CFA và MBA: Đâu là chứng chỉ dành cho bạn?
Bạn là sinh viên đang chuẩn bị ra trường và mong muốn có thêm bằng cấp để phát triển sự nghiệp trong tương lai và đang phân vân với định hướng nên đi du học lấy bằng MBA hay ở lại vừa đi làm vừa học thêm chứng chỉ CFA?
Bạn là nhân viên ngân hàng, tài chính và muốn có một vị trí cao hơn trong công việc hiện tại và thường tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: Nên học CFA hay MBA?
Hãy cùng FTMS tìm hiểu những thông tin dưới đây để đưa ra lựa chọn chính xác cho mình nhé:
𝟏. 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢́ 𝐡𝐨̣𝐜?
Lấy bằng MBA từ một trường “có tiếng” tiêu tốn của bạn khoảng hơn 100.000 USD. Đối với CFA thì khác, lệ phí cho mỗi kỳ thi (có tổng cộng có ba kỳ thi) nằm trong khoảng 1.000 đến 1.500 USD, phụ thuộc vào thời điểm đăng ký.
Nếu thi trượt và phải thi lại, bạn chỉ phải đóng phí thi và không phải đóng phí đăng ký tài khoản CFA nữa. Tất nhiên, bạn phải bỏ thêm chi phí cho các khóa học chuẩn bị cho kỳ thi. Tuy nhiên nếu nắm bắt các chương trình ưu đãi, chính sách của các trung tâm thì chi phí không quá lớn: ví dụ 1 khoá CFA tại FTMS với hơn 200 giờ giảng, với deadline ưu đãi tốt nhất chỉ rơi khoảng 700$/khoá.
𝟐. 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐡𝐨̣𝐜?
Đối với sinh viên, học MBA ngay sau khi ra trường so với bạn bè cùng lứa bạn đánh đổi 2 năm “thất nghiệp”, sau khi có MBA bạn vẫn là con số 0 với kinh nghiệm trong ngành nghề tài chính ngân hàng.
Đối với người đi làm, nhiều người cân nhắc có nên học MBA hay không lo lắng về việc phải nghỉ việc và do đó tiến chậm hơn trên con đường sự nghiệp. Với CFA thì không như vậy. Đương nhiên, bạn phải thực sự bỏ thời gian và quyết tâm để học hành chăm chỉ. Bù lại, nếu yêu thích công việc phân tích tài chính, điều này là đáng giá.
𝟑. 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢́ 𝐜𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐯𝐚̀𝐨 𝐪𝐮𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛?
Bất kỳ bạn nào theo đuổi tấm bằng MBA cũng cần phải có một bảng điểm đẹp, thư giới thiệu, thư bày tỏ nguyện vọng bản thân và phải có một khoảng thời gian kha khá để làm đẹp hồ sơ.
Nhưng đối với CFA, bạn không cần phải có bảng điểm đẹp, không cần xin thư giới thiệu, không cần mất thời gian gửi hồ sơ đến các trường và mòn mỏi chờ đợi… Bất kỳ ai cũng có thể thi CFA.
𝟒. 𝐌𝐮̛́𝐜 đ𝐨̣̂ 𝐜𝐡𝐚̂́𝐩 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐚̂̀𝐮?
CFA là chứng chỉ toàn cầu, được công nhận toàn cầu, có CFA trong tay đồng nghĩa với việc bạn nói 1 tiếng nói chung với dân tài chính, ngân hàng trên toàn thế giới. Không có sự phân biệt như bạn lấy bằng MBA từ trường nào, liệu trường ấy có danh tiếng hay không.
𝟓. 𝐌𝐮̛́𝐜 𝐥𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐮 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐚̣𝐧 𝐜𝐨́ 𝐭𝐚̂́𝐦 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐂𝐅𝐀/𝐌𝐁𝐀?
Theo thống kê của business insider, trên thế giới hiện nay trung bình người có CFA nhận được mức lương cao hơn với người có MBA trong lĩnh vực tài chính đầu tư:
Người có chứng chỉ CFA nhưng không có bằng MBA nhận được mức lương 72.900 USD, cao hơn nhiều so với mức 57.700 USD của người có bằng MBA nhưng không có chứng chỉ CFA.
𝟔. 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐞𝐨 đ𝐮𝐨̂̉𝐢 𝟐 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐧𝐚̀𝐲?
Các anh chị đã làm việc và hiện giữ vai trò quản lý trong lĩnh vực tài chính, đầu tư thường thường chia sẻ: Nên đi học MBA sau khi đi làm 2 – 3 năm, như thế bạn có thể ứng dụng kinh nghiệm công việc vào các kiến thức lý thuyết trong MBA và ngược lại => tính hiệu quả của MBA với nghề nghiệp cao hơn.
Trong khi đó để phát triển trong ngành nghề tài chính, đầu tư hầu như các bạn trẻ hiện nay thường học CFA từ thời sinh viên, ít nhất có CFA Level 1 sau khi ra trường vì tính thực tiễn và tư duy logic của CFA sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình apply jobs sau đó so với các kiến thức lý thuyết mang tính academic trên trường.
MBA – CFA? Bạn hãy tìm ra hướng đầu tư thông minh nhất cho sự nghiệp tài chính tương lai!
Có thể bạn sẽ thích
-
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị AI
Tư duy độc lập của kiểm toán viên và khả năng đánh giá rủi ro là những nền tảng cơ bản để đánh giá và giám sát hiệu quả các mô hình AI.
-
Top 10 quyển sách quản trị tài chính không thể bỏ qua
Cùng FTMS tìm hiểu 10 quyển sách quản trị tài chính cung cấp rất nhiều dẫn chứng thực tế điển hình giúp người đọc tìm hiểu sâu về tài chính nhé.
-
Chuyện thú vị ở Big 4 Kiểm toán: Tại sao doanh thu kiểm toán của PwC chỉ bằng 6% của EY nhưng lãi ròng lại cao gấp 14 lần?
Vốn có ấn tượng với sự "sang chảnh" của Big 4 kiểm toán nên nhiều người có thể sẽ khá ngạc nhiên khi biết lợi nhuận của các công ty này.
-
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra khi áp dụng tại Việt Nam
Nghiên cứu "Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra khi áp dụng tại Việt Nam" do ThS Vũ Thị Diệp (Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)
-
Kỹ năng tài chính là tấm vé vào nghề nhưng làm CFO bạn cần nhiều hơn thế!
CFO của Epicor, ông David Mehok, cho rằng các kỹ năng tài chính bây giờ là một tấm vé vào nghề nhưng CFO trong thế kỷ 21 cần nhiều hơn thế.
-
4 bước chuẩn bị để học môn MCS (CIMA) hiệu quả
Môn MCS (Management Case Study) của chương trình CIMA được đánh giá là một trong những môn học có tính thực hành cao.
-
Một số điều chỉnh bắt buộc khi áp dụng IFRS lần đầu tiên
Đây là một số các điều chỉnh bắt buộc quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) lần đầu tiên.
-
Nên học CMA hay ACCA?
Bài viết này sẽ giúp bạn thấy được sự khác nhau giữa CMA và ACCA qua đó giúp bạn định hướng chương trình học phù hợp nhất cho bản thân.
-
Nên học CerIFR hay Chuyển đổi VAS sang IFRS
Nên học CerIFR hay Chuyển đổi VAS sang IFRS là câu hỏi mà không ít anh/chị đang làm việc trong ngành kế toán tài chính quan tâm.
Bình luận