
Chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Big4
Hầu hết các bạn đang học hoặc sinh viên mới ra trường ngành Kế toán – Kiểm toán đều đã được nghe về cơ hội làm việc tại Big4. Trong số đó, nhiều bạn đã và đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội để hiện thực hóa ước mơ làm việc tại EY, Deloitte, PwC hoặc KPMG. Tuy nhiên, đôi lúc các bạn có phân vân liệu đó có phải là con đường tốt nhất dành cho mình? Hay chúng ta nên bắt đầu từ công việc tại một công ty kiểm toán nhỏ hoặc là nhân viên kế toán tại một doanh nghiệp trước rồi hẵng ứng tuyển vào Big4? Đôi khi thật khó để quyết định phải không?
Với kinh nghiệm làm việc tại một trong 4 công ty kiểm toán mơ ước, hy vọng những thông tin chia sẻ về Ưu và Nhược điểm khi làm việc tại Big4 trong bài viết của tác giả sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và có thể tự đánh giá cũng như đưa ra lựa chọn chính xác cho bản thân mình.
Không thể phủ nhận rằng Big4 là một môi trường doanh nghiệp năng động và nơi quy tụ những ưu điểm cực kỳ nổi bật:
1. Làm việc cùng với những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn
Big4 được biết đến là Top công ty chỉ tuyển những người giỏi nhất, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ được cùng làm việc với những người cực kỳ xuất chúng. Đó chính là cơ hội để bạn tự thách thức chính bản thân mình, nỗ lực mỗi ngày và học hỏi rất nhiều từ những người xung quanh.
2. Hầu hết đồng nghiệp đều cùng độ tuổi
Điều này giúp xây dựng nhóm tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn do dễ trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau, những người cùng độ tuổi cũng sẽ dễ dàng hiểu suy nghĩ và quan điểm của nhau hơn. Ở các công ty khác, thường bạn sẽ làm việc cùng với các anh chị lớn hơn nhiều.
3. Thời gian nghỉ phép tuyệt vời
Tại Big4, kỳ nghỉ phép của bạn sẽ khá dài và được dồn phép vào cuối mùa bận. Với công ty được xem là “siêu bận rộn” như Big4, kỳ nghỉ này thật sự rất đáng giá.
4. Sớm giữ vị trí dẫn dắt nhóm
Sau 2 năm làm việc tại Big4, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Trưởng nhóm Kiểm toán hoặc Thuế. Đây chính là cơ hội và ki
5. Liên tục được đào tạo
Nếu muốn trở thành một Kiểm toán viên chuyên nghiệp, bạn phải liên tục trau dồi chuyên môn và kỹ năng của mình. Hàng năm, Big4 đều tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên và các buổi hội thảo, tọa đàm nội bộ công ty giúp nhân viên cập nhật các tin tức, chuẩn mực, quy định,… mới nhất của ngành.
6. Điểm cộng trong CV của bạn
Kinh nghiệm làm việc tại EY, PwC, KPMG hay Deloitte sẽ là một bước thúc đẩy lớn cho con đường sự nghiệp của bạn sau này. Big4 có thể là tấm vé thông hành giúp bạn tiến vào vòng phỏng vấn và thể hiện năng lực vì có nhiều công ty yêu cầu người ứng tuyển có kinh nghiệm làm việc tại Big4.
7. Tham gia vào tuyển dụng Big 4
Sau một thời gian làm việc toàn thời gian, Big4 cho bạn cơ hội để trở thành một phần của nhóm tuyển dụng. Bạn sẽ có trải nghiệm cực kỳ thú vị khi trở lại trường học của bạn và các trường học khác để tham gia các sự kiện hướng nghiệp, đào tạo và tuyển dụng các sinh viên vào Big4.
8. Tiệc tùng
Big4 rất biết cách khiến nhân viên vui vẻ bằng các bữa tiệc tuyệt vời như Tiệc Giáng sinh, Tiệc cuối năm (year-end party), Tiệc kết thúc mùa bận (end of busy season party),… Thông thường đó là các bữa tiệc rượu thân mật và rất “điên rồ” giúp mọi người giải tỏa áp lực công việc và trở nên thân thiện hơn.
Bên cạnh những điểm hấp dẫn bên trên, Big4 không ít những khuyết điểm khiến nhiều người phân vân có nên làm việc tại đây hay không:
1. Thời gian làm việc dài
Trong “Mùa bận” kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 3, bạn sẽ phải đối mặt với hàng tá công việc và làm việc liên tục từ 60 – 80giờ/tuần. Trong năm, thời gian làm việc sẽ biến động theo số lượng dự án nhưng rất hiếm khi 40giờ/tuần. Nếu là nhân viên của các công ty khác, thời gian làm việc sẽ ít hơn so với tại Big4.
