5 Vấn đề người làm Kế toán Quản trị phải biết?
Chia sẻ từ chị Trần Thanh Hương (Hội viên hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc, Trưởng ban kiểm soát khách hàng tại Nokia Việt Nam): “Mỗi ngành kinh doanh sẽ có vấn đề cụ thể khác nhau. Đó là một trong những điều mà người làm kế toán quản trị phải nắm được. Dưới đây sẽ là 05 vấn đề mà quản trị doanh nghiệp cần hướng đến từ khía cạnh của người làm Kế Toán Quản Trị.
★ Đầu tiên, cần phải biết ngành kinh doanh của mình là gì. Câu hỏi phải thường xuyên đặt ra là “What business are we in?”. Việc “business are we in” không phải là sản phẩm, không phải là đối tượng khách hàng mà là giá trị doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng của mình. Đấy là câu hỏi đầu tiên mà bản thân người kế toán quản trị cần tìm hiểu khi bước vào một công ty mới, một ngành nghề mới.
★ Thứ hai là con người. Quy trình có quy củ bao nhiêu, hệ thống có tiến bộ như thế nào nhưng con người vận hành mà không có kỹ năng thì vẫn thất bại. Họ phải được đối xử như con người chứ không phải như cỗ máy. Trong một số sách về quản trị, chính các cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cách doanh nghiệp nhìn về nguồn lực con người. Con người bị coi như cỗ máy, là chi phí trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh chứ không phải là tài sản của doanh nghiệp. Khi nói đến các vấn đề về tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc đầu tiên họ nghĩ đến là cắt giảm chi phí. Và chi phí đầu tiên bị cắt giảm là chi phí dành cho con người, chi phí lao động, chi phí đào tạo… Rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng như vậy. Họ đã nhầm khi dừng đầu tư vào con người. Về lâu dài, chắc chắn họ sẽ thất bại. Đó là một quy luật.
★ Thứ ba là thị trường, kẻ gây gián đoạn trên thị trường – một doanh nghiệp nhắm đến vị trí thứ 2 trên thị trường (disruptor), các cơ hội trong thị trường (chance), hành vi khách hàng (consumer behavior), tập tính thị trường (market behavior) là đặc biệt quan trọng trong quản trị. Khi xã hội càng thay đổi, cuộc sống càng tiến bộ thì nhu cầu và hành vi tiêu dùng của con người sẽ thay đổi. Nếu như doanh nghiệp không nhận biết được những điều đó thì sẽ có những disruptor nhìn thấy điều đó và đưa ra sản phẩm mới trên thị trường.
Đó là điều đã xảy ra ở Nokia – smartphone. Mình làm bên mảng network của Nokia từ những ngày đầu tiên. Mảng network đã nói đến chuyện chuyển đổi 5G. Tức là đã nói đến chuyện tương lai, con người sẽ sử dụng tất cả các dịch vụ trên một thiết bị từ năm 2006. Nhưng lúc đó, Nokia vẫn còn đang mải mê với “cục gạch”. Và họ nghĩ là họ thống lĩnh thị trường, smartphone không là gì cả, hai mảng business đó không nói chuyện với nhau. Nếu họ nói chuyện với nhau rồi thì bên thiết bị sẽ phát triển các sản phẩm đi trước để đón phần network đi theo. Như vậy, họ sẽ không bị loại ra khỏi thị trường. Lúc này, disruptor là Apple nhảy vào đưa ra giá trị mới cho khách hàng. Khách hàng cảm thấy hay hơn, có nhu cầu thôi thúc, chuyển sang dùng Apple và smartphone như ngày hôm nay.
Điều mà Kế Toán Quản Trị phải giúp ban lãnh đạo nhìn ra được là vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Tất nhiên mình sẽ không nhìn ra được đâu, người nhìn được sẽ là bộ phận sales và marketing. Nhưng để đưa các vấn đề đó lên và đưa ra các phân tích về các tình huống khác nhau cho lãnh đạo thì người làm Kế Toán Quản Trị là người đóng vai trò rất quan trọng, trong việc đưa ra các tình huống kinh doanh, bài toán kinh doanh, hướng tính toán, gợi mở ra những vấn đề quan sát được. Qua những buổi thảo luận với sales và marketing, người làm Kế Toán Quản Trị TRỊ phải nắm được cái đó.
