
Một số điều chỉnh bắt buộc khi áp dụng IFRS lần đầu tiên
Đây là một số các điều chỉnh bắt buộc quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) lần đầu tiên.
Theo quyết định số 345/QĐ-BTC của Bộ Tài chính được ban hành ngày 16/03/2020, một số doanh nghiệp tại Việt Nam được phép tự nguyện áp dụng IFRS (Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế) trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính từ ngày 01/01/2022.
Do đó, việc thực hiện chuyển từ chuẩn mực kế toán hiện hành sang IFRS cho lần đầu tiên áp dụng theo IFRS 01 hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Mục tiêu của chuẩn mực này chủ yếu đưa ra các quy định và thủ tục điều chỉnh bắt buộc đối với báo cáo tài chính được lập lần đầu.
Trong bài viết này, mời các bạn cùng tham khảo về một số điều chỉnh bắt buộc khi áp dụng IFRS lần đầu tiên theo IFRS 01 nhé!
IFRS 01 là gì?
IFRS 01 được ban hành lần đầu vào tháng 06/2003 thay thế cho SIC-8 – Lần đầu áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế là Cơ sở Kế toán Cơ bản ban hành vào tháng 04/2001. Sau một vài lần thay đổi nhỏ về nội dung, phiên bản IFRS 01 hiện nay được Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) tái phát hành vào tháng 05/2020 và có hiệu lực cho các báo cáo tài chính được lập lần đầu tiên theo IFRS có năm tài chính bắt đầu vào hoặc sau ngày 01/01/2022.
Mục tiêu của IFRS 01?
Đảm bảo báo cáo tài chính được lập lần đầu theo IFRS và các báo cáo tài chính giữa niên độ cho các kỳ trong năm tài chính đó, bao gồm những thông tin mà:
Minh bạch cho người sử dụng BCTC và có thể so sánh được giữa các kỳ được trình bày.
Đưa ra thời điểm hợp lý cho việc kế toán theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).
Một số điều chỉnh bắt buộc khi áp dụng IFRS lần đầu tiên theo IFRS 01
Ghi nhận các tài sản và nợ phải trả theo quy định của IFRS
Nội dung: Doanh nghiệp cần ghi nhận các tài sản và nợ phải trả theo quy định của IFRS nếu có sự khác biệt với Chuẩn mực kế toán Việt Nam tại thời điểm đầu kỳ trên Báo cáo tài chính.
Ví dụ: Theo IAS 16, các khoản ước tính ban đầu của chi phí tháo dỡ, điều chuyển tài sản, hoàn trả mặt bằng và khôi phục hiện trạng khi mua tài sản được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ trong khi VAS 03 không đề cập đến việc ghi nhận này.
Không ghi nhận các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả nếu IFRS không cho phép việc ghi nhận đó
Nội dung: Doanh nghiệp cần xóa sổ các tài sản và nợ phải trả đã được ghi nhận theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam tại thời điểm đầu kỳ trên Báo cáo tài chính nếu chúng không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo IFRS.
Ví dụ: Theo chế độ kế toán Việt Nam, chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được ghi nhận vào Chi phí trả trước và phân bổ tối đa 3 năm. Mặc khác, IFRS lại không có quy định này, nếu doanh nghiệp ước tính thời gian có thể thu hồi thấp thì có thể ghi nhận trực tiếp vào chi phí trong kỳ.
Phân loại lại số liệu so sánh kỳ trước tất cả khoản mục theo quy định của các IFRS
Nội dung: Doanh nghiệp cần phân loại lại tất cả các khoản mục đã được ghi nhận và trình bày theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam mà các khoản mục này sẽ được trình bày và phân loại khác theo quy định của IFRS.
Ví dụ: Với hướng dẫn về trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo VAS, Doanh thu tài chính và Chi phí tài chính được trình bày trong Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông lệ IFRS, khoản Thu nhập tài chính sẽ được trình bày riêng biệt và không nằm trong Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Xác định lại giá trị tài sản và nợ phải trả
Nội dung: Doanh nghiệp phải xác định lại giá trị tài sản và nợ phải trả theo các quy định của IFRS có hiệu lực, ngoại trừ một số ngoại lệ như được trình bày trong đoạn 13-19 và phụ lục B-E theo IFRS 01.
Ví dụ: Theo IAS 36, nếu doanh nghiệp nhận thấy dấu hiệu có sự suy giảm giá trị của tài sản (giá trị có thể thu hồi thấp hơn giá trị ghi sổ) thì khi đó doanh nghiệp phải ghi nhận lỗ tổn thất tài sản. Trong khi chuẩn mực kế toán Việt Nam không quy định về việc đánh giá tổn thất tài sản.
Theo: RSM Việt Nam
Có thể bạn sẽ thích
-
Chứng chỉ ACCA là gì Khóa học ACCA gồm những gì
Chứng chỉ ACCA là chứng chỉ kế toán được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (The Association of Chartered Certified Accountants)
-
FA/F3 Chìa khóa để chinh phục thành công ACCA
Hãy cùng FTMS tìm hiểu thêm về bản chất môn FA/F3 – Kế toán tài chính cũng như những ứng dụng của nó vào thực tiễn doanh nghiệp nhé.
-
Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm toán nội bộ, hãy cùng FTMS Việt Nam phân tích quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ nhé!
-
Những bài toán nan giải nhà quản trị tài chính cần lưu ý
Quản trị tài chính được ví như khung xương cốt lõi để vận hành doanh nghiệp và mọi quyết định đều ít nhiều ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
-
Dẫn Dắt Thay Đổi Trong Thời Đại Mới Với Bậc Thầy Ashim Kumar
Thay đổi dường như là một điều gì đó vô cùng khó khăn, rắc rối và cũng thật đáng sợ. Và nó cũng thường bị dẫn dắt sai hướng.
-
16 việc bạn cần làm trước khi lập Báo cáo Tài chính
Mời các bạn cùng FTMS tìm hiểu 16 công việc cần làm trước khi lập Báo cáo tài chính để có một báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất.
-
Top 10 website hữu ích nhất cho dân tài chính
Mời các bạn cùng FTMS Việt Nam điểm qua 10 website hữu ích dành cho dân kinh tế tài chính với các kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia nhé.
-
Nên học kế toán quản trị ở đâu?
Học kế toán quản trị ở đâu đang là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất kể cả khi công việc Kế toán Quản trị còn chưa được phổ biến tại Việt Nam.
-
Những kỹ năng cần có của một CFO
Chặng đường trở thành CFO sẽ không thể suôn sẻ nếu bạn không trang bị cho mình tác phong và kỹ nghệ làm nghề của một Giám đốc Tài chính.
Bình luận