Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm toán nội bộ, hãy cùng FTMS Việt Nam phân tích quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ nhé!
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Tuy vậy kiểm toán nội bộ tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển và hệ thống quản lý còn chưa đồng bộ. Đây là lý do doanh nghiệp cần có một nhà tư vấn về quản trị rủi ro để đồng hành, hỗ trợ trong công tác kiểm toán nội bộ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ.
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
Điều 12 của Nghị định số 05/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ như sau:
Quy chế kiểm toán nội bộ gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
Quy trình kiểm toán nội bộ gồm: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
- Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
Điều 13 của Nghị định số 05/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về phương pháp kiểm toán nội bộ như sau:
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.
Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp
Kiểm toán nội bộ là một trong những công cụ hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ giúp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy chế hoạt động riêng của doanh nghiệp.
Các chuyên gia kiểm toán nội bộ sẽ giúp phát hiện những sai sót, rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và kịp thời, nhanh chóng tư vấn, đưa ra những lời khuyên cho lãnh đạo doanh nghiệp. Bằng việc phân tích chuyên sâu và kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban, các kiểm toán viên sẽ hỗ trợ đưa ra những giải pháp để nâng cấp hệ thống quản lý cũng như phòng tránh các trường hợp gian lận.
Theo: RSM Việt Nam
Có thể bạn sẽ thích
-
Bản tin IFRS: Điểm sửa đổi của Chuẩn mực Kế toán Quốc tế 16 – Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 16 Tài sản cố định hữu hình đã có nhiều sửa đổi đáng lưu ý và có thể có tác động đáng kể đến các doanh nghiệp.
-
Đây là lý do tại sao Berkshire Hathaway chỉ công bố BCTC vào cuối tuần
Warren Buffett muốn các nhà đầu tư có nhiều thời gian nhất để phân tích kỹ lưỡng báo cáo tài chính của Berkshire Hathaway.
-
Thiết kế lại năng lực cho tương thích với kỷ nguyên kỹ thuật số
Trong kỉ nguyên kỹ thuật số, trọng tâm của bộ phận tài chính kế toán đang dịch chuyển từ quản lý chi phí sang quản trị các giá trị của tổ chức.
-
Vì sao bạn nên học ACCA ngay từ khi còn là sinh viên?
Khi bạn đang là sinh viên, thời gian rảnh sẽ nhiều hơn so với khi đã đi làm rất nhiều, điều đó giúp cho việc ôn thi ACCA được diễn ra liên tục.
-
Tại sao CMA lại là chứng chỉ cần thiết của dân tài chính?
Theo khảo sát lương năm 2018, các chuyên gia tài chính có CMA có tổng thù lao trung bình cao hơn 67% so với những người không có CMA.
-
Lập Ngân sách và kế hoạch: Những bước đầu tiên cho quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Lập ngân sách và kế hoạch là những bước đầu tiên cần chuẩn bị để có một quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
-
Học môn P1 – Kế toán quản trị trong chương trình CIMA để làm gì
P1 – Kế toán quản trị là môn học ở phần kiến thức về kỹ năng chuyên môn thuộc cấp độ thừa hành (Operational level) trong chương trình CIMA.
-
10 Thói quen hiệu quả của Giám đốc Tài chính (CFO)
Đây là 10 thói quen hiệu quả dành cho Giám đốc Tài chính được chia sẻ bởi Jack McCullough, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Lãnh đạo CFO.
-
Tất tần tật về môn F3 ACCA
F3 ACCA là môn Kế toán Tài chính thuộc cấp độ cơ bản của ACCA và là môn đầu tiên trong dòng kế toán tài chính của chương trình này.
Bình luận