★ Thứ 4 là công nghệ. Sau mỗi cuộc cách mạng công nghiệp, thì công nghệ ngày càng thay đổi. Người làm Kế Toán Quản Trị phải biết sắp tới sẽ là điều gì. Bởi thực tế, các công ty công nghệ sẽ đưa ra lộ trình và đi hoàn toàn từ trí tưởng tượng. Tại Nokia, phòng lab (gọi là Nokia Bell Labs) đưa ra một cái gọi là Future X. Thực tế công nghệ chưa đến đó nhưng họ đưa ra đích đến là xã hội về sau sẽ được vận hành như thế nào. Máy móc nói chuyện với máy móc ra làm sao? Bao nhiêu máy được kết nối với nhau? Tốc độ truyền dữ liệu nó sẽ như thế nào? Thường xuyên họ đưa ra các bức tranh mới và trên bức tranh đó họ sẽ đưa công nghệ phát triển theo hướng như vậy. Như trong các phim viễn tưởng ngày xưa, các bạn tưởng tượng sẽ được nói chuyện trên cái đồng hồ và bây giờ nó đã thành hiện thực. Đó là giấc mơ của con người, và người ta sẽ đẩy công nghệ theo hướng đó. Đấy là điều mà người làm Kế Toán Quản Trị cũng phải tự cập nhật cùng với cả lãnh đạo và công ty.
★ Bên cạnh đó, một phần cũng rất quan trọng đó là văn hoá doanh nghiệp, như continuous learning hay learning organization để tất cả mọi người cùng học hỏi, cùng trau dồi kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Thực ra bộ phận kế toán quan trọng về luật thuế, luật kế toán, chuẩn mực kế toán rất nhiều vì nó thường rất thay đổi. Gần đây nhất là chuẩn mực Kế toán Quản trị của CIMA cũng đã thay đổi để phù hợp với các sai phạm công nghệ, nên bộ phận kế toán cũng phải cập nhật theo. Và cuối cùng mới là quy trình, cơ cấu.”
Có thể bạn sẽ thích
-
Quyết toán thuế TNCN và những thông tin bạn chưa biết
Quyết toán thuế TNCN là gì? Thời hạn nộp thuế trong bao lâu? Làm thế nào để có thể quyết toán thuế nhanh chóng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn nhé.
-
6 trang thông tin quốc tế mọi người học ACCA nên theo dõi
Các trang thông tin này là địa chỉ hoàn hảo cho bất kỳ chuyên gia tài chính hoặc kế toán nào muốn mở rộng hiểu biết hoặc cập nhật kiến thức mới.
-
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả?
Lộ trình học ACCA như thế nào là thông minh và hiệu quả là câu hỏi mà bất kỳ học viên nào cũng đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu về ACCA.
-
Trở thành kế toán quản trị chuyên nghiệp cùng CIMA
Một chuyên gia kế toán quản trị chuyên nghiệp cần am tường hoạt động kinh doanh của công ty thông qua kỹ năng phân tích dữ liệu.
-
Học viên nói gì về chương trình CFA tại FTMS Việt Nam
Mời các bạn cùng lắng nghe ý kiến của chị Lưu Thị Minh, học viên FTMS từng đạt top 10% điểm cao nhất thế giới trong kỳ thi CFA Level 1 và 2.
-
8 lý do khẳng định tầm quan trọng của IFRS
Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong BCTC ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài.
-
Tài chính ứng dụng #1: Quản trị dòng tiền – Chuyện sống còn của doanh nghiệp
Tiền mặt của công ty là một dòng chảy biến động, bạn vừa thu vào và vừa chi ra. Quản lý tốt dòng tiền giúp bạn phát triển nhanh và bền vững.
-
Cập nhật mới nhất Lịch thi và lệ phí thi ACCA tháng 9/2024
Kỳ thi ACCA sẽ diễn ra từ 2/9 - 6/9, đây sẽ là một trong những cột mốc quan trọng, các bạn học viên cần nắm rõ các điều khoản của kỳ thi để đảm bảo hoàn thành bài thi
-
Những kỹ năng cần có của một CFO
Chặng đường trở thành CFO sẽ không thể suôn sẻ nếu bạn không trang bị cho mình tác phong và kỹ nghệ làm nghề của một Giám đốc Tài chính.
Bình luận