
Học ngành nào thì được thi chứng chỉ kế toán viên?
Một trong các điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán.
Bà Nguyễn Thị Quyên học ngành kinh tế xây dựng của Đại học Xây dựng, với các môn học: Kinh tế học; Kinh tế xây dựng; Kinh tế đầu tư; Thống kê trong xây dựng; Tài chính doanh nghiệp xây dựng; Mô hình toán kinh tế và tin ứng dụng; Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh; Hạch toán kế toán; Marketing trong xây dựng; Kế hoạch dự báo; Định giá sản phẩm.
Theo bà Quyên tham khảo Điều 4 Thông tư số 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một trong các điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán: “Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học”.
Bà Quyên hỏi, môn học nào được tính để xét điều kiện thi chứng chỉ kế toán viên?
Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017 của Bộ Tài chính quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên, một trong những điều kiện dự thi như sau:
“Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học”.
Như vậy, các môn học sẽ được tính để xét điều kiện dự thi của bà học ngành Kinh tế xây dựng của Đại học Xây dựng bao gồm: Tài chính doanh nghiệp xây dựng; Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán kế toán.
Theo: Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn sẽ thích
-
Cập nhật thay đổi chương trình đào tạo CFA 2024
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam cùng điểm qua một số thay đổi đáng chú ý trong chương trình đào tạo CFA kể từ năm 2024 trở đi nhé!
-
Những lợi ích không thể bỏ qua khi theo đuổi chứng chỉ CMA
Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ vàng mà bất cứ ai theo học ngành tài chính kế toán cũng nên theo đuổi.
-
Kỹ năng tài chính là tấm vé vào nghề nhưng làm CFO bạn cần nhiều hơn thế!
CFO của Epicor, ông David Mehok, cho rằng các kỹ năng tài chính bây giờ là một tấm vé vào nghề nhưng CFO trong thế kỷ 21 cần nhiều hơn thế.
-
Thông điệp từ chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội ACCA
Bà Jenny Gu, Chủ tịch ACCA và bà Helen Brand, Giám đốc điều hành đã có những chia sẻ về tình hình của Hiệp hội ACCA trong đầu năm 2020.
-
Tổng hợp các trung tâm đào tạo kế toán chuyên nghiệp
Nên tham gia khóa học đào tạo kế toán ở đâu đảm bảo kiến thức đầy đủ để theo đuổi sự nghiệp kế toán viên? Cùng theo dõi lời giải trong bài viết sau bạn nhé.
-
Tại sao CMA lại là chứng chỉ cần thiết của dân tài chính?
Theo khảo sát lương năm 2018, các chuyên gia tài chính có CMA có tổng thù lao trung bình cao hơn 67% so với những người không có CMA.
-
3 lưu ý quan trọng để làm tốt bài thi ACCA
Đây là ba lưu ý quan trọng để làm tốt bài thi ACCA được FTMS Việt Nam tổng hợp từ các Prize Winner và các học viên đã vượt qua bài thi này.
-
Phân tích phương sai bán hàng (Sales Variance Analysis)
Các công ty thường xuyên phân tích các phương sai bán hàng để giải thích hiệu suất doanh thu theo chu kỳ kế toán.
-
Khai quát về quản trị công chứng Anh Quốc CIMA
Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CIMA) là chứng chỉ thiết yếu dành cho những ai học tập và làm việc trong lĩnh vực kế toán tài chính.
Bình luận