của họ lẽ dễ hiểu là có thể tốt hơn. Vậy, bước tiếp theo là cần nhân tiền lên để có nhiều tiền hơn đảm bảo rằng mình luôn có đủ nguồn lực để duy trì khả năng kiếm tiền của mình. Nhưng không phải ai cũng thoát ra được cái ý tưởng ban đầu hay ho kia, nhân tiền bằng nào đây ? Khi mà thị trường cứ tiến, còn mình mãi dậm chân một chỗ thì chắc chắn hoặc thị trường không còn mặn mà với ý tưởng đã kém cuốn hút nữa, tự ta không còn kiếm được tiền, hoặc tự giải tán, hoặc bị thôn tính bởi kẻ có khả năng thực hiện chu trình tốt hơn.
Đấy cũng chính là kịch bản dễ thấy của các start up và rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả nước ngoài và Việt Nam. Bởi một lẽ, ý tưởng kinh doanh có thể có nhiều nhưng thực tế là: “Không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền là quan trọng, mà là bạn giữ được bao nhiêu tiền bạn kiếm được ?” – Warren Buffet.
Vì sao Quản trị tài chính doanh nghiệp chưa hiệu quả?
Theo chia sẻ của chị Trần Thị Thu Hương, Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh của FTMS Global tại Việt Nam và Giảng viên chương trình CMA (Charter Management Account của Mỹ), bằng kinh nghiệm và quan sát qua hơn 20 năm kinh nghiệm công tác tại các công ty Đa quốc gia và Việt Nam, một trong các vấn nạn và hạn chế thường gặp đó chính là các lỗ hổng trong qui chế và vận hành quản trị tài chính, mảng chức năng quan trọng giúp doanh nghiệp giữ tiền hiệu quả, theo sau đó là nhân tiền thông minh.
Hạn chế này khởi nguồn từ nhận thức của những người ở địa vị cao nhất đến các bộ phức chức năng khác nhau trong doanh nghiệp về tầm quan trọng của quản trị tài chính, về công việc và vai trò của người làm nghề tài chính kế toán, từ mọi hoạt động vận hành đến những công tác mang ý nghĩa to lớn như lập ngân sách và kế hoạch, ngắn hạn lẫn dài hạn. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thực hiện phần việc này 1 cách hết sức sơ sài, thiếu căn cứ, và thiếu đồng bộ. Bởi vì mọi người đều chỉ nhìn vào những cái thách thức của công việc này như tiêu tốn thời gian, tiền của và nguồn lực vì độ phức tạp và chính xác của kế hoạch. Cùng với nỗi lo sợ về sự phụ thuộc vào kế hoạch sẽ mất đi sự linh hoạt cần có khi thực tế thị trường diễn tiến khác biệt và cộng thêm thiếu hụt nhân lực với tính chuyên môn cao, nên phần hành quan trọng này gần như bị xem nhẹ.
Điều này dẫn đến, các doanh nghiệp hầu như hoạt động theo tầm ngắn hạn, chủ yếu là chỉ tiêu doanh số, doanh thu nhưng lắm lúc chẳng có căn cứ nền tảng vững chắc cho nguồn tăng trưởng. Kế hoạch không đồng nhất với chiến lược dài hơi, thiếu tính kết nối mang tính định hướng giữa các bộ phận chuyên môn về mục tiêu chung, và quan trọng nhất đó chính là sự chuẩn bị và quản trị của doanh nghiệp đối với rủi ro bên trong lẫn bên ngoài. Đây cũng chính là điều khiến doanh nghiệp không có sự linh hoạt cần thiết khi thị trường thay đổi cũng như không quản lý hiệu suất kinh doanh hiệu quả.
Chị Hương chia sẻ thêm “nếu đã muốn ra biển lớn, muốn bền vững, hãy nghĩ về cỗ máy quản trị tài chính của mình, nghĩ về bước giữ tiền và nhân tiền, sự tương quan giữa kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của mình, ngay bây giờ, ngay lúc này, bằng việc chuẩn bị cho doanh nghiệp mình đội ngũ tài chính kế toán có chuyên môn đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển chiến lược của doanh nghiệp”.
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu giảng dạy môn Budgeting, Planning, and Forecasting của chương trình CMA
Về khóa học CMA – Kế toán quản trị Mỹ
Được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA, gần 50 năm qua CMA được nhìn nhận là chuẩn mực toàn cầu cho các chuyên gia về Kế Toán Quản Trị và Quản Trị Tài Chính. CMA rất phổ biến trên toàn thế giới, với khoảng hơn 70.000 hội viên đã được chứng nhận, và số này tiếp tục tăng thêm trung bình 4.000 hội viên mỗi năm.
Với 12 nội dung chuyên sâu và tập trung về kiến thức về phân tích và quản trị tài chính doanh nghiệp, chứng chỉ CMA giúp học viên sở hữu trình độ chuyên môn cao, cơ hội để thăng tiến đến các vị trí lãnh đạo với thu nhập hấp dẫn.
Học viên có thể hoàn thành chương trình CMA chỉ với 210 giờ học và ôn thi. FTMS có phương pháp giảng dạy đa dạng kết hợp nguồn tài liệu từ Hock International và sự hướng dẫn tại lớp bởi những giảng viên FTMS là những chuyên gia giàu kinh nghiệm giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực Tài chính và Kế toán.
Có thể bạn sẽ thích
-
Bộ Tài Chính công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2
Ngày 06/07/2022, thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn đã ký ban hành Quyết định 1366/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2.
-
Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm toán nội bộ, hãy cùng FTMS Việt Nam phân tích quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ nhé!
-
16 việc bạn cần làm trước khi lập Báo cáo Tài chính
Mời các bạn cùng FTMS tìm hiểu 16 công việc cần làm trước khi lập Báo cáo tài chính để có một báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất.
-
6 Lý do CFA tạo nên “cơn sốt” khiến nhiều người theo đuổi
Kiến thức tài chính chuyên sâu, trải rộng của CFA từ lâu là tấm vé vàng thăng tiến trong các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
-
Điều kiện dự thi và lệ phí thi chứng chỉ CMA năm 2023
Tất tần tật những thông tin bạn cần biết về điều kiện dự thi và lệ phí thi chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) trong năm 2023.
-
Tăng tính đầy đủ, hữu hiệu của chức năng kiểm toán nội bộ
Để tăng cường tính đầy đủ, hữu hiệu của chức năng kiểm toán nội bộ (KTNB), Singapore đã đưa ra 10 nguyên tắc đánh giá.
-
4 lời khuyên khi học thi CFA Level 2 từ FTMS Việt Nam
Cùng FTMS Việt Nam khám phá 4 lời khuyên hữu ích trước khi bạn bắt tay vào theo đuổi chương trình CFA Level 2 nhé.
-
10 Thói quen hiệu quả của Giám đốc Tài chính (CFO)
Đây là 10 thói quen hiệu quả dành cho Giám đốc Tài chính được chia sẻ bởi Jack McCullough, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Lãnh đạo CFO.
-
Cậu bé 9 tuổi người Nhật đạt chứng chỉ kế toán do JCCI cấp
Cậu học sinh lớp ba Rikku Yamashita tại thành phố Ichikawa vừa vượt qua kỳ thi kế toán Boki cấp độ 3 do JCCI tổ chức khi chưa tròn 9 tuổi.
Bình luận