2. Cơ cấu thăng tiến cố định
Mặc dù Big4 cho bạn nhiều cơ hội để trở thành người lãnh đạo hơn nhưng việc thăng cấp tại đây khá cứng nhắc. Phần lớn sự thăng tiến được cố định vào cơ cấu sẵn có tại Big4 và số năm kinh nghiệm của bạn. Ví dụ, nếu bạn hoàn thành tốt công việc sau 2 năm, bạn chỉ có thể được bổ nhiệm vị trí Senior, và sau 5 năm làm việc là vị trí Manager, …
3. Làm việc liên tục trên máy tính
Nhìn màn hình máy tính liên tục sẽ chẳng tốt cho sức khỏe của bạn nhưng đây là điều bạn phải làm. Đặc biệt, vào mùa bận rộn, bạn có thể sẽ làm việc với máy tính suốt 14 giờ mỗi ngày.
4. Chuyện hẹn hò
Trong mùa bận, bạn hãy quên đi những buổi hẹn hò với bạn bè hay gia đình. Những buổi đi ăn uống vui chơi mùa Giáng sinh, những bữa du lịch mùa Tết cùng gia đình sẽ là cực kỳ khó với bạn vì bạn sẽ không còn cách nào khác là phải từ chối để hoàn thành những deadline cận kề.
5. Chuyện đi lại
Nếu bạn may mắn thì những chuyến đi kiểm toán thực địa (fieldwork) tại khách hàng sẽ gần nhà hoặc gần văn phòng công ty Big4. Tuy nhiên, bạn sẽ không tránh được những chuyến đi thực địa tại các khu công nghiệp hoặc đi tỉnh. Hãy tưởng tượng cảnh sau 10 giờ tối tan ca, bạn sẽ mất hơn 45 phút để đi chuyển về nhà và sáng hôm sau phải đi sớm hơn 45 phút để đến làm việc tiếp tục thì không hẳn dễ dàng và thuận tiện phải không nào.
Nhìn chung, những ưu điểm và lợi ích mà Big4 mang lại cho nhân viên luôn vượt xa so với các yếu tố hạn chế nêu trên. Bước đệm mang tên EY, Deloitte, PwC hay KPMG sẽ giúp bạn tiến xa hơn và nhanh hơn trên hành trình chinh phục nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Tuy nhiên, bạn vẫn nên xem xét thật kỹ những yếu tố ở trên để đưa ra sự lựa chọn cho chính mình vì kiểm toán sẽ là vẫn là nghề tuyệt vời cho dù bạn có làm việc ở Big 4 hay không.
Có thể bạn sẽ thích
-
CMA là gì? Toàn tập về Certified Management Accountant
CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ chứng nhận khả năng chuyên môn về kế toán quản trị và quản trị tài chính được cấp bởi IMA.
-
Học viên nói gì về chương trình CFA tại FTMS Việt Nam
Mời các bạn cùng lắng nghe ý kiến của chị Lưu Thị Minh, học viên FTMS từng đạt top 10% điểm cao nhất thế giới trong kỳ thi CFA Level 1 và 2.
-
3 Chiến lược phục hồi dành cho Kế toán quản trị
Khả năng phục hồi, chuyển đổi kỹ thuật số và kỹ năng mềm là ba chiến lược phục hồi doanh nghiệp được các chuyên gia từ Hội đồng CIMA đưa ra.
-
Những kỹ năng cần có của một CFO
Chặng đường trở thành CFO sẽ không thể suôn sẻ nếu bạn không trang bị cho mình tác phong và kỹ nghệ làm nghề của một Giám đốc Tài chính.
-
Top 8 bằng kế toán quốc tế giúp bạn đánh gục nhà tuyển dụng
Đối với ngành kế toán, ngoài các bằng cấp thông thường, bạn nên trang bị thêm các bằng kế toán quốc tế để mở rộng cơ hội tìm việc làm tốt hơn.
-
Quản trị rủi ro cho Doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro là một vấn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
-
4 lý do nên bắt đầu với hai môn ACCA nền tảng MA/F2 – FA/F3
Mời các bạn cùng khám phá một báo cáo P/L và phương thức phân tích P/L hiệu quả giúp tìm ra những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
-
Danh sách chuẩn mực IAS và IFRS còn hiệu lực đến 2023
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam tìm hiểu về danh sách các chuẩn mực IAS và IFRS mới nhất và còn hiệu lực trong năm 2023 nhé!
-
Cách phân biệt các loại thuế cho dân Kế – Kiểm
Nhiều dân kế toán mới bước chân vào nghề và chưa được tiếp xúc với nhiều loại thuế khác nhau nên rất còn bỡ ngỡ và có đôi lúc bị mắc sai lầm.
Bình luận